2 mũi sinopharm cách nhau bao lâu

Kể từ khi bùng phát đến nay, COVID-19 đã và đang ngày càng diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của nhiều chủng mới. Để phòng ngừa, kiểm soát tốt nhất tác hại của dịch bệnh, việc tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 là vô cùng cần thiết. Trang bị những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng.

1. Lợi ích của việc tiêm mũi 3 vaccine phòng bệnh COVID-19

Tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 giúp cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại chủng virus mới

Tiêm vaccine là hành động được thực hiện nhằm gây ra miễn dịch chủ động vì nó giúp cho kháng thể được sinh ra. Tuy nhiên, theo thời gian, khoảng 4 - 6 tháng sau khi tiêm vaccine, kháng thể sinh ra từ liều vaccine cơ bản sẽ bị suy giảm dần. Vì thế, tiêm bổ sung mũi thứ 3 là rất cần thiết.

Thực tế toàn cầu cho thấy rằng, sau tiêm 2 mũi vaccine COVID, mức độ miễn dịch sẽ giảm dần, sự xuất hiện biến thể mới của virus khiến cho số ca nhiễm bùng phát. Nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, sau 1 tháng, hai mũi vacccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả tới 88% nhưng khoảng 5 - 6 tháng sau hiệu quả đã giảm xuống còn có 74%; vaccine AstraZeneca/Oxford thì hiệu quả giảm từ 77% xuống còn có 67%.

Một nghiên cứu được đăng trên The Lancet vào cuối 10/2021 chỉ ra rằng so với người chỉ được tiêm 2 liều vaccine trước đó 5 tháng thì những người đã được tiêm 3 liều vaccine sẽ có nguy cơ nhập viện có liên quan tới COVID-19 thấp hơn khoảng 93% và nguy cơ bị nhiễm bệnh ở mức nghiêm trọng giảm xuống 92% giảm, nguy cơ tử vong có liên quan đến COVID-19 giảm xuống 81%.

Nghiên cứu của Moderna cũng chỉ ra rằng, sau khi tiêm mũi thứ 3 cho người ở độ tuổi trên 65 và nhóm có nguy cơ cao khoảng 6 tháng thì lượng kháng thể ở họ tăng lên gấp 42 lần.

Về hiệu quả của vaccine với Omicron, nhiều chuyên gia chia sẻ mặc dù khả năng phòng nhiễm bệnh chỉ đạt khoảng 30 - 50% nhưng nó vẫn giúp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và tử vong tới hơn 90%.

2. Những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

2.1. Ai nên tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19?

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến cáo, những trường hợp sau nên tiêm mũi 3 vaccine COVID-19:

Người ở độ tuổi trên 65 mắc các bệnh lý nền là một trong những đối tượng cần được ưu tiên tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

- Người ở độ tuổi trên 50.

- Người từ 18 tuổi trở lên và mắc bệnh mạn tính như: hô hấp, tiểu đường, tim mạch, ung thư,...

- Người trên 18 tuổi có mong muốn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Một điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 nữa là khi đã quyết định tiêm phòng thì chỉ nên tiêm mũi 3 sau khi đã tiêm đủ 2 liều vaccine trước đó và liều thứ hai cần được tiêm trước liều thứ 3 ít nhất 6 tháng.

Đây không phải là mũi tiêm bắt buộc nhưng nó nên được diễn ra để duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại COVID-19 và phòng ngừa nguy cơ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Liều thứ 3 này không được khuyến nghị cho đối tượng trong độ tuổi 12 - 17. Người cao tuổi có bệnh nền và nhân viên y tế là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm mũi thứ 3 trước tiên.

2.2. Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 loại nào là phù hợp?

Cũng liên quan đến những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19, không ít người băn khoăn mũi thứ 3 có cần tiêm đúng loại với 2 mũi tiêm trước đó hay không. Vấn đề này được các chuyên gia y tế chia sẻ rằng: mũi thứ 3 có thể là vaccine cùng loại hay khác loại là mRNA.

- Những ai trước đó đã tiêm vaccine Sinopharm thì mũi thứ 3 có thể tiêm vaccine mRNA là Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca.

