Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao mình luôn thấy đói và muốn ăn liên tục? Cho dù bạn chỉ vừa kết thúc bữa ăn chính một thời gian ngắn trước đó hay bạn vừa "ngốn" xong một đống đồ ăn vặt. Điều này chắc hẳn khiến bạn phiền lòng không ít khi luôn phải tự kiềm chế bản thân để cân nặng không tăng chóng mặt.

Tuy nhiên, điều gì cũng có nguyên nhân của nó. Trên thực tế, việc đói và thèm ăn không phải quá bất bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy đói và muốn ăn trong bất kì trường hợp nào, đó có thể là lời cảnh báo về chế độ sinh hoạt không hợp lý hoặc áp lực công việc quá nặng nề. 5 lý do cơ bản sau đây sẽ là lời giải thích rõ ràng cho tình trạng này.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Cơ thể bạn bị mất nước

Mất nước nhẹ thường tạo ra cảm giác đói. Nguyên nhân là do khi mất nước khiến vùng dưới đồi – một vùng có chức năng điều khiển sự thèm ăn và đói của cơ thể bạn bị kích thích.

Nếu bạn thấy đói và nhận ra mình đã quên không uống nước, hãy thử uống một cốc nước và đợi khoảng 15 – 20 phút để cơ thể có thể thẩm thấu, chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Bữa ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng

Một bữa ăn cân bằng dinh dưỡng là một bữa ăn cung cấp đủ cho cơ thể 3 thành phần: protein, chất xơ và một ít chất béo lành mạnh, 3 thành phần này giúp cơ thể tiêu hóa chậm hơn, giữ cho lượng đường trong máu ổn định và từ đó giúp bạn no lâu hơn. Bỏ qua bất cứ thành phần nào trong 3 cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mau đói và thèm ăn.

Mặt khác, nếu bạn ăn các thực phẩm chứa đường quá nhiều mà không bổ sung thêm các chất khác cũng sẽ khiến cơ thể mau đói. Lượng glucose tăng lên trong chốc lát khiến bạn cảm thấy no nhưng cũng sẽ giảm rất nhanh chóng khiến bạn thèm ăn hơn. Điều này như một vòng luẩn quẩn làm bạn không bao giờ thấy no cho dù có ăn nhiều đến thế nào.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Tỷ lệ trao đổi chất quá nhanh

Mỗi người đều có tốc độ trao đổi chất khác nhau. Những người có tốc độ trao đổi chất nhanh sẽ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, đồng nghĩa với việc nhanh đói hơn những người khác. Tốc độ trao đổi chất của cơ thể do tuyến giáp kiểm soát. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh, thức ăn tiêu hóa quá nhanh thì việc đói và muốn ăn là điều không thể tránh khỏi.

Tình trạng thiếu ngủ

Việc mất ngủ khiến bạn dễ bị kiệt sức và thiếu tập trung. Cơ thể của bạn sẽ suy kiệt do mất năng lượng gây cảm giác thèm đường carbonhydrate ngay cả khi bạn thực sự không đói.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Ngoài ra, ngủ không đủ khiến nồng độ ghrelin – hormone giúp kích thích sự thèm ăn trong cơ thể tăng lên. Nó cũng dẫn đến việc nồng độ leptin – hormone thông báo cơ thể rằng bạn đã ăn no giảm xuống. Sự kết hợp tăng giảm này chính là nguyên nhân cho cơn đói cồn cào thường xuyên xuất hiện.

Đầu óc căng thẳng

Cảm giác căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ khiến tuyến thượng thận giải phóng hormone cortisol và adrenaline. Nồng độ những hormone này tăng cao sẽ khiến cơ thể bị đánh lừa vể cảm giác thiếu hụt năng lượng, tạo ra nhu cầu bổ sung dưỡng chất.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Mức độ căng thẳng cũng làm giảm hormone serotonin trong não khiến bạn thấy đói. Vậy nên, hãy tập luyện yoga, nghe nhạc nhẹ hoặc ít nhất là để đầu óc thật sự thư giãn trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng này nhé!

