Bài tập amino axit tác dụng hcl và naoh năm 2024

Các dạng bài tập về Amin - amino axit - protein là một trong những chuyên đề quan trọng trong chương trình hóa học lớp 12, đặc biệt dạng bài tập đốt cháy aminoaxit. Đây là dạng bài trọng tâm, thường xuyên xuất hiện trong đề thi THPT Quốc Gia. Với mong muốn giúp các bạn ôn tập tốt, BTEC FPT đã tổng hợp lại 100 bài tập amino axit từ cơ bản đến nâng cao mới nhất trong bài viết dưới đây.

Bài tập amino axit tác dụng hcl và naoh năm 2024
Các dạng bài tập aminoaxit

Các dạng bài tập aminoaxit

Dưới đây là 4 dạng bài thường xuyên xuất hiện trong chuyên đề aminoaxit, đòi hỏi các bạn học sinh cần nắm chắc lý thuyết trọng tâm, tính chất vật lý và hóa học, các phản ứng của hợp chất này.

Dạng 1: Lý thuyết trọng tâm

Dạng này yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức về:

  • Khái niệm và cấu tạo phân tử
  • Nắm chắc tên thường gọi của amino axit
  • Đồng phân
  • Tính chất vật lý, tính chất hóa học của amino axit
  • Môi trường dung dịch amino axit, so sánh pH, nhận biết các dung dịch

Dạng 2: Tính lưỡng tính của amino axit

Gồm các dạng bài toán:

Bài toán 1: Amino axit tác dụng với axit

Bài toán 2: Amino axit tác dụng với bazơ

Bài toán 3: Amino axit tác dụng với axit hoặc amino axit tác dụng với bazơ

👉 Xem thêm: Đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Bộ 30 đề thi thử thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất 👉 Xem thêm: Cấu trúc đề thi thpt quốc gia 2024 môn hóa chính xác 👉 Xem thêm: Tài liệu ôn thi thpt quốc gia 2024 môn hóa mới nhất

Dạng 3: Phản ứng nối tiếp

Học sinh cần nắm chắc các dạng:

Bài toán 1: Amino axit tác dụng với axit tạo dung dịch X. Cho X tác dụng tiếp với dung dịch bazơ

Bài toán 2: Amino axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo dung dịch X. Cho X tác dụng tiếp với axit

Dạng 4: Phản ứng cháy của amino axit

Gồm các dạng bài toán:

Bài toán 1: Xác định lượng chất trong phản ứng

Bài toán 2: Xác định công thức của amino axit

Ví dụ bài tập aminoaxit

Ví dụ 1: Cho các dung dịch loãng có cùng nồng độ sau: alanin (1); lysin (2); axit glutamic (3); HCl (4). Dung dịch có pH nhỏ nhất là

  1. (1). B. (2). C. (3). D. (4).

Hướng dẫn giải

Axit glutamic và HCl đều có pH <7.

Tuy nhiên HCl là axit mạnh nên có giá trị pH nhỏ hơn.

Chọn D.

Ví dụ 2: Để phân biết các dung dịch riêng biệt, không màu sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là:

  1. Nước brom, Cu(OH)2.
  2. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3/NH3.
  3. Quỳ tím, Cu(OH)2.
  4. Quỳ tím, nước brom.

Hướng dẫn giải

Bảng nhận biết:

Anilin Axit axetic Etylamin Alanin Quỳ tím Không đổi màu Chuyển đỏ Chuyển xanh Không đổi màu Nước brom Kết tủa trắng X X Không hiện tượng

Chọn D.

Danh sách bài tập aminoaxit

Bài tập 1: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?

  1. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4.

Bài tập 2: Dung dịch chứa chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  1. Glyxin. B. Lysin. C. Alanin. D. Axit glutamic.

Bài tập 3: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

  1. Anilin. B. Alanin. C. Metylamin. D. Axit axetic.

Bài tập 4: Dung dịch chất nào sau đây đổi màu quỳ tím chuyển sang xanh?

  1. Axit-2,6-điaminohexanoic.
  2. Axit axetic.
  3. Axit glutamic.
  4. Alanin.

Bài tập 5: Cho các chất: H2NCH2COOH, C2H5COOH, CH3NH2 và CH3(CH2)3NH2. Số chất làm đổi màu quỳ tím ẩm là

  1. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Bài tập 6: Cho các chất sau: H2NCH2COOH; CH3CH(NH2)COOH; HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; H2N(CH2)4CH(NH2)COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển màu là

  1. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Bài tập 7: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là:

  1. vinylamoni fomat và amoni acrylat.
  2. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
  3. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat.
  4. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.

Bài tập 8: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư chứa m gam muối. Giá trị của m là

  1. 44,65. B. 50,65. C. 22,30. D. 22,35.

Bài tập 9: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  1. 10,43. B. 6,38. C. 10,45. D. 8,09.

Bài tập 10: Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic (trong X tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15). Cho 7,42 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 0,08 mol NaOH và 0,075 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  1. 14,76. B. 14,95. C. 15,46. D. 15,25.

Tham khảo và luyện tập thêm bài tập về aminoaxit tại:

  • thuvienhoclieu.com-Cac-dang-bai-tap-ve-AMINO-AXIT.docx
  • luyen-tap.pdf
    Bài tập amino axit tác dụng hcl và naoh năm 2024
    Danh sách bài tập aminoaxit

Trên đây là các dạng bài tập về Aminoaxit mà chúng mình tổng hợp được, hy vọng với bộ tài liệu hữu ích này các bạn có thể học tập tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. BTEC FPT chúc bạn thành công trên con đường học tập.