Các vị thuốc chỉ huyết khí dùng thường được đem sao

Mùa thu, khi tiết trời bắt đầu chuyển sang hanh khô. Độ ẩm không khí thường thấp, nhất là trong điều kiện đường sá có nhiều bụi bậm, bên cạnh đó, thời tiết lại thường có các đợt gió mùa đông bắc, se lạnh. Đó là điều kiện thuận lợi cho chứng ‘chảy máu cam’ xuất hiện. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, song ở trẻ em, tỷ lệ thường cao hơn.

Chữ cam ở đây theo nghĩa là ‘Ngọt’, có nghĩa là chứng chảy máu gây ra do một thứ bệnh có tên chung là ‘Bệnh cam’. Bệnh thuộc chứng cam thường chỉ xuất hiện ở trẻ em. Vì trẻ em thường thích ăn nhiều đồ ngọt. Và sau mỗi lần ăn như vậy, các em lại không có thói quen súc miệng sạch. Chính điều đó là điều kiện tốt cho các yếu tố gây viêm nhiễm ở các bộ phận họng, mũi, lưỡi, niêm mạc miệng, răng, lợi… 

Khi bị viêm niêm mạc mũi bị sưng tấy, sung huyết. Các mao mạch ở niêm mạc mũi do viêm nhiễm dẫn đến xơ giòn, dễ bị đứt. Mặt khác với khí hậu của mùa thu và đầu đông khô hanh, kèm theo thời tiết lạnh, làm cho các mao mạch bị co lại, mà gây xuất huyết, tức ‘chảy máu cam’. Đương nhiên, điều đó sẽ xảy ra nhiều hơn đối với những trẻ em có sức đề kháng kém hơn, và trong tình trạng cơ thể thiếu một số vitamin, liên quan đến tính thấm của thành mạch, như vitamin C, P, K… những chất có tác dụng làm cho thành mạch dẻo dai, bền chắc.

Chảy máu cam

Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay… Nếu bị chảy với lượng ít, số lần bị ít, thì ảnh hưởng cũng không lớn. Song nhiều trẻ do việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các cháu.

Y học cổ truyền cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân ‘huyết nhiệt’ gây ra ‘huyết nhiệt sinh phong’, tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho ‘bức huyết vong hành’, tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. Do vậy mà y học cổ truyền thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để chữa chảy máu cam. 

Để chữa chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là ‘loạn phát’, loạn là ‘rối’, ‘phát’ là tóc. Trường hợp không có tóc rối có thể cắt ngay một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, rồi đặt ngay vào bên lỗ mũi bị chảy máu, hít sâu vào trong, máu sẽ ngừng chảy ngay.

Chữa chảy máu cam bằng y học cổ truyền

Sau đó hãy dùng các bài thuốc sau đây.

Bài 1: Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.

Bài 2: Lá sen tươi 50 g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.

Bài 3: Lá cây huyết dụ 12 – 16 g, cỏ nhọ nồi, lá trắc bách diệp, đồng lượng, sao đen, sắc uống, ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.

Bài 4: Hoa hòe [sao cháy] 12g, trắc bách diệp [sao cháy] 12g, kinh giới tuệ [sao cháy] 12g, chỉ xác [sao vàng xém cạnh] 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền 2 tuần lễ.

Bài 5: Thục địa 16g, trạch tả 6g, hoài sơn 8g, bạch linh 6g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì 6g.

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ 30 phút. Uống liền 3 tuần lễ. Cũng có thể làm dưới dạng viên hoàn với mật ong, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g. Phương này thích hợp cho những trường hợp cơ thể bị huyết nhiệt, do chứng âm hư hỏa vượng, chứng chảy máu cam, nhiều lần, cơ thể gầy và xanh…

Ngoài việc dùng thuốc y học cổ truyền ra, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là cần bổ sung thêm thường xuyên các loại rau quả tươi, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C để chữa chảy máu cam. Trong trường hợp cần thiết nên kết hợp uống thêm vitamin C và hoa hòe sao đen hàng ngày, dưới dạng chè hãm. Vì trong hoa hòe chứa rutin, một chất có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính thấm của thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Do đó, nó là thành phần hữu hiệu để đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch và suy yếu tĩnh mạch, gây chảy máu cam, ho ra máu và các chứng xuất huyết khác. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Cây cốt khí củ hay còn được gọi là điền thất, hổ trượng căn, hoạt huyết đan hay ban trượng căn,... Cây có tính ấm vị đắng và thường mọc hoang ở những vùng đồi núi nước ta. Trong đông y thường sử dụng rễ để điều trị phong thấp, huyết áp, viêm gan, chấn thương hay điều hòa kinh nguyệt,.... Vậy công dụng cốt khí củ dược liệu là gì?