Đói là một cảm giác bình thường và là một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Nó sẽ xuất hiện khi bạn không ăn trong vài giờ. Tuy nhiên nếu cơn đói nhanh chóng xuất hiện, ngay cả khi bạn vừa mới ăn xong thì đây rất có thể là một dấu hiệu bất thường, đôi khi nó còn là tín hiệu cảnh báo về một bệnh lý.

Như thế nào được coi là nhanh đói bụng? Thông thường, hệ tiêu hóa cần 3-5 tiếng để tiêu hóa lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể trong bữa ăn và sau khi ăn khoảng 2-3 tiếng bạn có thể bắt đầu cảm thấy đói.

Tuy nhiên với những người gặp tình trạng ăn nhanh đói, ngay sau bữa ăn một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể cảm giác thấy dạ dày trống rỗng, muốn được ăn, thèm ăn một loại thức ăn nào đó, có thể nghe thấy tiếng bụng sôi, dễ cáu gắt, mệt mỏi…

Đây là tình trạng bất thường, bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời, phòng tránh các bệnh nguy hiểm có thể chuyển biến nặng.

2. Nguyên nhân khiến bạn vừa ăn xong đã thấy đói

Có rất nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng vừa ăn xong đã thấy đói, trong đó nguyên nhân phải kể đến nhiều nhất chính là do chế độ ăn uống chưa khoa học, cụ thể như sau:

2.1. Do chế độ ăn uống

Những sai lầm trong chế độ ăn uống dẫn đến tình trạng ăn nhanh đói cụ thể như sau:

  • Ăn không đủ protein: Protein là chất dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu, khi đi vào cơ thể, protein sẽ kích thích tiết hormone báo hiệu cảm giác no và giảm hormone gây cảm giác đói. Đồng thời protein cần nhiều thời gian để dạ dày tiêu hóa hơn nên một chế độ ăn đủ protein sẽ giúp bạn no lâu hơn.
  • Ăn ít chất béo: Đây là lý do các chị em thường cảm thấy đói khi áp dụng các chế độ ăn kiêng không hoặc rất ít chất béo. Nguyên nhân là vì chất béo lưu lại trong dạ dày lâu hơn nên bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Vì thế, trong chế độ ăn của mình bạn có thể bổ sung thêm các chất béo lành mạnh tốt cho cơ thể như omega 3, 6, 9, chất béo chưa bão hòa…
  • Không ăn rau củ, chất xơ: Tại sao vừa ăn xong đã thấy đói? Là vì thực phẩm giàu chất xơ sẽ tồn tại trong dạ dày lâu hơn khiến bạn no lâu, bên cạnh đó hàm lượng chất xơ cao còn giúp sản sinh các acid béo chuỗi ngày giúp tạo cảm giác no lâu hơn.
  • Cơ thể thiếu nước: Uống nước sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đói và giảm cảm giác thèm ăn nếu uống 1 ly nước trước bữa ăn. Chưa kể khi bị thiếu nước, bạn có thể sẽ bị nhầm lẫn giữa cảm giác đói và khát. Vì thế hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết và ăn nhiều loại thực phẩm giàu nước như trái cây, rau củ.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Cơ thể bị thiếu nước có thể là nguyên nhân gây đói bụng liên tục

  • Do ăn thức ăn dạng lỏng: Nếu chế độ ăn của bạn chủ yếu là cháo, súp, nước sinh tố, nước ép hoa quả mà không có nhiều thức ăn rắn thì đây rất có thể là nguyên nhân khiến bạn ăn nhanh đói.
  • Uống nhiều rượu: Đã bao giờ bạn gặp tình trạng uống nhiều rượu thì bụng đói cồn cào liên tục? Nguyên nhân là do rượu ức chế hormone tạo cảm giác no nhất là khi bạn uống rượu trong bữa ăn. Đồng thời cồn trong rượu, bia gây ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của bạn. Vì thế khi say rượu, bạn có thể thấy đói bụng hơn bình thường.
  • Không tập trung khi ăn: Để tiết kiệm thời gian, nhiều người thường chọn cách vừa ăn vừa làm việc hoặc làm các việc khác như chơi game, đọc sách… Nhưng thói quen này sẽ khiến bạn có khuynh hướng ăn không kiểm soát, không chú ý đến cảm giác no, dễ đói và nạp năng lượng dư thừa.
  • Ăn quá nhanh: Khi ăn quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận biết cảm giác no, đồng thời hormone chống lại cảm giác đói vẫn chưa được tiết ra, khiến bạn ăn càng nhanh càng mau đói. Vì thế một bữa ăn nên kéo dài ít nhất 20 phút và nhai kỹ để thức ăn được hấp thu tốt hơn.

