Bài văn nghị luận về bệnh bảo thủ năm 2024

Vấn đề 1 : Đồng chí hãy sử dụng lý luận Triết học duy vật biện chứng về mối quan hệ biện chứng

giữa vật chất và ý thức cùng với thực tiễn cách mạng Việt Nam để phân tích, phê phán:

- Bệnh chủ quan duy ý chí

- Bệnh bảo thủ trì trệ, từ đó chỉ ra phương hướng khắc phục các bệnh đó theo tinh thần đổi mới

của Đảng ta

Bài làm

Bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ là những sai lầm khá phổ biến ở nước ta trong

thời kỳ trước đổi mới và nhiều nước XHCN trước đây, nó gây tác hại nghiêm trọng đối với sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc tìm hiểu nguyên nhân, những biểu hiện của 2 căn bệnh này

trên cơ sở lý luận triết học về mối quan hệ vật chất và ý thức để tìm ra những giải pháp khắc phục

và tránh những sai lầm của nó trong thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết đối với Đảng viên, nhất là

trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà đất nước đang đứng trước những thử thách lớn lao của thời

đại, hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng đổi mới và không cho phép

mắc phải những sai lầm như đã có trước đây .

Bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ xuất phát từ khuynh hướng sai lầm, cực đoan

trong việc nhận thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Vật chất theo quan điểm triết học Mác Lênin “là một phạm trù triết học đúng để chỉ thực tại

khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp

lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Thực tại khách quan (tồn tại khách quan) là

sự tồn tại có thật, không phải do ý muốn của thần linh, thượng đế hoặc do ý thức chức quan của con

người sản sinh ra, mà đó là sự tồn tại, vận động, chuyển hóa và phát triển theo những quy luật vốn

có của bản thân các sự vật, hiện tượng, dù con người có muốn, có biết hay chưa biết về sự tồn tại đó

thì chúng vẫn tồn tại.

Ý thức của con người theo triết học duy vật biện chứng không phải là một hiện tượng thần bí,

tách rời khỏi vật chất mà là đặc tính của một dạng vật chất có tổ chức đặc biệt là bộ óc của con

người, là sự phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài vào bộ óc của con người trên nền

tảng của hoạt động lao động sáng tạo và được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ. Ý thức là hình ảnh chủ

quan của thế giới khách quan.

Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của vật

chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức.

Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức.

Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất trong đó bộ

óc người là cơ quan vật chất của ý thức, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế

giới khách quan vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động trong hoạt

động thực tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), cùng với

nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. Ngoài ra, ý thức chỉ có

thể trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn, bằng

việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện phương tiện vật chất cần thiết cho hành động.

Ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối nhưng nó lại có

tính độc lập tương đối, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh của ý thức đối với vật

chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động, là quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích lũy những

hiểu biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển

sự vật . Vì vậy, sau khi đã hình thành, ý thức có vai trò định hướng cho con người trong việc xác

định mục tiêu, phương hướng tìm ra biện pháp lựa chọn các phương án, hành động tối ưu nhất và sử

dụng các điều kiện vật chất cần thiết để làm biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác sự

tác động của ý thức đến vật chất có thể theo hai khuynh hướng : Một là ý thức sẽ thúc đẩy cùng

chiều đối với sự phát triển của sự vật nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực, khách quan nếu con

người nhận thức đúng quy luật khách quan, có ý chí động cơ hành động đúng và thông qua cơ chế