Bác sĩ y học dự phòng có được cấp chứng chỉ hành nghề

Mục lục bài viết

  • 1. Y học dự phòng là gì ?
  • 2. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phòng hiện nay
  • 3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phònghiện nay
  • 3.1 Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] - Mã số: V.08.02.04
  • 3.2. Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] - Mã số: V.08.02.05
  • 3.3. Bác sĩ y học dự phòng [hạng III] - Mã số: V.08.02.06

1. Y học dự phòng là gì ?

Y học dự phòng [Preventive Medicine] là một lĩnh vực y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp để phòng bệnh. Có thể xem YHDP là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân và y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của Y học Dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Người làm Y học dự phòng sẽ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chính sách thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe để giảm bệnh tật hoặc ngăn chặn và kiểm soát sự tiến triển, giám sát vấn đề sức khỏe, xác định nhu cầu sức khỏe và lập kế hoạch, quản lý và đánh giá các dịch vụ y tế.

2. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phòng hiện nay

Pháp luật hiện nay quy định 6 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phòng hiện nay là:

- Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

-Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Tôn trọng quyền của người bệnh.

- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Do tính chất công việc đặc biệt nên ngành bác sĩ nói chung và bác sĩ y học dự phòng nói riêng có những yêu cầu rất riêng về đạp đức nghề nghiệpđể đảm bảo y nghĩa tốt đẹp của người lương y.

3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phònghiện nay

Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng:

Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:

a] Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] Mã số: V.08.02.04

b] Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] Mã số: V.08.02.05

c] Bác sĩ y học dự phòng [hạng III] Mã số: V.08.02.06

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ y học dự phòng hiện nay được quy định tại Thông tư liên tịch số10/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể như sau:

3.1 Bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] - Mã số: V.08.02.04

Nhiệm vụ:

a] Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;

b] Chủ trì triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c] Chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;

Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;

Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát và khống chế dịch, bệnh, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;

Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;

Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;

Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định;

d] Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp liên quan đến sức khỏe cộng đồng thuộc phạm vi công việc được giao và của ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu;

đ] Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;

e] Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu;

g] Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a] Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học thuộc chuyên ngành y học dự phòng;

b] Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 [B2] trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c] Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d] Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I].

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a] Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới;

b] Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đề xuất biện pháp can thiệp và dự phòng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng;

c] Có năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá chính sách, hệ thống, cơ cấu điều hành trong lĩnh vực y tế dự phòng;

d] Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành để thực hiện nhiệm vụ;

đ] Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học;

e] Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính [50% thời gian trở lên] đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

g] Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] lên chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp [hạng I] phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] tối thiểu là 02 năm.

3.2. Bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] - Mã số: V.08.02.05

Nhiệm vụ:

a] Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;

b] Tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c] Tổ chức thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;

Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;

Đề xuất và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh, tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;

Phòng chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;

Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;

Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định.

d] Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế dự phòng khi có yêu cầu;

đ] Tổ chức hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức chuyên môn y tế, học sinh và sinh viên;

e] Chủ trì hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a] Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học trở lên thuộc chuyên ngành y học dự phòng;

b] Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 [B1] trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c] Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

d] Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II].

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a] Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới;

b] Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

c] Có năng lực đề xuất biện pháp can thiệp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;

d] Có năng lực tổ chức thực hiện, đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;

đ] Có năng lực giám sát, đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường;

e] Có năng lực phát hiện sớm ổ dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và phát hiện vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong cộng đồng, đề xuất giải pháp thích hợp;

g] Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ;

h] Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính [50% thời gian trở lên] đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

i] Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ y học dự phòng [hạng III] lên chức danh bác sĩ y học dự phòng chính [hạng II] phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng [hạng III] hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học hoặc bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú; trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng [hạng III] tối thiểu là 02 năm.

3.3. Bác sĩ y học dự phòng [hạng III] - Mã số: V.08.02.06

Nhiệm vụ:

a] Thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;

b] Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;

c] Thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;

Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;

Thực hiện biện pháp kiểm soát và khống chế dịch bệnh, tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;

Phòng chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;

Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;

Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định.

d] Hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức, học sinh và sinh viên thuộc chuyên ngành;

đ] Tham gia nghiên cứu khoa học.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a] Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên ngành y học dự phòng trở lên;

b] Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 [A2] trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

c] Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a] Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

b] Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người;

c] Có năng lực đề xuất biện pháp xử lý thích hợp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện, liên tục đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;

d] Có năng lực tổ chức thực hiện và đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;

đ] Có năng lực phát hiện sớm ổ dịch bệnh, vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong cộng đồng và tham gia phòng chống dịch;

e] Có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học;

g] Có kỹ năng trong việc hợp tác và phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.

MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.]

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Video liên quan

Chủ Đề