- Trường hợp các mũi tiêm bổ sung hoặc cơ bản cùng loại với nhau thì mũi thứ 3 cùng với loại đó hoặc có thể tiêm vaccine mRNA là Moderna, Pfizer,...

- Trường hợp các mũi tiêm trước là những loại vaccine khác nhau thì mũi thứ 3 là vaccine mRNA.

- Trường hợp tiêm liều bổ sung hoặc cơ bản là vaccine Sinopharm thì mũi thứ 3 có thể cùng loại đó hoặc là vaccine mRNA.

2.3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 là gì?

Về tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng mũi thứ 3 vaccine COVID-19, tùy từng loại vaccine mà tác dụng phụ như sau:

Tham vấn bác sĩ một số điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 giúp hiểu đúng về tác dụng của mũi tiêm này

- Pfizer

Tác dụng phụ tương đối giống so với những triệu chứng một số người đã gặp phải khi tiêm mũi đầu, có khi còn nhẹ hơn. Phổ biến nhất là phản ứng đau tại chỗ [83%], sau đó mức độ trung bình sẽ là đau đầu [48%] và mệt mỏi [63.7%].

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra là: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ớn lạnh, đau khớp và đau cơ. Người trong độ tuổi từ 65 trở lên ít gặp biểu hiện mệt mỏi hay giống cúm sau tiêm hơn là người ở độ tuổi 18 - 55. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước vaccine mà thôi.

- Moderna

Tác dụng phụ của mũi tiêm thứ 3 COVID tương tự với mũi tiêm thứ 2. Đối với đối tượng được tiêm từ 65 tuổi trở lên, triệu chứng phổ biến nhất là đau tại chỗ [75%], sau đó là đau khớp [39.5%], đau đầu [42.1%], đau cơ [47.4%], mệt mỏi [47.4%]. Những người ở độ tuổi 18 - 64 sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vaccine hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy về tác dụng phụ nghiêm trọng của mũi tiêm thứ 3.

Ngoài một số điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 trên đây chúng tôi cũng muốn bạn đọc lưu ý ghi nhớ rằng: sau khi tiêm vaccine về nhà cần chú ý theo dõi thân nhiệt, nếu sốt cần dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi khả năng đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện những bất thường sau đây hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất:

- Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài trên 24 giờ và khó hạ nhiệt.

- Nổi ban đỏ.

- Co giật, buồn nôn, vật vã, lừ đừ.

- Khó thở hay có bất kỳ biểu hiện bất thường khác.

Tiêm vaccine đủ liều là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho sức khỏe của mỗi cá nhân trước đại dịch COVID-19. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được sự giải đáp chính xác nhất từ đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.


Hiện nay, 4 loại vaccine đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam là Pfizer-BioNtech, Moderna, AstraZeneca, và Sinopharm. Khoảng cách giữa hai mũi tiêm sẽ phụ thuộc vào loại vaccine được tiêm.


Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh [CDC] Hoa Kỳ, thời gian giữa 2 mũi vaccine Pfizer-BioNtech là 3 tuần [21 ngày] và vaccine Moderna là 4 tuần [28 ngày]. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể kéo dài tới 6 tuần [42 ngày] nếu cần thiết [1].


Đối với vaccine AstraZeneca, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet hồi tháng 3 năm 2021 báo cáo thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 4 đến 12 tuần. Trong đó, những người được tiêm mũi thứ 2 vaccine này sau mũi thứ nhất 12 tuần trở lên thì hiệu lực bảo vệ của vaccine là 81,3%, hiệu lực này giảm xuống còn 55,1% nếu khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là dưới 6 tuần [2].


Đối với vaccine Sinopharm [hay vaccine Vero Cell], Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo khoảng thời gian giữa mũi 1 và mũi 2 của vaccine này là 3 - 4 tuần. Nếu mũi thứ 2 của bạn bị trì hoãn sau 4 tuần thì bạn nên được tiêm càng sớm càng tốt [3].


Với cả 4 loại vaccine trên, khoảng thời giãn giữa hai mũi tiêm không nên ngắn hơn so với khuyến cáo các nghiên cứu.


Mong những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp được phần nào thắc mắc của mình. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và sớm được tiêm chủng đầy đủ. Chúc Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch

Tất cả mọi người ở Úc từ 5 tuổi trở lên đều có thể đặt cuộc hẹn chích ngừa.

Tìm địa điểm chích ngừa và đặt cuộc hẹn

Tất cả mọi người ở Úc đều được chích ngừa COVID-19 miễn phí. Điều này bao gồm người không có thẻ Medicare, du khách nước ngoài, du học sinh, người lao động nhập cư và người tầm trú. Chích ngừa sẽ giúp bảo vệ quý vị, gia đình và cộng đồng của quý vị khỏi bị COVID-19.

Chính phủ Úc đkhông bắt buộc chích ngừa và quý vị có thể chọn không chích ngừa COVID-19

Một số lệnh y tế công cộng của tiểu bang và lãnh thổ có thể yêu cầu phải chích ngừa trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, đối với một số loại việc làm và trong một số sinh hoạt cộng đồng.

Các vắc-xin đều an toàn

Chích ngừa COVID-19 an toàn và cứu mạng người. Tại Úc, Therapeutic Goods Administration [TGA] tiếp tục giám sát chặt chẽ tính an toàn và tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19.

Tìm hiểu thêm về từng loại vắc-xin hiện có ở Úc:

COVID-19 dạy cơ thể quý vị diệt trừ vi-rút nếu quý vị tiếp xúc với chúng.

Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng sau khi chích ngừa, hãy liên lạc với địa điểm chích ngừa hoặc bác sĩ.

Tìm hiểu thêm về những điều sẽ xảy ra sau khi quý vị chích ngừa.

Ai nên chủng ngừa

Mọi người từ 5 tuổi trở lên đều nên chủng ngừa COVID-19.

Chích ngừa COVID -19 bảo vệ quý vị không bị bệnh/ốm nặng hoặc tử vong do COVID-19 gây ra.

Chích ngừa cũng giúp bảo vệ những người xung quanh quý vị bằng cách làm giảm đà vi-rút này lây lan.

Để được coi là chích ngừa COVID-19 đầy đủ, quý vị phải tiêm tất cả các liều vắc-xin đã được khuyến nghị cho độ tuổi và nhu cầu sức khỏe của quý vị.

Trẻ em 5 đến 11 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 thứ 1 và thứ 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.

Trẻ em 12 đến 15 tuổi nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 thứ 1 và thứ 2 của đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 của đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng.
  • liều vắc-xin COVID-19 bổ sung nếu các em:
    • bị suy giảm miễn dịch trầm trọng
    • bị khuyết tật kèm các nhu cầu sức khỏe đáng kể hoặc phức tạp
    • bị các vấn đề sức khỏe phức tạp và/hoặc nhiều vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ bị COVID-19 trầm trọng.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu không chắc liệu con mình có nên tiêm vắc-xin bổ sung hay không.

Mọi người từ 16 tuổi trở lên nên tiêm:

  • liều vắc-xin COVID-19 thứ 1 và thứ 2 trong đợt chích ngừa ban đầu
  • liều vắc-xin thứ 3 trong đợt chích ngừa ban đầu nếu bị suy giảm miễn dịch trầm trọng
  • liều vắc-xin COVID-19 bổ sung.

Liều vắc-xin thứ tư

Người dễ bị bệnh nặng hơn nên tiêm thêm liều vắc-xin COVID-19 bổ sung, hoặc liều vắc-xin thứ tư sau khi tiêm liều vắc-xin bổ sung thứ nhất được 3 tháng.

Đối với người bị suy giảm miễn dịch trầm trọng, đã bị sẵn vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật thì liều vắc-xin này sẽ là liều vắc-xin thứ năm.

Quý vị nên tiêm liều vắc-xin thứ tư nếu quý vị:

  • 50 tuổi trở lên
  • là cư dân tại cư xá cao niên hoặc cơ sở chăm sóc người khuyết tật
  • bị suy giảm miễn dịch trầm trọng [liều vắc-xin này sẽ là liều vắc-xin thứ năm]
  • Aboriginal hay Torres Strait Islander và từ 50 tuổi trở lên
  • 16 tuổi trở lên và có vấn đề sức khỏe làm tăng dễ bị bệnh COVID-19 trầm trọng hơn
  • 16 tuổi trở lên và bị khuyết tật hoặc có nhu cầu sức khỏe rất phức tạp.

Người từ 30 đến 49 tuổi có thể tiêm liều vắc-xin thứ tư nếu họ muốn vậy

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu quý vị không chắc liệu quý vị có nên tiêm liều vắc-xin bổ sung thứ tư hay không.

Nếu quý vị có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 , quý vị nên đợi 3 tháng sau khi bị COVID-19 rồi hãy tiêm liều vắc-xin COVID-19 kế tiếp.

Người đã bị COVID-19 sau liều vắc-xin bổ sung cũng nên đợi ít nhất 3 tháng rồi hãy tiêm liều vắc-xin thứ tư.

Điều quan trọng là phải luôn chích ngừa COVID-19 đầy đủ. Những người khác nhau có thể cần các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị để tìm ra những gì quý vị và gia đình quý vị cần làm để luôn chích ngừa đầy đủ.

Trẻ em

COVID-19 an toàn cho trẻ em.

Trẻ em được chủng ngừa có thể giúp ngăn ngừa lây vi-rút sang các em nhỏ tuổi hơn mình, ông bà và cộng đồng rộng lớn hơn.

Tìm hiểu thêm về các vắc-xin COVID-19 dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ

Các vắc-xin COVID-19 an toàn nếu quý vị mang thai, cho con bú sữa mẹ hoặc định thụ thai. Quý vị có thể tiêm vắc-xin ở bất kỳ giai đoạn nào trong thời gian mang thai.

Tìm hiểu thêm về thai sản, cho con bú sữa mẹ và vắc-xin COVID-19.

Người khuyết tật

Người khuyết tật phải có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra và nên chích ngừa.

Nếu muốn được trợ giúp hoặc hỗ trợ thêm, quý vị có thể gọi cho Đường dây Trợ giúp Disability Gateway qua số 1800 643 787. Họ có thể đặt cuộc hẹn cho quý vị.

Nếu cần một thông dịch viên, quý vị hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch 131 450 và yêu cầu họ gọi điện thoại cho Disability Gateway.

Người có các vấn đề sức khỏe từ trước

Người có các vấn đề sức khỏe từ trước có dễ bị bệnh nặng do COVID-19 gây ra hơn và nên chích ngừa.

Hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường lệ của quý vị về loại vắc-xin tốt nhất cho quý vị.

Chích ngừa ở đâu

Quý vị có thể đi chích ngừa COVID-19 tại:

  • Trạm chích ngừa của Commonwealth
  • phòng mạch bác sĩ có chích ngừa
  • Aboriginal Controlled Community Health Services
  • các trạm chích ngừa của tiểu bang và lãnh thổ, và
  • các nhà thuốc tây có chích ngừa.

Các bác sĩ gia đình không được phép tính quý vị chi phí chích ngừa.

Muốn tìm địa điểm chích ngừa gần nhất và đặt cuộc hẹn chích ngừa, hãy sử dụng Công cụ Tìm Nơi Tiêm Vắc-xin. Nếu quý vị cần thông dịch viên qua điện thoại hoặc có mặt tại chỗ trong cuộc hẹn chích vắc-xin, hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên dịch qua số 131 450.

Nếu quý vị không có thẻ Medicare

Nếu không có thẻ Medicare, quý vị có thể tiêm vắc-xin miễn phí tại:

  • Trạm chích ngừa của Commonwealth
  • trạm chích ngừa của tiểu bang hoặc lãnh thổ
  • các nhà thuốc tây có chích ngừa.

'Này Eva' – Dễ dàng Tiếp cận Vắc-xin

EVA, là dịch vụ gọi điện lại đơn giản để giúp người dân đặt cuộc hẹn chích ngừa COVID-19. EVA hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối [Giờ Đông bộ Úc], 7 ngày một tuần.

Khi nhắn tin cho EVA, quý vị sẽ nhận được câu trả lời yêu cầu quý vị cho biết:

  • tên
  • ngôn ngữ quý vị thông thạo
  • ngày và giờ thuận tiện với quý vị
  • số điện thoại để gọi lại thuận tiện nhất.