Khi gặp tình trạng vừa ăn xong đã thấy đói, việc đầu tiên bạn nên làm đó là xem xét lại chế độ ăn uống và thay đổi nếu khi cần thiết để cải thiện tình trạng này.

2.2. Do thói quen sinh hoạt

Nếu như sau khi xem xét và thấy rằng tình trạng ăn nhanh đói không liên quan đến thói quen ăn uống, bạn có thể tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn ăn nhanh đói liên quan đến thói quen sinh hoạt dưới đây:

  • Tập thể dục cường độ cao: Tập luyện thể dục, thể thao là một thói quen tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đốt cháy nhiều calo, giúp giảm cân nhiều người lựa chọn tập luyện với cường độ cao. Khi đó, quá trình chuyển hóa, trao đổi chất diễn ra nhanh chóng khiến bạn mau đói hơn.
  • Mất ngủ: Đây cũng là nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ tăng cân, vì giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng đến chứng thèm ăn của bạn. Thiếu ngủ sẽ làm tăng hormone ghrelin kích thích cơn đói và giảm hormone leptin thúc đẩy cảm giác no. Do đó nếu bạn bị mất ngủ sẽ dễ cảm thấy đói và thèm ăn hơn bình thường.
  • Căng thẳng kéo dài: Một nguyên nhân khác khiến bạn vừa ăn xong đã thấy đói chính là căng thẳng, stress. Vì khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone cortisol - là một trong số các hormone kích thích cảm giác đói. Thậm chí, nhiều người khi bị stress sẽ mất khả năng kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Vừa ăn vừa làm việc khác là một thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa

2.3. Vừa ăn xong đã thấy đói là bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt nêu trên thì ăn nhanh đói cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

  • Hạ đường huyết: Đây có thể là bệnh lý hoặc do bạn nhịn ăn nhiều giờ dẫn đến lượng đường trong máu hạ xuống thấp, gây ra tình trạng đói bụng cồn cào, hoa mắt, chóng mặt, run chân tay…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa, ăn nhanh đói hơn bình thường, ví dụ như tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường, thuốc chữa trầm cảm, kháng histamin, corticoid…
  • Tiểu đường: Ăn nhanh đói là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường bao gồm ăn nhiều, hay khát, tiểu nhiều, sụt cân… Nguyên nhân là do đường không được đưa vào tế bào, dẫn đến tình trạng tế bào bị thiếu năng lượng, gây cảm giác đói và thèm ăn.
  • Cường giáp: Là căn bệnh gây tiêu hao năng lượng nhanh chóng, cơ thể luôn trong tình trạng bị kích thích, bứt rứt, ăn nhanh đói…
  • U tuyến tụy: Tuyến tụy là nơi sản xuất ra nhiều loại hormone điều hòa hoạt động của cơ thể, cũng như các enzym tiêu hóa. Vì thế khi tuyến tụy gặp vấn đề bất thường gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng vừa ăn xong đã thấy đói.
  • Các bệnh lý dạ dày như loét dạ dày tá tràng, người từng phẫu thuật dạ dày, tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton…

Do đó, ăn nhanh đói có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, bạn không nên chủ quan với triệu chứng này.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Ăn nhanh đói là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường

3. Khi nào ăn nhanh đói là dấu hiệu đang lo?

Cơn đói không phải là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng nhưng nó có thể là gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp.

