4 câu đầu và 4 câu sau trong bài Thu hứng có quan hệ với nhau như thế nào

Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng”.

Soạn bài Cảm xúc mùa thu [Đỗ Phủ]

THPT Sóc Trăng Send an email

0 13 phút

Tài liệu hướng dẫnsoạn bài Cảm xúc mùa thu [Thu hứng]được biên soạn chi tiếtnhằm giúp các emhiểu đượcbức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn lị: nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình. Đồng thời qua đó cũng hiểu thêm đặc điểm của thơ Đường luật.

Hi vọng, với nhữnghướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoadưới đây các emkhông chỉsoạn bài tốtmà cònnắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩmnày.

Bài viết gần đây

  • Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Cùng tham khảo…

Bạn đang xem: Soạn bài Cảm xúc mùa thu [Đỗ Phủ]

Nội dung

  • 1 Soạn bài Cảm xúc mùa thu ngắn gọn
    • 1.1 Đọc – hiểu
    • 1.2 Soạn bài Cảm xúc mùa thu phần Luyện tập
  • 2 Hướng dẫnsoạn bài Cảm xúc mùa thu
    • 2.1 Đọc – hiểu
    • 2.2 Soạn bài Cảm xúc mùa thu phần Luyện tập
  • 3 Soạn bài Cảm xúc mùa thuchương trình nâng cao
  • 4 Kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm
    • 4.1 Tổng kết

Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

THPT Sóc Trăng Send an email

0 30 phút

Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ để làm rõ được ý nghĩa của bài thơ,vừa là bức tranh phong cảnh mùa thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức tranh tâm trạng trĩu nặng u sầu của Đỗ Phủ trong cảnh loạn ly.

Cùng tham khảo những bài văn mẫu hay nhất mà THPT Sóc Trăng đã chọn lọc để có thêm nhiều ý tưởng làm bài em nhé!

Bài viết gần đây

  • Thuyết minh về Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

  • Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng

  • Phân tích bài Bạch Đằng giang phú [Phú sông Bạch Đằng] – Trương Hán Siêu

  • Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du

Bạn đang xem: Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

Đề bài:Phân tích bài Thu hứng [Cảm xúc mùa thu]của Đỗ Phủ

>> Tham khảoDàn ý phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ

Trắc nghiệm bài Cảm xúc mùa thu có đáp án

Trang trước Trang sau

Câu 1 : Bài thơ được ông làm khi nào?

A. Năm 760

B. Năm 764

C. Năm 766

D. Năm 769

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 2 : Dòng nào sau đây không nói về Đỗ Phủ?

A. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.

B. Là nhà thơ hiện thực vĩ đại Trung Quốc.

C. Được người Trung Quốc gọi là “thi tiên”.

D. Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 3 : Nội dung biểu đạt của hai câu thơ mở đầu là gì?

A. Cảnh chiều thu trong sáng, êm đềm.

B. Cảnh chiều thu tĩnh lặng, thanh bình.

C. Cảnh chiều thu hùng vĩ, khoáng đạt.

D. Cảnh chiều thu buồn bã, ảm đạm.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Câu 4 : Hình ảnh cô chu [con thuyền lẻ loi] không gợi đến điều gì?

A. Cuộc đời lênh đênh, phiêu bạt của nhà thơ.

B. Ước vọng được trở về quê hương của tác giả.

C. Tâm trạng lẻ loi, cô đơn của tác giả.

D. Khát vọng lên đường, du ngoạn khắp nơi của tác giả.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 5 : Bài thơ Thu hứng gợi cho ta điều gì về tâm hồn nhà thơ Đỗ Phủ?

A. Tình yêu thiên nhiên.

B. Nỗi buồn về thời thế.

C. Nỗi buồn về thời thế và tình yêu quê hương sâu sắc.

D. Tình yêu quê hương.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 6 : Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về Đỗ Phủ?

A. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca.

B. Là một trong những nhà thơ có cuộc sống rất gian nan.

C. Cuối đời được triều đình trọng dụng, sống yên ấm cho tới lúc chết.

D. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất thời Đường của Trung Quốc.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 7 : Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Thu hứng có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.

B. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.

C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.

D. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Câu 8 : Cảm xúc tác giả trong hai câu luận của bài Thu hứng chủ yếu được gợi lên bởi điều gì?

A. Nỗi buồn vì chiến tranh loạn lạc.

B. Không thể trở về quê hương.

C. Sự nghèo khó.

D. Cuộc sống xa quê trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 9 : Nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu kết?

