Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể sách bài tập

Hướng dẫn Giải KHTN 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Kết nối tri thức, giúp các em học tốt hơn.

Mở đầu

Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?

Hướng dẫn giải:

Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, ...

I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí

1. Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết

2. Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?

3. Tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí

Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, lỏng và khí.

4. Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí?

5. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?

6. Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn

Hướng dẫn giải:

1. Chất ở thể rắn:sắt, đồng, nhôm, bạc, đá,...

Chất ở thể lỏng:nước, thủy ngân,...

Chất ở thể khí:hơi nước, khí nitrogen, khí oxygen,...

2. Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.

3. Hình dạng:

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Hình dạng

Hình dạng cố định

Hình dạng theo vật chứa

Hình dạng theo vật chứa

Khả năng chịu nén

Rất khó nén

Khó nén

Dễ nén

4. Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.

5. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất vật lí của thể lỏng vì nó có hình dạng theo vật chứa và chảy, lan ra mọi hướng.

6. Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng.

II. Sự chuyển thể của chất

1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?

3. Quan sát hình 2.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè [hình a] và khi chuyển sang mùa đông [hình b].

4. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.

5. So sánh điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.

Hướng dẫn giải:

1. Từ nhiệt độ nóng chảy thì chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân.

2. Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước.

3. Khi chuyển sang mùa hè,băng tuyết tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Khi chuyển sang mùa đông, nướcbị đóng băng, nước đã chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

4. Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.

- Khác nhau:

+ Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí

+ Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng

5.Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

- Điểm khác nhau :

+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.

+ Sự sôi : chất lỏng vừa hóahơi trong lòng chất lỏng vừahóahơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ởnhiệt độ sôi.

Lời Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể bộ sách Kết nối tri thức chi tiết được biên soạn bám sát sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sẽ giúp các bạn làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6 dễ hơn.

Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

Câu 10.1. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây.

B. Gió thổi.

C. Mưa rơi.

D. Lốc xoáy.

Trả lời:
Chọn đáp án: A

Câu 10.2. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A.Ngưng tụ.

B.Hoá hơi.

C Sôi.

D Bay hơi.

Trả lời:
Chọn đáp án: C

Câu 10.3. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

A. Dễ dàng nén được.

B. Không có hình dạng xác định.

C. Có thế lan toả trong không gian theo mọi hướng.

D. Không chảy được.

Trả lời:
Chọn đáp án: C

Câu 10.4. Cho 3 chiếc cốc được đặt như Hình 10.1 :

Đổ nước vào cốc đến vị trí có mũi tên, Hãy vẽ bể mặt của mực nước trong các cốc này. Có thế làm thí nghiệm để kiểm chứng: đánh dấu một vị trí trên thành cốc, Đạt cốc như mô tả trên Hình 10.1. Đổ nước đến vị trí đã đánh Dấu và quan sát bề mặt nước.

Trả lời:

Câu 10.5. Hãy điển vào chỗ trống các t ừ/cụm từ thích hợp:

a] Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì......

b] Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì.......

c] Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì......

d] Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn, cả hai đều không biến dạng vì.......

Trả lời:

a] Vì chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng.

b] Vì chất khí nén được.

c] Vì chất lỏng có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt.

d] Vì chất rắn có hình dạng cố định.

Câu 10.6. Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy:

a] Chất rắn không chảy được.

b] Chất lỏng khó bị nén.

c] Chát khí dễ bị nén.

Trả lời:

Một số ví dụ:

a] Để một vật rắn trên bàn, vật rắn không chảy tràn trên bề mặt [không tự di chuyển].

b] Khi đổ đầy chất lỏng vào bình, rất khó để nén chất lỏng.

c] Bơm không khí làm căng săm xe máy, xe đạp, sau đó dùng tay ta vẫn nén được săm của xe.

Câu 10.7. Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dầu ngoài biển khơi. Theo em có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng những cách nào?

Trả lời:

- Cho dầu vào thùng chứa và vận chuyển vào đất liền, hoặc bơm dầu chảy qua những đường ống dẫn dầu về đất liền.

Câu 10.8. Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng. Để làm nóng chảy một cục nước đá, tà chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng. Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của nến và nước so với nhiệt độ phòng.

Trả lời:

- Nến có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng, do đó ở nhiệt độ phòng nến ở thể rắn. Ta cần đun nóng thì nến mới chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Nước có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ phòng. Do đó ở nhiệt độ phòng, nước ở thể lỏng. Nước ở thể rắn [nước đá] sẽ tự chuyển sang thể lỏng.

Câu 10.9. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -39 °C.

a] Làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thuỷ ngân đông đặc?

b] Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thuỷ ngân ở thể gì?

Trả lời:

a] Khi làm lạnh thuỷ ngân lỏng đến -39 °C, thuỷ ngân đông đặc.

b] Ở nhiệt độ phòng, thuỷ ngân ở thể lỏng.

Câu 10.10. Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất?

Trả lời:

- Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi xảy ra tại nhiệt độ sôi.

- Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trên bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ. Vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ nên không có “nhiệt độ bay hơi”.

Câu 10.11. Ở nhiệt độ phòng: oxygen, nitrogen, carbon dioxide ở thể khí; nước, dầu, xăng ở thể lỏng, Hãy cho biết nhiệt độ sôi của các chất trên cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ phòng.

Trả lời:

- Oxygen, nitrogen, carbon dioxide: nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ phòng.

- Nước, dầu, xăng: nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phòng.

Câu 10.12. Chuẩn bị 3 chất lỏng: cồn y tế, nước và dầu ăn. Nhỏ một giọt mỗi chất lỏng lên bề mặt kính và quan sát. Hãy cho biết:

a] Chất lỏng nào bay hơi nhanh nhất, chất lỏng nào bay hơi chậm nhất?

b] Sự bay hơi nhanh hay chậm có mới liên hệ thế nào với nhiệt độ sôi? Cho. biết nhiệt độ sôi của các chất lỏng đỏ như sau:

Trả lời:

- Cồn y tế bay hơi nhanh nhất. Dầu ăn bay hơi chậm nhất. Chất có nhiệt độ sôi càng thấp thì bay hơi càng nhanh và ngược lại.

Câu 10.13. Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung.

a] Tại sao có nước đọng trên nắp vung?

b] Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi.

Trả lời:

a] Khi đun nóng, nước bay hơi. Hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ lại.

b] Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi.

Câu 10.14. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát [Hình 10.2]. Khả năng chảy của cát mịn giống với nước lỏng.

a] Em hãy cho biết bề mặt cát và bể mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau.

b] Hạt cát có hình dạng riêng không?

c] Cát ở thế rắn hay thể lỏng?

Trả lời:

a] Bề mặt của nước phẳng, nằm ngang, song song với mặt bàn, bể mặt của cát gồ ghề.

b] Cát đựng trong cốc dường như có hình dạng một phần của cốc, tuy nhiên nếu quan sát kĩ thì từng hạt cát nhỏ vẫn có hình dạng cố định.

c] Cát ở thể rắn vì các hạt cát có hình dạng cố định, cát không chảy tràn trên bề mặt.


Cập nhật: 07/09/2021

Video liên quan

Chủ Đề