Bài hát mới của chi pu là gì

Trước những tranh luận, nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền - người sáng tác ca khúc Sashimi - giải thích với Tuổi Trẻ: "Ý nghĩa bài hát chỉ đơn giản là hành trình trải nghiệm ẩm thực của một thực khách đi ăn sushi, sashimi thông qua lời kể của nữ chủ quán - là Chi Pu.

Nói nôm na đây là một bài hát "tả thực" chứ không có ý nghĩa đạo lý gì sâu xa. Tôi nghĩ âm nhạc muôn màu muôn vẻ. Có bài ý nghĩa, nhiều bài học và cảm xúc nhưng cũng có bài đơn thuần là để giải trí và nghe thấy vui tai vào những lúc muốn giải tỏa căng thẳng".

Về trường hợp này, nhạc sĩ Nguyễn Bá Hùng nhận định: "Tôi đã xem video của ca sĩ Chi Pu, theo tôi, để đánh giá tác phẩm này là nghệ thuật hay là "rác" như nhận định của một số người thì cần có thước đo cụ thể.

Đầu tiên, phần nghe phải tạo được cảm giác dễ chịu, ca từ rõ, có nội dung và truyền đi một thông điệp cụ thể, hoặc là giải trí hoặc là nghệ thuật. Mỗi câu hát phải là một câu có ý nghĩa. Thứ hai, phần nhìn phải tương ứng với phần nghe và phù hợp với sự phát triển của văn hóa quốc gia nơi tác phẩm đó phát hành".

Dựa theo những tiêu chí cá nhân đó, nhạc sĩ Bá Hùng không gọi MV của Chi Pu là "rác" nhưng anh thấy chưa phù hợp để phổ biến ở một nền văn hóa như Việt Nam.

Khán giả Nguyễn Tuấn Khôi [quận Phú Nhuận, TP.HCM] cho rằng phần nghe và phần nhìn của MV Sashimi không tương ứng với nhau. Khán giả này nói: "Nếu phần nghe [như nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền nói] là kể về trải nghiệm ăn sashimi đơn thuần thì ở phần nhìn, Chi Pu và các vũ công lại mặc trang phục bó sát và thực hiện các động tác nhảy gợi cảm, gợi liên tưởng cho người xem đến chủ đề khác, là tình dục. Tôi nghĩ hình thức thể hiện trong MV đã phản lại nội dung ca từ mà nhạc sĩ nói".

Lằn ranh giữa gợi cảm và dung tục

Kyle Nguyễn, quản lý của nhiều nghệ sĩ trẻ, nói: "Thật khó khi người làm sáng tạo phải đi dây giữa lằn ranh gợi cảm và dung tục. Một sản phẩm có thể người này thấy đẹp, thấy đã nhưng người kia lại chỉ thấy được tăm tối, xấu xa, tiêu cực". Theo quan điểm của Kyle Nguyễn, MV Sashimi của Chi Pu là một sản phẩm giải trí không quá dung tục nhưng có nhược điểm là an toàn, thiếu điểm nhấn.

Hơn nữa, theo khán giả Vũ Hoàng Linh - một người trẻ làm việc trong lĩnh vực truyền thông, nghệ sĩ Việt chưa có ý thức cao độ về giới hạn độ tuổi cho các MV nói về tình dục, đặc biệt là những nghệ sĩ có người hâm mộ chủ yếu là người trẻ, tuổi teen.

"Việc giới hạn độ tuổi là một phần trách nhiệm của nghệ sĩ, nếu thấy sản phẩm của mình chỉ phù hợp với người trên 18 tuổi hoặc trên 16 tuổi. Nếu không muốn giới hạn tuổi, tại sao họ không chọn làm MV theo hướng khác?" - Hoàng Linh nói.

Là người làm việc với các nghệ sĩ trẻ - những người tràn đầy ý tưởng mới lạ và cũng không muốn đi vào lối mòn về hình thức thể hiện, Kyle Nguyễn ủng hộ nghệ sĩ sáng tạo nhưng đừng đi ngược lại nguyên tắc của cộng đồng.

Anh nói: "Nghệ sĩ làm về sáng tạo, càng nhiều luật lệ dù thành văn hay bất thành văn cũng sẽ hạn chế ít nhiều sự sáng tạo đó. Dĩ nhiên, có những hạn chế là cần thiết để đảm bảo đúng chuẩn quy tắc xã hội, cộng đồng, pháp luật".

Nhạc sĩ Bá Hùng cho rằng dù không tác phẩm nào đạt sự ủng hộ tuyệt đối, nhưng khi một tác phẩm vấp phải sự phản đối từ số đông thì nghệ sĩ cần xem lại, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của khán giả.

Không dễ theo đuổi hình tượng gợi cảm

Khán giả Vũ Hoàng Linh nêu quan điểm: "Thực ra, những khán giả ở lứa tuổi của tôi [26 tuổi] không lạ gì với những MV, bộ ảnh có tính chất gợi cảm của nghệ sĩ. Lâu nay, chúng tôi vẫn đón nhận, yêu thích các sản phẩm giải trí Hàn Quốc và Mỹ với hình ảnh gợi cảm, nội dung về tình yêu, tình dục. Nhưng ở Việt Nam, chưa có nhiều nghệ sĩ theo đuổi hình tượng gợi cảm mà gây cảm giác phù hợp, thuyết phục, hấp dẫn với khán giả mà lại không dung tục, phản cảm. Nhiều nghệ sĩ Việt thành công với hình tượng ngây thơ, trong sáng, lãng mạn nhưng hình tượng gợi cảm thì ít ai ghi dấu ấn".

Sau khi tuyên bố sẽ ra mắt 5 MV trong vòng 5 tháng, hot girl Chi Pu đang lần lượt thực hiện lời hứa của mình. Ngày 9.9, Chi Pu cho ra mắt MV Sashimi sau khi MV Black Hickey ra mắt trước đó bị gỡ không lý do.

Theo nhiều nguồn tin, “Black Hickey” bị gỡ do nội dung MV dung tục, cổ súy chuyện ngoại tình công sở. Thế nhưng, điều đó không khiến Chi Pu “chùn chân” ở MV mới. “Sashimi” ở góc độ gợi dục còn có nhiều phân cảnh vượt trội hơn cả “Black Hickey”.

Phần ca từ của “Sashimi” giống như lời chào mời của một chủ quán với khách hàng, nhưng gợi liên tưởng đến nội dung phản cảm, dung tục.

Lyrics của “Sashimi” với những câu: “Mời anh mở cửa bước vào/ Cửa em thì không khóa đâu/Giày anh để ngay ngắn này/ Ở trên phía này/Em mời anh một ly mát-cha đầy...”, “Phòng em thì hơi khó tìm/Phải lên tầng 3 rẽ phải đến 3 lần/Mời anh mở cửa bước vào/Anh thấy thế nào...”, với những câu hát đơn giản này, Chi Pu hát như đọc.

Hình ảnh trong MV Sashimi. Ảnh: CMH

Giọng hát của hot girl tiếp tục để lộ những điểm yếu về kỹ năng, cột hơi. Suốt thời lượng của MV, Chi Pu đọc lời như học thuộc lòng với cột hơi yếu, ngang và không có bất kỳ kỹ năng luyến láy nào.

Phần rap giữa bài xoay quanh nội dung “Ở đây chúng em có rất nhiều loại sashimi... Anh muốn ăn tươi nuốt sống thì... [cười]” với những vũ đạo gợi hình tượng phản cảm.

Đặc biệt, điệp khúc “Ở đây chúng em có sashimi, sashimi kimochi” được cho là sử dụng từ nhạy cảm “kimochi” trong tiếng Nhật. Theo đó, kimochi [ 気持ち ] trong tiếng Nhật được dùng để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của người nói đối với một sự việc, hiện tượng hoặc một hành động nào đó vừa xảy ra.

Kimochi giống với “Feeling” trong tiếng Anh nhưng đa nghĩa hơn. Trong đó, kimochi còn được dùng để miêu tả sự thỏa mãn của con người trong đời sống chăn gối. “Kimochi” là từ không thể thiếu trong các phim 18+ về tình dục của Nhật Bản. Khi sử dụng “kimochi” với ý nhạy cảm, từ này có nghĩa thể hiện sự khoái cảm, sung sướng của hoạt động tình dục.

“Sashimi kimochi” được sử dụng lặp đi lặp lại như một từ khóa trong MV của Chi Pu. “Sashimi kimochi/ Đồ ăn phải ngon thì anh mới thèm/ Phải tươi thật tươi thì anh mới quay lại/ Cũng như tình yêu phải luôn giữ gìn cho tươi và ngon cả ngày thêm rượu mơ là anh chết ngay”...

MV có hình ảnh cắt nghĩa về ý nghĩa ẩn dụ “sashimi” trong ca khúc, “sashimi” chính là cô gái. Ảnh: CMH

Nhiều khán giả bình luận, họ không thể tưởng tượng được lại có sản phẩm âm nhạc được viết ra với ngôn ngữ dung tục như thế, và lại có ca sĩ hát được những lời lẽ như thế.

Chưa dừng lại ở đó, dường như sợ khán giả không hiểu hết được ẩn dụ “sashimi” được mời gọi suốt MV là gì, Chi Pu đã có cho thêm phân đoạn dài hơn một phút gần cuối MV để diễn tả cho thật rõ ý. Đó là phân đoạn để cô gái nằm giữa đạo cụ biểu tượng đôi đũa, với những hình ảnh này, đạo diễn MV và Chi Pu khẳng định, hình ảnh sashimi xuyên suốt ca khúc chính là cô gái, là người phụ nữ.

Cũng có nghĩa, toàn bộ nội dung lyrics hướng tới là sự chào mời, mời gọi đàn ông của cô gái với người đàn ông hãy “ăn tươi nuốt sống”, “cửa em thì không khóa đâu”...

Cộng thêm phần phục trang bó sát, vũ đạo gợi cảm, nội dung của "Sashimi" dường như chỉ có một thông điệp duy nhất về sự gợi dục, thông điệp này lại được chuyển tải qua hệ thống lyrics nông cạn, giọng hát hời hợt.

Hiện, ca khúc và hình ảnh trong MV “Sashimi” của Chi Pu được chia sẻ rộng khắp các diễn đàn âm nhạc với nhiều chỉ trích.

Chủ Đề