Cốt khí củ hay còn được gọi là điền thất, hổ trượng căn, hoạt huyết đan hay ban trượng căn,... Cây cốt khí củ có vị đắng tính ấm, quy kinh tâm can với công dụng hoạt huyết thông kinh, trừ phong thấp, trị thống, thanh thấp thiệt, sát khuẩn và tiêu viêm. Cốt khí củ thường mọc hoang ở những vùng đồi núi của nước ta. Vị thuốc cốt khí củ thường được thu hoạch vào tháng 9 trở đi và đặc biệt là vào mùa đông, khi phầ trên mặt đát của cây bắt đầu tàn, người ta thường đào để lấy rễ và rửa sạch đất cát, đồng thời cắt bỏ phần rễ con, sau đó phơi khô se rồi đem sấy khô và bảo quan ở nơi khô ráo tránh nấm mốc.

Thành phần hóa học chính trong cây cốt khí củ đó là hợp chất anthanoid. Bên cạnh đó dịch được chiết nước từ cốt khí củ có công dụng chống viêm, đồng thời ức chế sự tăng sinh của những khối u phát triển trong cơ thể, đồng thời 1-nitropyren ức chế sự đột biến và khép AND. Cốt khí củ dược liệu là một trong những vị thuốc có tác dụng phòng ngừa lão hóa, dịch được chiết từ rễ có tác dụng chống ho, giãn phế quản, cầm máu, hạ cholesterol trong máu và ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh cũng như trực khuẩn lỵ. Trong cốt khí củ có stiben đặc biệt là resveratrol có tác dụng làm giảm đi sự lắng động lipoprotein, ngăn chặn sự phát triển của ung thư da, chống lão hóa và làm biến đổi sự tổng hợp cholesterol và triglycogen,... làm tổn thương các tổ chức tại gan.

Cốt khí củ dược liệu có một số công dụng đối với sức khỏe người bệnh

Một số bài thuốc sử dụng cốt khí củ dược liệu bao gồm:

  • Điều trị đau nhức xương do phong thấp: Các vị thuốc bao gồm cốt khí củ 12 gram, 12 gram đơn gối hạc, 8 gram cỏ xước, 8 gram hy thiêm, uy linh tiên và binh lang mỗi loại 6 gram. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày, 1 thang/ ngày và sử dụng liên tục 10 ngày.
  • Chữa bầm tím bên ngoài do va đập: Cốt khí củ 20 gram, lá móng 30gram, sắc với 300ml nước cho đến khi còn 150ml, sau đó hoà thêm 20ml rượu, rồi chia làm 2 phần uống uống trong ngày để giúp giảm đau và tan huyết ứ.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi ở thể vàng da: Cốt khí củ 20gram, lá liễu tươi 30 gram, địa cam thảo tươi 30gram, sắc uống 1 thang/ ngày và uống bài thuốc này liên tục trong vòng 10-15 ngày.
  • Hỗ trợ điều trị xơ gan: Cốt khí củ 20 gram, đan sâm 15 gram, hồng hoa 3g, chỉ sát 10, trạch tả 15 gram, trư linh 30 gram, trần bỡ 6 gram, sơn tra 15 gram, cam thảo 3gram. Sắc uống 1 thang/ ngày và uống trong vòng 1 tuần.
  • Cách làm giảm tình trạng sưng vú: Cốt khí củ 12 gram, rễ cây lá lốt 10gram, rễ bồ công anh 10 gram, hạt muồng 12 gram, bạch truật 8 gram. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Chữa phong thấp, viêm khớp, đau chân: Củ cốt khí 15 gram, cây bìm bìm 10 gram, cây gối hạc 15 gram, mộc thông 10gram. Sắc tất cả các vị thuốc trên cùng với 4 bát nước, sắc cho đến khi cạn còn 2 bát và chia làm 2 phần uống trong ngày. Có thể sử dụng các vị thuốc trên để ngâm rượu uống cũng có tác dụng điều trị tương tự. Ngoài công dụng giúp chữa đau nhức xương của cốt khí củ thì vị thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa các chứng giãn xương và giãn cơ ví dụ như chân tay sưng tấy đỏ.
  • Điều trị chấn thương và tụ máu bầm chân tay: Các vị thuốc bao gồm cốt khí củ khoảng 30 gram, với cây gối hạc và cây bìm bìm mỗi vị 20 gram, mộc thông. Sắc các vị thuốc trên cùng với 2 lít nước. Đun thuốc cho đến khi nước cạn còn 1 lít, sau đó chia làm 2 phần uống sáng chiều.
  • Điều trị đau bụng do ứ huyết: 10 gram củ cốt khí, 10 gram lá móng. Sắc 2 vị thuốc trên chung với một chút rượu trong khoảng 15 phút rồi chia làm 2 phần uống trong ngày. Thuốc sẽ có công dụng rõ rệt ngay sau 2 hoặc 3 ngày uống thuốc.
  • Giúp tụt huyết áp và ổn định huyết áp: Các vị thuốc bao gồm củ cốt khí lá tre, trúc diệp, thổ phục linh, gừng tươi, mỗi loại 5 gram. Sắc chung với một ít nước để sử dụng hàng ngày. Bài thuốc này rất phù hợp cho những người có huyết áp không ổn định, và lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi thất thường. Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như đầu óc choáng váng, đứng ngồi không vững, tim hồi hộp đập nhanh, buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi,...
  • Điều trị viêm gan do thấp nhiệt: các vị thuốc bao gồm bán chi liên, cốt khí củ, hồng táo, nhân trần, đan sâm, bạch hoa xà thiệt thảo, hy thiêm, kim tiền thảo mỗi vị 20 gram, hoạt thạch 10 gram, phục linh 10 gram, hoắc hương và cam thảo mỗi vị 6 gram, đại hoàng 5 gram. Sắc với lượng nước vừa đủ, sử dụng uống nhiều lần và dùng hết trong ngày.
  • Điều trị bỏng do lửa và bỏng nước: Củ cốt khí và dầu lạc được sử dụng trong bài thuốc trị bỏng. Củ cốt khí đem rán trong dầu lạc, sau đó để nguội và lấy dầu thoa lên vị trí vết bỏng. Kiên trì sử dụng bài thuốc này hàng ngày cho đến khi vết bỏng mờ dần và da đã lành hẳn.
  • Trị bầm máu do té ngã: Các vị thuốc bao gồm củ cốt khí, một dược, hoa hồng và nhũ hương, gia giảm liều theo từng trường hợp bệnh. Đem sắc các vị cùng với nước trong khoảng thời gian là 15 phút và chia dùng hết trong ngày.
  • Điều trị rắn độc và mụn nhọt: Dược liệu có trong bài thuốc bao gồm cốt khí củ, bồ công anh, liên kiều và kim ngân hoa. Dùng các vị thuốc tươi đem rửa sạch, để ráo nước và sau đó giã nát rồi đắp lên da.
  • Trị viêm họng gây ho: cốt khí củ, hoàng cầm tỳ bà diệp và ngân hoa. Sắc tất cả vị thuốc trên và uống hàng ngày, sử dụng trong nhiều ngày cho đến khi khỏi.
  • Điều trị thoái hóa đốt sống cổ: Cốt khí củ, cỏ xước, lá lốt, dây đau xương mỗi loại 15 gram. Sắc các vị thuốc trên cùng với 1 lít nước, khi nào nước cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc rồi chia làm 2 phần uống trong ngày.