A. Ước lệ tượng trưng

B. Tả cảnh ngụ tình

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 10 : Nhà thơ Đỗ Phủ được mệnh danh là gì?

A. Thi tuyệt

B. Thi tiên

C. Thi thần

D. Thi thánh

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 11 : Câu thơ nào trong bài Thu hứng cho biết nhà thơ đã xa quê hai năm?

A. Giang san ba lãng kiêm thiên dũng

B. Tái thượng phong vân tiếp địa âm

C. Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

D. Cô chu nhất hệ cố viên tâm

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Câu 12 : Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu kết bài Thu hứng là tâm trạng của ai?

A. Người lính trận

B. Người ở ẩn

C. Người bị lưu đày

D. Người xa xứ

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 13 : Hình ảnh Nước mắt ngày trước trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ có ý nghĩa như thế nào?

A. Nỗi khổ đau ngày trước.

B. Đã từng rơi lệ từ trước, không phải chỉ có bây giờ.

C. Nỗi khổ đau hiện tại.

D. Không phải nước mắt bây giờ.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 14 : Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thực của bài Cảm xúc mùa thu gợi ra điều gì?

A. Sự hùng vĩ

B. Sự ghê rợn

C. Sự âm u

D. Sự dữ dội

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Câu 15 : Thơ Đỗ Phủ tiêu biểu cho phong cách

A. Thơ lãng mạn

B. Thơ tượng trưng

C. Thơ siêu thực

D. Thơ hiện thực

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Câu 16 : Đỗ Phủ sống trong thời kì nào?

A. Sơ Đường

B. Thịnh Đường

C. Trung Đường

D. Vãn Đường

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Câu 17 : Bài thơ Thu hứng là bài thứ mấy trong chùm 8 bài thơ?

A. Thứ nhất

B. Thứ ba

C. Thứ năm

D. Thứ bảy

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Bài giảng: Cảm xúc mùa thu [Thu hứng] - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ để thấy cảnh và tình của tác phẩm

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cảm xúc mùa thu siêu ngắn
  • Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Ngắn gọn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Dàn ý
  • Bài mẫu

  • Dàn ý
  • Bài mẫu
Bài khác

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài

1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu

a. Câu 1 và 2

- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:

+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.

+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt

- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.

- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm

=> Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm

=>Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.

b. Câu 3 và 4

- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:

+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”

+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.

+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.

- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời [thấp – cao], mây – sa sầm xuống mặt đất [cao – thấp]

=> Sự vận động trái chiều của những hình ảnh không gian kì vĩ, tráng lệ.

=> Tâm trạng con người ngột ngạt, bí bách

=> Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo

=> Tâm trạng buồn, cô đơn, chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

2. Bốn câu thơ sau: Tình thu

a. Câu 3 và 4

- Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ:

+ Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.

=> Dù hiểu theo cách nào cùng thấy được tâm sự buồn của tác giả.

+ Cô chu – con thuyền cô độc

=> Hình ảnh gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người. Là phương tiện để nhà thơ gửi gắm khát vọng về quê.

- Từ ngữ:

+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.

+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê [Lạc Dương], nhớ nước [Trường An – kinh đô nhà Đường].

- Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:

+ Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ

+ Quá khứ hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi

+ Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người.

=> Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.

b. Câu 7 và 8

- Hình ảnh

+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét

+ Giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới

=> Không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.

- Âm thanh: Tiếng chày đập vải

=> Âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.

=> Bốn câu thơ khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

III. Kết bài

- Khái quá lại vấn đề

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Thu hứng [bài số 1] của Đỗ Phủ là một bài thơ tiêu biểu, hết sức thâm thúy, hàm súc, kín đáo. Trong bài thơ tâm và cảnh, thi và họa, động và tĩnh, trộn lẫn, lắm lúc khó lòng phân biệt.

