9 Hội nghị toàn cầu về nâng cao sức khỏe

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. [Ảnh: THX/TTXVN]

Chiều 21/5, Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu đã khai mạc ở Rome dưới hình thức trực tuyến.

Hội nghị có sự tham gia của nhà lãnh đạo các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới [G20], Chủ tịch Ủy ban Châu Âu [EC] Ursula von der Leyen, cũng như những người đứng đầu của 12 tổ chức quốc tế, khu vực và các tổ chức y tế trên thế giới.

Các đại biểu tham dự hội nghị sẽ chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch COVID-19, thảo luận cách thức cải thiện vấn đề an ninh y tế, an toàn sức khỏe, tăng cường hệ thống y tế của các nước, nâng cao năng lực của các quốc gia trong đối phó với khủng hoảng dựa trên tinh thần đoàn kết.

Liên minh châu Âu [EU] dự kiến sẽ công bố sáng kiến mới nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương tại châu Phi trong bối cảnh các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường nỗ lực sản xuất và phân phối vaccine, trong đó có các nỗ lực thông qua cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu [COVAX].

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ nhất trí về một loạt hướng dẫn cách tránh tái diễn khủng hoảng, từ việc đầu tư vào hệ thống chăm sóc y tế đến việc trao đổi dữ liệu tốt hơn và cải thiện giám sát các dịch bệnh trên người và động vật.

Hội nghị dự kiến ra “Tuyên bố Rome," với nội dung bao gồm một bộ nguyên tắc mang tính hướng dẫn nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương và những hành động chung của quốc tế nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu trong tương lai.

“Tuyên bố Rome” được cho là sẽ có cam kết chung nhằm xây dựng một thế giới an toàn hơn, lành mạnh hơn, công bằng hơn và bền vững hơn.

[LHQ kêu gọi các nước giàu tăng cường hỗ trợ nguồn lực cho COVAX]

Hội nghị do Italy, nước đang giữ chức Chủ tịch G20, và EC đồng chủ trì. Nội dung thảo luận của hội nghị sẽ xoay quanh sáng kiến “Phản ứng Toàn cầu đối với virus SARS-CoV-2” do bà von der Leyen đưa ra hồi năm ngoái.

Sáng kiến gây quỹ này đã huy động được gần 16 tỷ euro từ các nhà tài trợ trên thế giới để giúp các nước tiếp cận phổ biến những phương pháp chữa trị COVID-19, các loại xét nghiệm cũng như vaccine.

Hội nghị lần này cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến cơ chế làm việc hiện tại của các thể chế và khuôn khổ đa phương, nhất là Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Các điều lệ y tế quốc tế [IHR]. Ngoài ra, hội nghị cũng sẽ bàn thảo về các sáng kiến y tế khác, trong đó có những sáng kiến đang được thực hiện trong nhóm G20 và G7.

Đáng chú ý, vấn đề liên quan đến việc dỡ bỏ toàn cầu đối với các rào cản về bằng sáng chế vaccine ngừa COVID-19 sẽ là một vấn đề nóng bỏng tại hội nghị.

Hội nghị thượng đỉnh y tế toàn cầu diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 3,4 triệu người kể từ khi bùng phát vào cuối năm 2019. Số người nhiễm đã vượt quá 165 triệu./.

Ngự Bình-Huy Thông [TTXVN/Vietnam+]

Hội nghị Toàn cầu về Sức khỏe bà mẹ mang thai

Hàng năm, trên thế giới ước tính có 800 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến mang thai và sinh nở. Ước tính có khoảng 80 % các ca tử vong xảy ra là do: mất máu và nhiễm trùng sau khi sinh; tăng huyết áp hoặc các vấn đề về tim mạch khi mang thai, nạo phá thai không an toàn. Những nguyên nhân còn lại được cho là căn nguyên gây ra tử vong liên quan tới một số các bệnh như sốt rét, nhiễm AIDS trong suốt quá trình mang thai.


 


Các nguyên nhân không trực tiếp bao gồm: mang thai ngoài dạ con, tắc nghẽn mạch máu, các vấn đề liên quan đến gây mê. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm: bệnh thiếu máu, bệnh sốt rét và bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, các chỉ số cho thấy có khoảng 99% các ca tử vong ở các bà mẹ xảy ra ở các quốc gia đang phát triển. Tử vong bà mẹ [mang thai, sinh nở] cao hơn so với những người phụ nữ khác sống trong cùng khu vực và ở giữa những quốc gia nghèo. Ở những em gái tuổi vị thành niên cũng đang phải đối mặt với nguy cơ cao về các biến chứng và tử vong do các hậu quả mang thai ở những bà mẹ mang thai khi đã cao tuổi. Tử vong mẹ mang thai cao xảy ra ở một vài khu vực trên thế giới phản ánh tình trạng không công bằng trong khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, và nó càng thể hiện rõ nét ở nhóm giàu và nghèo. Hầu hết các ca tử vong bà mẹ mang thai xảy ra ở sub-Sharan Africa và một phần ba số phụ nữ này sống  ở khu vực Nam Á. Những người phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển, ước tính “trung bình mang thai” nhiều hơn phụ nữ ở các quốc gia phát triển và đây cũng được coi là yếu tố nguy cơ đối với những bà mẹ mang thai ở các quốc gia này. Hội nghị toàn cầu về sức khỏe bà mẹ là hội nghị khoa học dành cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách nhằm chia sẻ, kết nối và xây dựng những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hướng tới việc phòng ngừa loại trừ tử vong và bệnh tật gây ra ở các bà mẹ bằng hình thức nâng cao chất lượng chăm sóc về y tế.

Hội nghị sức khỏe cho bà mẹ mang thai năm 2013 sẽ diễn ra vào ngày 15-17 tháng 1 tại Arusha, Tanzania; chương trình hội nghị được xây dựng dựa trên những thành công về chuyên môn trong lĩnh vực chăm sóc bà mẹ mang thai và tóm lược lại thành công đạt được tại chương trình hội nghị năm 2010. Hội nghị lần này tập trung vào 5 mục tiêu:

1.    Tổ chức thực hiện cách thức tiếp cận và công cụ nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc y tế với các bà mẹ mang thai .

2.    Cơ chế đánh giá chất lượng chăm sóc y tế với các bà mẹ mang thai.

3.    Đẩy mạnh hệ thống y tế bằng việc cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho các bà mẹ mang thai.

4.    Tiếp cận và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc y tế cho các bà mẹ mang thai .

5.    Cung cấp các bằng chứng chính sách và luận cứ đối với chất lượng chăm sóc y tế cho bà mẹ mang thai.

Video liên quan

Chủ Đề