Cốt khí củ dược liệu cần được sử dụng theo đúng liều lượng của thầy thuốc Đông Y

Những lưu ý khi sử dụng cốt khí củ dược liệu trong điều trị bệnh như sau:

  • Cây cốt khí có tác dụng hoạt huyết rất mạnh cho nên không sử dụng cốt khí củ cho phụ nữ mang thai. Nếu dùng cốt khí củ dược liệu có thể tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.
  • Mặc dù cốt khí củ có công dụng rất tốt cho phụ nữ có kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc sưng vú,... Tuy nhiên, vì tính dược liệu trong dược liệu dễ khiến cho cơ thể phụ nữ mẫn cảm, khó khăn trong việc mang thai khi quá lạm dụng bài thuốc quá mức.
  • Tránh sử dụng đồng thời cốt khí củ với những loại thuốc chống đông máu và thuốc co mạch, đặc biệt không dùng cho những người bị rong kinh.
  • Hạn chế không sử dụng cốt khí củ dược liệu cho trẻ dưới 13 tuổi, bởi vì cây có thể gây đột biến, biến đổi mà chúng ta không thể lường trước được.
  • Khi sử dụng cốt khí củ dược liệu phải sao kỹ để giảm bớt anthranoid, nếu dùng sống sẽ dễ gặp phải tình trạng bị đi ngoài phân lỏng.
  • Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút và uống thuốc khi còn nóng. Tuy nhiên, tốt nhất là uống lúc thuốc còn nóng. Nếu sử dụng thuốc đã để qua đêm thì các vi sinh vật lên men có thể gây đầy bụng, đau bụng.
  • Khi đang sử dụng thuốc nên kiêng ăn một số loại thực phẩm như đồ cay, rau muống, đồ tanh, đỗ xanh, rượu, bia và các chất kích thích làm mất tác dụng hoặc phản tác dụng của thuốc đem lại.

Tóm lại, cây cốt khí củ hay còn được gọi là điền thất, hổ trượng căn, hoạt huyết đan hay ban trượng căn,... Cây có tính ấm vị đắng và thường mọc hoang ở những vùng đồi núi nước ta. Trong đông y thường sử dụng rễ để điều trị phong thấp, huyết áp, viêm gan, chấn thương hay điều hòa kinh nguyệt,.... Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đông y nào cần tham khảo ý kiến của bác sĩ Y Học Cổ Truyền để được tư vấn cũng như có biện pháp điều trị phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề