Bà bầu bị đau họng phải làm thế nào năm 2024

Tình trạng bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu thai kỳ khiến nhiều chị em lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy tại sao 3 tháng đầu, bà bầu dễ bị viêm họng? Có ảnh hưởng sức khỏe và thai nhi không? Những triệu chứng điển hình khi bà bầu bị viêm họng là gì? Câu trả lời cho các nghi vấn này sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu thai kỳ

Viêm họng là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương của niêm mạc họng do các nguyên nhân khác nhau. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi, đặc biệt là bà bầu với những biểu hiện như đau, rát cổ họng, khó khăn khi nuốt, giao tiếp, khàn giọng, mất giọng, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, nổi hạch cổ,… Nguyên nhân dẫn đến bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu có thể bao gồm:

  • Virus, vi khuẩn: Các tác nhân như vi khuẩn, virus hoặc nấm gây viêm họng phổ biến bao gồm Streptococcus (liên cầu khuẩn nhóm A), virus cảm lạnh và cảm cúm hay nấm candida.
  • Sức đề kháng: Ở 3 tháng đầu, cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi khiến hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, đây chính là thời điểm thích hợp để các tác nhân gây viêm họng có cơ hội xâm nhập, nhất là vào giai đoạn giao mùa, khí hậu thay đổi thất thường.
  • Môi trường: Môi trường không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa, lông thú cưng,… có thể gây kích thích niêm mạc họng, lâu dần sẽ dễ gây viêm họng.
  • Chất độc hại: Mẹ bầu ở 3 tháng đầu thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, chất phóng xạ, bức xạ,… thì nguy cơ không chỉ gây viêm họng mà còn nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả tác hại đến thai nhi.
  • Trào ngược dạ dày: Đây là một trong những vấn đề thường xảy ra ở bà bầu, acid bị đẩy ngược lên thực quản sẽ gây kích thích và tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm họng.
  • Tăng tiết dịch nhầy: Trong suốt thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng tiết dịch nhầy ở khoang mũi, dịch không thể thoát ra ngoài có thể chảy xuống cổ họng mang theo vi khuẩn và gây viêm.
  • Thói quen ăn uống: Chế độ dinh dưỡng của bà bầu thường có nhiều thay đổi. Việc bà bầu ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều acid, đồ lạnh, uống nước đá,… sẽ có thể khiến niêm mạc bị tổn thương và gây viêm họng.
  • Ốm nghén: Bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu thai kỳ còn có thể do đây là khoảng thời gian bà bầu xuất hiện nhiều triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói nhiều gây áp lực lên niêm mạc dẫn đến đau, rát, viêm họng kéo dài.

Bà bầu bị đau họng phải làm thế nào năm 2024

3 tháng đầu, bà bầu dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công do hệ miễn dịch suy yếu

2. Bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Đối với cơ thể bình thường, viêm họng thường không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, với bà bầu thì đây lại là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy viêm họng xảy ra với bà bầu có nguy hiểm không? Các triệu chứng thường gặp khi bà bầu viêm họng là gì?

Bà bầu bị viêm họng ở 3 tháng đầu thai kỳ có nguy hiểm không?

3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm đối với mẹ bầu vì bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ở giai đoạn này cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tình trạng mẹ bầu bị virus, vi khuẩn hay các tác nhân độc hại xâm nhập dẫn đến viêm họng hoặc các nhiễm trùng khác có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành não bộ, tủy sống, tim,... của em bé.

Bà bầu bị đau họng phải làm thế nào năm 2024

Bà bầu bị viêm họng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh đó, các triệu chứng của viêm họng như ho hen kéo dài gây áp lực lên vùng bụng gây đau bụng, làm tăng nguy cơ sẩy thai ở thời điểm 3 tháng đầu. khi bị viêm họng cấp mẹ bầu cần phải sử dụng thuốc để điều trị, đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành dị tật ở thai.

Triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị viêm họng

Một số triệu chứng điển hình mà bà bầu có thể gặp phải khi bị viêm họng ở 3 tháng đầu:

  • Cổ họng đau, rát, cơn đau tăng lên mỗi khi nhai, nuốt, nói chuyện.
  • Cảm giác mắc nghẹn ở cổ do niêm mạc họng bị sưng.
  • Cổ họng bị kích thích liên tục dẫn đến ngứa ngáy nên mẹ bầu thường xuyên muốn khạc nhổ để tống đờm ra ngoài, điều này dẫn đến khàn giọng, mất giọng.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Ho khan hoặc ho có đờm, thời gian đầu, đờm loãng và có màu trắng nhưng về sau thì đặc hơn, chuyển sang màu vàng hoặc xanh.
  • Hạch ở cổ sưng hoặc 2 bên góc hàm hay 2 bên tai.
  • Bà bầu có thể sốt nhẹ hoặc cao trên 380C.
  • Môi khô, hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon do tình trạng ho kéo dài, cổ họng đau, rát.
  • Khi thăm khám, bác sĩ có thể quan sát thấy vùng họng sưng tấy, phù nề, màu đỏ tươi.

Bà bầu bị đau họng phải làm thế nào năm 2024

Tình trạng đau, rát cổ họng khiến mẹ bầu khó khăn khi ăn uống

Tuỳ vào cơ địa và sức đề kháng của từng người cũng như nguyên nhân mà tình trạng viêm họng có thể khác nhau. Nếu tình trạng viêm họng kéo dài, không đỡ, đi kèm với các triệu chứng như: sốt cao, tức ngực, khó thở,... Khi đó, mẹ bầu cần chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe của cả mẹ và con.

Nếu bà bầu bị viêm họng 3 tháng đầu thai kỳ thì cần lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào khi chưa có sự thăm khám, chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để tìm nguyên nhân.

Nếu mẹ bầu đang có các dấu hiệu viêm họng ở 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể đến Chuyên khoa Tai mũi họng và chuyên khoa Sản thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán, đưa ra phương án điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho cả thai phụ và em bé trong bụng.

Bà bầu bị đau họng phải làm thế nào năm 2024

MEDLATEC là địa chỉ uy tín chẩn đoán và điều trị viêm họng cho bà bầu

Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.

Làm thế nào để hết đau họng cho bà bầu?

Nên làm.

Uống nhiều nước và không để cơ thể thiếu nước..

Dùng các loại trà thảo dược như trà chanh và trà xanh để giảm cảm giác khó chịu và đau ở cổ họng..

Xông hơi có thể giúp giảm nghẹt mũi và đau do nhiễm trùng cổ họng..

Súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất ba lần một ngày vì muối chống lại vi khuẩn..

Bà bầu bị đau họng sổ mũi phải làm sao?

Uống các loại trà xanh. Trà xanh chứa nhiều chất oxy hóa tốt, ngoài ra còn có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng. ... .

Xông hơi. Hơi ấm có độ ẩm cao tác dụng khi xông hơi giúp mẹ bầu giảm cảm giác đau họng, nghẹt mũi khó chịu. ... .

Uống nghệ tươi..

Bà bầu bị viêm họng có ảnh hưởng gì không?

vô cùng nguy hiểm. Thực tế, bất kỳ thai phụ nào bị viêm họng khi mang thai do siêu vi hoặc vi khuẩn gây ra đều mang đến những nguy cơ cho sự phát triển đầy đủ của thai nhi trong bụng, có thể gây tình trạng thiếu oxy huyết ở thai nhi và tăng nguy cơ sinh non ở mẹ.

Bà bầu bị viêm họng nên ăn gì?

Bí quyết chữa đau rát cổ họng cho bà bầu mà không cần dùng thuốc.

Chanh và muối. Các mẹ chỉ cần thái quả chanh thành những lát nhỏ và trộn với muối hạt. ... .

Gừng, chanh và mật ong. Cách này rất đơn giản mà hiệu quả lại rất cao. ... .

Trà ấm và mật ong. ... .

Củ cải tươi. ... .

Lá tía tô ... .

Quất xanh, mật ong..