Vì thế khi bạn có cảm giác thèm ăn, đói bụng liên tục đi kèm với các triệu chứng sau hãy tới gặp bác sĩ ngay: Đau bụng dữ dội, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu nhiều, ăn nhiều mà vẫn sụt cân…

4. Cách cải thiện tình trạng vừa ăn xong đã thấy đói

Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách xử lý khác nhau, trong đó đa phần là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Do đó bạn chỉ cần thay đổi lối sống khoa học hơn, tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng ăn nhanh đói do bệnh lý thì cần điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng vừa ăn xong đã thấy đói:

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học: Một bữa ăn cần có đủ protein, chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đồng thời, bạn đừng quên uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế đồ uống có cồn.
  • Tạo thói quen ăn uống khoa học: Trong khi ăn cần tập trung vào bữa ăn, ăn đúng giờ, đủ bữa, khi ăn cần nhai kỹ, ăn chậm để đảm bảo thực phẩm được tiêu hóa hết. Trong thời gian đầu thay đổi thói quen ăn uống, có thể bạn vẫn bị mau đói, khi đó bạn có thể ăn nhẹ bằng trái cây, các loại hạt…
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Sinh hoạt điều độ là cách giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, hạn chế cơn đói không đúng lúc. Ví dụ như ngủ đủ giấc, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, thư giãn bằng các hoạt động yêu thích như xem phim, đọc sách, trò chuyện cùng bạn bè…
  • Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Thường xuyên tập thể dục, thể thao đều đặn, phù hợp với sức khỏe, thể trạng là điều cần thiết nhất khi tập luyện, vì tập luyện quá sức cũng có thể khiến bạn cảm thấy đói bụng liên tục.
  • Thăm khám khi cần thiết: Đây là việc nên làm nếu sau một thời gian thay đổi chế độ ăn uống mà bạn vẫn thấy nhanh đói và sức khỏe suy giảm. Ngoài ra nếu triệu chứng đói bụng liên tục do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi thuốc cho bạn.

Aăn nhanh đói là dấu hiệu của bệnh gì năm 2024

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng sẽ giúp cải thiện tình trạng ăn nhanh đói

Trên đây là các thông tin cần thiết, giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng vừa ăn xong đã thấy đói và có biện pháp can thiệp kịp thời. Hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích.

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người bệnh. Vì thế những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên chủ động phòng tránh ngay từ bây giờ. Bạn có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tiểu đường được chiết xuất từ dây thìa canh dưới đây:

Tại sao bà bầu hay đói bụng?

Vì sao mẹ bầu thường cảm thấy đói khi mang thai? Sự thay đổi nội tiết tố cũng là yếu tố tác động đến mức độ đói của mẹ bầu. Trong đó, sự dao động của estrogen và progesterone gây tăng cảm giác thèm ăn và khiến mẹ bầu hay thức giấc vào nửa đêm với cảm giác đói bụng.

Tại sao đói bụng lại chóng mặt?

Nguyên nhân thứ nhất gây đau đầu khi đói là do đường huyết thấp, còn được gọi là hạ đường huyết. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong cơ thể ở mức 70mg/dL hoặc thấp hơn gây các các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, run rẩy và lú lẫn.

Đang đói bụng nên ăn gì?

Những thực phẩm nên dùng lúc bụng đói.

Kiều mạch. Trong kiều mạch giàu protein, sắt và các vitamin cần thiết cho cơ thể. ... .

Yến mạch. Yến mạch từ lâu đã là thực phẩm rất tốt cho con người kể cả khi ăn và làm đẹp. ... .

Cháo ngô Sáng sớm ăn cháo sẽ giúp nhẹ bụng và dễ tiêu. ... .

Mầm lúa mì ... .

Trứng. ... .

Việt quất. ... .

Dưa hấu. ... .

Bánh mì không lên men..

Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn là bệnh gì?

Tình trạng bụng đói nhưng miệng không muốn ăn là tình trạng xảy ra ở nhiều người hiện nay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp các vấn đề về dạ dày, bệnh lý trào ngược hay vấn đề liên quan đến gan, mật.