Một nhân viên tổng đài đã qua đào tạo của National Coronavirus Helpline sẽ gọi điện cho quý vị vào ngày giờ đã hẹn để giúp quý vị đặt cuộc hẹn chích ngừa COVID-19.

EVA cung cấp thông tin và lời khuyên về vắc-xin COVID-19 và giúp:

  • phổ biến thông tin và tư vấn về vắc-xin COVID-19
  • giúp quý vị tìm địa điểm chích ngừa không cần hẹn trước
  • giúp quý vị tìm cuộc hẹn chích ngừa thích hợp
  • kết nối quý vị với dịch vụ thông dịch viên hỗ trợ miễn phí.

Để được trợ giúp đặt cuộc hẹn tiêm vắc-xin COVID-19, hãy gửi tin nhắn SMS dòng chữ ‘Hey EVA’ tới các dịch vụ gọi điện lại của EVA qua số 0481 611 382.  EVA hoạt động từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối [Giờ Đông bộ Úc], 7 ngày một tuần.

Trước khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19

Nếu quý vị chưa đặt cuộc hẹn, hãy đặt cuộc hẹn.

Tìm địa điểm chích ngừa và đặt cuộc hẹn

Nếu có thẻ Medicare, quý vị hãy kiểm tra xem chi tiết của mình có cập nhật hay không:

Quý vị có khi phải điền giấy đồng ý trước cuộc hẹn, hoặc nếu quý vị là người quyết định chích ngừa thay mặt người khác.

Đọc giấy đồng ý.

Đọc thông tin và giấy đồng ý dành cho trẻ em 5 đến 11 tuổi.

Sau khi quý vị tiêm vắc-xin COVID-19

Quý vị sẽ được theo dõi ít nhất 15 phút sau khi chích ngừa phòng trường hợp xảy ra phản ứng dị ứng hiếm gặp. Người tiêm vắc-xin cho quý vị đã được huấn luyện để ứng phó với các phản ứng tức thì.

Thông thường, các tác dụng phụ do vắc-xin COVID-19 gây ra đều nhẹ và sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • đau cánh tay ở vết kim
  • mệt mỏi
  • nhức đầu
  • nhức cơ
  • sốt và ớn lạnh.

Như với bất kỳ loại thuốc men hoặc vắc-xin nào khác, các tác dụng phụ hiếm gặp hoặc không rõ có thể xảy ra. Nếu nghĩ rằng mình đang bị các tác dụng phụ trầm trọng, quý vị hãy liên lạc với chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị hoặc National Coronavirus Helpline.

1800 020 080

Nếu cần thông dịch viên, quý v hãy gọi cho National Coronavirus Helpline và bấm số 8.

Bằng chứng chích ngừa

Quý vị có thể nhận được bằng chứng chích ngừa COVID-19 của mình bằng cách truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chích ngừa của quý vị.

Quý vị có thể truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chủng ngừa của mình:

Nếu không có thẻ Medicare, hoặc không có có tài khoản myGov, quý vị có thể truy cập Bản Kê khai Lịch sử Chủng ngừa của mình bằng cách:

  • yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chích ngừa của quý vị in một bản sao cho quý vị
  • gọi đến đường dây giải đáp thắc mắc của Australian Immunisation Register qua số 1800 653 809 [8 giờ sáng – 5 giờ chiều, thứ Hai đến thứ Sáu Giờ Đông bộ Úc - AEST] và yêu cầu họ gửi bản kê khai của quý vị qua đường bưu điện. Có thể mất đến 14 ngày quý vị mới nhận được thư.

Muốn biết thêm thông tin về cách thức để nhận được bằng chứng chích ngừa COVID-19, quý vị hãy xem tại trang mạng Services Australia.

Tìm thông tin đáng tin ở đâu

Điều quan trọng là phải luôn biết thông tin cập nhật về COVID-19 và chương trình chích ngừa COVID-19 thông qua các nguồn tin chính thức và đáng tin.

Có câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về vắc-xin COVID-19 bằng 63 ngôn ngữ.

Đọc thông tin về COVID-19 bằng ngôn ngữ của quý vị.

Các tài liệu

Video liên quan

Chủ Đề