Đề thi môn sinh học lớp 11 học kì 1

4
746 KB
0
136

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút [Đề có 02 trang] Họ và tên học sinh :..................................................... Lớp : ................... Đề 111 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM [06 điểm] Câu 1. Năng suất kinh tế là: A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. B. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. D. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 2. Trong cơ thể động vật, hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể: A. Hệ thần kinh. B. Hệ tuần hoàn C. Hệ hô hấp. D. Hệ bài tiết. Câu 3. Trong mề gà [dạ dày cơ], thường có những hạt sỏi nhỏ là do: A. Dạ dày có lớp cơ khoẻ để tiêu hoá B. Gà không có răng nên ăn nhầm C. Ăn vào để trợ giúp cho quá trình tiêu hoá cơ học D. Ăn để bổ sung các chất Câu 4. Ngay sau khi vận động mạnh [chạy bộ, chơi thể thao...] thì: A. Nhịp tim giảm, thân nhiệt và huyết áp tang B. Nhịp tim tăng, huyết áp giảm, thân nhiệt tăng C. Nhịp tim và thân nhiệt tăng, huyết áp giảm D. Nhịp tim, thân nhiệt và huyết áp tăng Câu 5. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế A. Điều hòa áp suất thẩm thấu B. Điều hòa huyết áp C. Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu D. Duy trì nồng độ glucozơ trong máu Câu 6. Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, có bao nhiêu phát biểu đúng? [1] Không có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch. [2] Máu và nước mô tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào. [3] Máu chảy trong động mạch có tốc độ chậm, áp lực thấp. [4] Sự điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 7. Những động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? [1] Tôm. [2] Cá. [3] Ốc sên. [4] Ếch. [5] Trai. [6] Bạch tuộc. A. [1], [2] và [3]. B. [2], [5] và [6]. C. [4], [5] và [6]. D. [1], [3] và [5]. Câu 8. Quá trình hô hấp hiếu khí và lên men có giai đoạn chung là: A. Tổng hợp Axetyl - CoA B. Chuỗi chuyền electron C. Chu trình Crep D. Đường phân Câu 9. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? [1] Lizôxôm [2] Ribôxôm [3] Lục lạp [4] Perôxixôm [5] Ti thể [6] Bộ máy Gôngi Phương án trả lời đúng là: A. [2], [3] và [6]. B. [3], [4] và [5]. C. [1], [4] và [6]. D. [1], [4] và [5]. Câu 10. Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là: A. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây B. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây. C. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. D. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 11. Bảng sau đây cho biết thông tin về cấu tạo và chức năng của bộ răng của thú ăn thịt. Cấu tạo Chức năng 1. Răng cửa sắc nhọn. a. Cắm và giữ mồi cho chặt. 2. Răng nanh nhọn và dài b. Cắn thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. 3. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn c. Lấy thịt ra khỏi xương. 4. Răng hàm có kích thước nhỏ d. ít được sử dụng. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng ? A. 1-c, 2-d, 3-a, 4-b. B. 1-b, 2-c, 3-d, 4-a C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d . D. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. 1/2 - Mã đề 111 Câu 12. Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí: [1] diện tích bề mặt lớn [2] luôn ẩm ướt [3] có rất nhiều mao mạch [4] có sắc tố hô hấp [5] dày [6] có sự lưu thông khí Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ? A. [1], [2] và [3] B. [1], [2], [3], [4] và [6] C. [5] và [6] D. [1], [4] và [5] Câu 13. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch máu não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị không bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 14. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được ? A. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hóa ngoại bào. C. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào D. Tiêu hoá nội bào. Câu 15. Cho các sản phẩm sau: [1] CO2 [2]C6H12O6 [3] H2O [4] Năng lượng [5] O2 Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật bao gồm: A. [1], [3], [4] B. [2], [4], [5] C. [3], [4], [5] D. [1], [2], [4] Câu 16. Khi nồng độ glucôzơ trong máu tang, tuyến tụy tiết: A. Insualin giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ. B. Glucagôn giúp gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ. C. Insualin giúp gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ. D. Glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ. Câu 17. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây? [1] Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. [2] Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp. [3] Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. [4] Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. [5] Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. Phương án trả lời đúng là: A. [3], [4], [5]. B. [2], [3], [5]. C. [1], [3], [5]. D. [1], [2], [4]. Câu 18. Hệ sắc tố quang hợp bao gồm : A. diệp lục và carôten. B. diệp lục và carôtenôit C. diệp lục b và carotenoit. D. diệp lục a và diệp lục b. Câu 19. Cân bằng nội môi là: A. Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. B. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ quan C. Duy trì sự ổn định của môi trường trong mô. D. Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 20. Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác là: A. Có nhiều ống khí. B. Có nhiều phế nang. C. Phế quản phân nhánh nhiều. D. Khí quản dài. Câu 21. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt. A. Manh tràng phát triển. B. Ruột ngắn. C. Dạ dày đơn. D. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ. Câu 22. Vì sao ở lưỡng cư và bò sát [trừ cá sấu] có sự pha máu? A. Vì chúng là động vật biến nhiệt. B. Vì tim chỉ có 2 ngăn. C. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. D. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất. Câu 23. Côn trùng có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng mang. B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí D. Hô hấp bằng phổi.. Câu 24. Tiêu hóa là quá trình: A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. B. Tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể. C. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. D. Làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. II. PHẦN TỰ LUẬN [04 điểm] Câu 1 [1.5đ]: Bề mặt trao đổi khí là gì? Nêu đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Câu 2 [1.5đ]: Em hãy kẻ bảng phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín? Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? Câu 3 [1đ]: Huyết áp thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau: suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu? ------ HẾT -----2/2 - Mã đề 111 SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐÁP ÁN KTCK1 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút [Không kể thời gian phát đề] Phần đáp án câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 24. 111 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 B B C D A A D D B A D B B D A C D B D A A C C C 112 113 114 B A A D C B C D A D B D D C A C D A C C C A C D D B C C B D B B A D B A B A C A D C A D B D C C C B D A B B A C A B D B B C D D A C A A A C D C PHẦN ĐÁP ÁN TỰ LUẬN Câu 1:[1,5 điểm] Bề mặt trao đổi khí : là nơi thực hiện quá trình trao đổi khí [nhận O2 và giải phóng CO2] giữa cơ thể với môi trường.[0,5 điểm] - Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí[ mỗi đặc điểm đúng 0,25 điểm] + Bề mặt trao đổi khí rộng [tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn]. + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng. + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. 1 + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng. Câu 2:[1,5 điểm] Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện[0,25 Thân mềm, chân khớp: giun dẹp, châu Mực ống, giun đốt, cá, ếch, bò sát, điểm] chấu chim, thú, người Hệ mạch[0,25 Không có mao mạch. điểm] Đường đi của Tim bơm máu vào động mạch-> khoang máu[0,25 điểm] cơ thể[ máu trộn lẫn với dịch mô-> hỗn hợp máu- dịch mô, máu trao đổi trực tiếp với tế bào] ->Tĩnh mạch-> Tim có mao mạch. Tốc độ,áp lực Tốc độ chậm, áp lực thấp máu[0,25 điểm] Tốc độ nhanh, áp lực cao Tim bơm máu vào ĐM-> mao mạch[ máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch]-> qua TM -> Tim - Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, đến cơ quan nhanh hơn, do đó đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất [0,5 điểm] Câu 3:[1,0 điểm] - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố: nhịp tim và lực co của tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu nên khi có sự thay đổi các yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp: + Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu hoặc bị suy tim -> huyết áp giảm[05 điểm] + Xơ vữa mạch -> lòng mạch hẹp, thành mạch kém đàn hồi -> huyết áp tăng[0,25 điểm] + Khi mất máu -> khối lượng máu giảm -> huyết áp giảm[0,25 điểm] 2

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Video liên quan

Chủ Đề