Có thể tạm chia bài thơ làm hai phần với bốn câu đầu là cảnh thu và bốn câu sau là nỗi lòng nhà thơ. Cách phân chia như vậy phù hợp về logic hình thức nhưng chưa thực xâm nhập vào chiều sâu quan hệ biện chứng giữa hai phần của bài thơ. Chúng ta biết rằng đặc trưng của thơ cổ nói chung, thơ Đường nói riêng là cái nhìn đồng nhất con người và vũ trụ [“Thiên nhân tương đồng”]. Cái “tôi” [tiểu ngã] chỉ là một phần của cái “ta” vũ trụ [đại ngã]. Do đó, các nhà thơ cổ nói “cảnh” cũng là đế nói “tâm”, nói “tâm” thường thông qua vẽ “cảnh”. Các nhà thơ Trung Hoa xưa thường nhắc đến mối quan hệ này. Đó là “Tâm nhập vào cảnh” [Vương Xương Linh] “Lòng nhập vào cảnh” “Tình dĩ cảnh hội” [Yên Hoàng Đạo] “Tình bất gặp cảnh”, “Cảnh dĩ tình hợp”, “Tình dĩ cảnh sinh” [Vương Phu Phi]. Ngay bốn câu đầu, qua những nét bút chấm phá về cảnh đã toát lên góc nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ. Chỉ có điều, cảnh ở đây dường như được vẽ ra bằng những nét bút có phần rõ ràng, “khách quan” hơn so với bốn câu thơ sau. Bài thơ có thời gian: mùa thu; có [lịa điểm: Vu Sơn, Vu Giáp [thuộc thượng sông Trường Giang, vùng Quý Châu thuộc tình Tứ Xuyên]. Cảnh ở đây cũng có phần được cá biệt hóa với màu sắc hùng vĩ, độc đáo: núi non hiểm trở, sóng bọt lưng trời, mây sa mặt đất. Cảnh vật hiện lên dần như trên một đoạn phim lướt vội. Ong kính hắt đầu từ rặng phong tiêu điều vói sương móc trắng xóa [Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm], [chữ “lác đác” trong bài dịch chưa thật sát với nghĩa nguyên tác], đến cảnh núi Vu và kèm vu hiu hắt, dần đến những đợt sóng bọt lên lưng trời giữa dòng sông rồi đứng lại ở những dám mây sa sẩm giáp mặt đất nơi cửa ải. Bốn câu thơ cũng làm ta nhớ đến những bức tranh thủy mặc với lối vẽ chấm phá tài tình. Cảnh vật hiện lên trong cái “thần”, cái “hồn” của nó. Nhưng sau bức tranh kia đã ấn giấu bao nhiêu tâm trạng. Tâm trạng ấy trước hết thể hiện ở sự lựa chọn cảnh vật. Nhà thơ xưa không đặt nhiệm vụ khám phá đối tượng mình quan sát [dù bên trong hay bên ngoài] mà chi là sắp xếp, tỉa tót nó cho phù hợp với sự cảm nhận duy lí. Thơ cổ không phân biệt rạch ròi chủ thể và khách thể. Ngay nét chấm phá đầu tiên “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm” đã mở ra hướng lựa chọn. Cảnh tượng móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng phong làm ta nhớ đến những rừng phong, cây phong khác trong thơ cổ. Cây phong trong thơ Đường như gắn với nỗi buồn, với chia li. Trong Tì bà hành [Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu], trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có “Rừng phong thu dã nhuốm màu quan san” đều hiu hắt trong mắt nàng Kiều.

Những nét vẽ cảnh tiếp theo dường như càng tô đậm thêm cái nét hoang vắng, hiu hắt, buồn bã trong tâm hồn nhà thơ. Đành rằng cảnh vật ở đây cũng có nét hùng vĩ nhưng nét hùng vĩ không lấn át được vẻ buồn, tàn tạ, không làm tan cái buồn, hiu hát tràn từ núi đến rừng.

Hai câu tiếp theo đối nhau về ý và lời, tạo nên cảnh đối nghịch trong bức tranh “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng - Tái thượng phong vân tiếp địa âm” [Lưng trời sóng rợn lòng sông thám - Mặt đất mây đùn cửa ải xa] cho ta những ấn tượng trái ngược: Cảnh vừa dữ dội, hoành tráng lại vừa bức bối, bị vây hãm không thoát ra được. Đúng là bức “tâm cảnh” trong con mắt một kẻ xa quê, nhớ quê, lòng buồn trĩu nặng, đồng thời cũng bứt rứt, bức bối, không yên khi nhìn về quê nhà và trông ra thế sự. Kim Thánh Thân thật có lí khi bình rằng: “ngước mắt nhìn sông chì thấy sóng vọt ngất trời, mà đăm đăm trông lên ải, chỉ thây gió mây mịt mờ liền đất. Thực đúng đau tức, bi thương, khiến cho người ta lòng hết khí tuyệt”.

Bốn câu sau, tác giả tiếp tục phát triển cảm xúc của mình. Ở đây thê hiện nỗi lòng trực tiếp hơn, cụ thể hơn nhưng vẫn thâm trầm, kín đáo. Cái nhìn duy lí đã trừu tượng hóa những sự vật cụ thể. Tác giả nói đến hoa cúc, đến con thuyền nhưng chúng là “tâm” hay là “cảnh”, thật lòng lòng phản biệt. “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” [Khóm cúc nở hoa hai lần: những giọt lệ ngày trước] và “Cô chu nhất hệ cố viên tâm” [Con thuyền lẻ loi buột chặt tâm lòng nhớ vườn củ], ở đấy lời ít ý nhiều, không rõ hoa cúc nhỏ lệ hay thi nhân nhỏ lệ bên khóm cúc, không hiểu dây buộc thuyền hay dây thắt lòng người. Hồ Sĩ Hiệp cho rằng những câu thơ này có thể hiểu theo hai cách: “Cúc đã nở hoa hai lần và đã hai lần làm chảy dòng lệ cũ” hoặc có thể hiểu “Nhìn cúc nở mà tưởng như cúc đã nhỏ lệ”. Dù hiểu cách nào thì cũng thấy rằng ở đây “cánh” đã nhòa vào “tâm”, đã “hội” vào “tâm”. Tác giả đã đồng nhất: tình và cảnh, hiện tại và quá khứ [giọt lệ hiện tại cũng là giọt lệ quá khứ], sự vật và con người [sợi dây cụ thể và sợi dày lòng]. So sánh với hoàn cảnh nhà thơ có thề’ hiểu Đỗ Phủ từ khi rời thành đô đến Quý Châu đã được hai năm, trải qua hai mùa thu. Dòng “lệ cũ” của nhà thơ không chỉ “tuôn” ra một lần mà đá nhiều lần rồi. Và đúng như có người nhận xét trong thơ ông già Thiếu Lăng đã lão hóa chốn thanh khốc, cảm thời hoa tiền lệ...

Hai câu thơ kết của bài thơ này thật độc đáo, mở ra nhiều ý nghĩa. Trong thơ Đường, hai câu kết thường là tỏ lòng, nêu trực tiếp cảm xúc nhưng đây tác giả lại hướng nó về cảnh khách quan bên ngoài. Nhưng ờ đoạn đầu, cảnh khách quan là “tĩnh” thì ở đày lại “động”. Cảnh rộn ràng hơn trong không khí “rộn ràng dao thước để may áo rét’’ và âm thanh tiếng chày đập áo dồn dập về chiều trên thành Bạch Đế. Nhịp thơ dường như cũng nhanh hơn, gấp hơn. Thế nhưng, đó chỉ là ngoại cảnh, tấm lòng nhà thơ thì chưa chắc đã có đổi thay. Bởi góc nhìn của nhà thơ vẫn là cái nhìn trong ánh chiều hắt hiu. Tiếng đập áo buổi chiều trên thành Bạch cao ấy [Thành Bạch chày vang bóng ác tà] dễ đưa người ta đến những liên tưởng buồn. Nó dường như cùng hòa vào “gam” nhạc buồn của tiếng đập áo đêm trăng của người chinh phụ nhớ chồng trong Đảo y thiên của Lí Bạch [Chiếc áo đêm trường đập bóng trăng], hay tiếng chày đập áo của người phụ nữ trong mùa thu trong thơ Bạch Cư Dị[Thu đến nhớ chồng đập lụa, gió trăng não lắm đá chày ơi] Tiếng chày ấy đang báo hiệu một mùa đông đến gần, mùa đông với một [ thiếu cơm, thiếu áo, không nhà, ở nhờ trên đất khách và tấm lòng thì luôn nặng trĩu nỗi lo và nỗi nhớ.

Như vậy, trên cái nền của cảnh thu với rừng thu, khí thu, hoa thu, tiếng thu, nhà thơ đã hòa vào đó tâm trạng của chủ thể trữ tình, một tâm trạng đượm buồn, da diết, sầu thương, khắc khoải trong tình quê nặng và nỗi âu lo kín đáo về thế sự.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Loigiaihay.com

  • Phân tích bài Thu hứng

  • Đọc hiểu Cảm xúc mùa thu

  • Phân tích bài Thu hứng

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Cảm xúc mùa thu Thu hứng

1.Theo anh [chị] bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.

2.Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

3.Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.

Lời giải:

Câu 1 trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Theo anh [chị] bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao lại chia như vậy? Hãy xác định nội dung của mỗi phần.

Trả lời:

Có thể chia bài thơ thành 2 phần:
+ Phần 1 [4 câu thơ đầu]: tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu
+ Phần 2 [4 câu thơ cuối]: cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân

Câu 2 trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Nhận xét sự thay đổi của tầm nhìn từ bốn câu đầu đến bốn câu sau. Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời:

Sự thay đổi bốn câu đầu cảnh được nhìn bao quát rộng và xa:

+ Sương trắng rừng phong,

+ Núi Vu, núi Kẽm hiu hắt

+ Lòng sông, sóng tận chân lưng trời

+ Mây sà xuống đất

- Bốn câu thơ sau, không gian bị thu hẹp lại: con thuyền, khóm cúc buộc tấm lòng nhà thơ với quê hương
+ Có sự vận động của khôn gian do thời gian buổi chiều buông, tầm nhìn hạn hẹp
+ Sự thay đổi phù hợp với tứ thơ, từ cảnh đến tình.

Có thể nói sự thay đổi phù hợp với tâm trạng và mạch cảm xúc, cấu tứ của bài thơ

Câu 3 trang 147 -SGK Ngữ Văn 10 tập 1:Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu với bốn câu thơ sau, mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề Thu hứng.

Trả lời:

Mối quan hệ của bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối: cả hai góp phần tọa nên không gian bức tranh thu trầm buồn, sâu lắng

+ Bốn câu thơ đầu: miêu tả cảnh thu ở không gian rộng lớn, mênh mông

+ Bốn câu thơ sau: cảnh thu chi tiết, rõ nét, có tình

- Mối quan hệ tạo nên sự vận hành trong tứ thơ, đi từ cảnh tới tình, cảnh khởi sinh tình, tình thấm sâu vào cảnh

Mối quan hệ giữa toàn bài với nhan đề bài thơ: trong toàn bộ bài thơ, hình ảnh, câu chữ phản ánh tình cảm của thi nhân trước cảnh sắc mùa thu.

+ Bốn câu thơ đầu dù miêu tả cảnh thu nhưng phảng phất nỗi buồn

+ Bốn câu cuối là nỗi lòng của tác giả nhớ nước, thương đời

GHI NHỚ:

Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ, nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực


LUYỆN TẬP

Câu 1 - Luyện tập trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Thử đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và dịch nghĩa.

Trả lời:
Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy suy nghĩ sau:

- Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.

- Nhược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản phiên âm

+ Trong câu đầu, bản dịch chưa truyền tải được ý nghĩa của từ “điêu thương”- đây là một tính từ đã được động từ hóa [nghĩa: làm tiêu điều]. Vì vậy ở trong bản phiên âm nó mang ý nghĩa rất mạnh – chỉ sự tàn phá khắc nghiệt thê lương của sương móc đối với rừng phong.

+ Chữ “thẳm” trong câu ba [bản dịch] chưa thật sát nghĩa. Đồng thời nó còn làm cho âm hưởng thơ trầm xuống.

+ Câu 5, bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai”- là một từ quan trọng của bản phiên âm – nhấn mạnh số lần lặp lại. Cũng như vậy ở câu 6, chữ “cô” chưa dịch được làm cho câu thơ chưa diễn tả hết được nỗi lòng của kẻ li hương.

Câu 2 - Luyện tập trang 147 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Theo anh [chị], chữ "lệ" trong câu 5 chỉ nước mắt của nhà thơ hay nước mắt của "khóm cúc"?

Trả lời:
Câu thơ “tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” [Khóm cúc nở hoa đã hai lần [làm] tuôn rơi nước mắt ngày trước] là một câu thơ đa nghĩa, giàu hàm ý. Chữ “lệ” ở trong câu thơ này quả thật rất khó phân biệt đó là “lệ” của người hay “lệ” của hoa. Tuy nhiên ở đây có lẽ ta nên hiểu là: mỗi lần nhìn hoa cúc nở, nhà thơ lại chạnh lòng nhớ đến quê hương. Những giọt nước mắt theo đó cũng tự nhiên rơi không sao ngăn lại được. Hình ảnh hoa cúc “nở rồi lại nở” vừa gợi ra sự trở đi trở lại của nỗi nhớ quê hương, vừa gợi ra liên tưởng về những dòng lệ chứa chan ân tình của nhà thơ.


Giải các bài tập Tuần 16 SGK Ngữ văn 10 Cảm xúc mùa thu [Thu hứng] Trình bày một vấn đề Trả bài tập làm văn số 3

Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ Đề