Lý thuyết sử dụng và hài lòng là gì năm 2024

Uploaded by

Lam Giang Nguyễn Thị

0% found this document useful (0 votes)

81 views

4 pages

Original Title

3-THUYẾT-SỬ-DỤNG-VÀ-HÀI-LÒNG

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

81 views4 pages

3 THUYẾT SỬ DỤNG VÀ HÀI LÒNG

Uploaded by

Lam Giang Nguyễn Thị

Jump to Page

You are on page 1of 4

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Lý thuyết sử dụng và hài lòng là gì năm 2024

Thuyết sử dụng và hài lòng (TSDVHL) là lý thuyết giả định rằng con người chủ động tiếp cận phương tiện truyền thông để thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của họ. Thuyết sử dụng và hài lòng là một hướng tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm và tìm hiểu về hoạt động của truyền thông đại chúng. Khác với những lý thuyết khác nói về "phương tiện truyền thông ảnh hưởng gì đến con người?", TSDVHL lại tập trung vào "con người sử dụng phương tiện truyền thông để làm gì". Thuyết này cho rằng phương tiện truyền thông là một sản phẩm có tính truy cập cao và con người là những người sử dụng chúng.

Các phương tiện truyền thông ngày nay rất nhiều và ngày càng đa dạng, TSDVHL giải quyết hai câu hỏi mà các nhà truyền thông thường gặp: "Con người sử dụng phương tiện truyền thông nào?" và "Tại sao con người lại chọn phương tiện truyền thông đó?". Thuyết còn tìm hiểu về cách người dùng chọn phương tiện truyền thông nào để thỏa mãn nhu cầu, cụ thể hơn là để nâng cao kiến thức, thư giãn, tương tác xã hội / tìm sự đồng hành, đa dạng hóa hoặc trốn thoát. Vì vậy, lý thuyết này đòi hỏi độ sẵn sàng cung cấp thông tin cao của các phương tiện truyền thông về data, đánh giá trải nghiệm, thời lượng sử dụng, thời điểm sử dụng,... của khách hàng.

Thuyết sử dụng và hài lòng cho rằng người dùng không bị động so với phương tiện truyền thông mà ngược lại có quyền lực và chủ động về việc sử dụng chúng và từ đó kết hợp chúng vào đời sống của họ. Không giống như những lý thuyết khác, TSDVHL cho rằng người dùng chịu trách nhiệm chọn ra phương tiện truyền thông để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ để đạt được sự hài lòng. Thuyết này còn ngụ ý rằng các phương tiện truyền thông đang cạnh tranh với các nguồn thông tin khác để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

TSDVHL giúp giải quyết vấn đề nhanh nhờ phương pháp phỏng đoán (heuristics), phương pháp này hỗ trợ các nhà làm truyền thông rất nhiều, bởi vì từ thuyết này họ sẽ dễ hình dung ra một viễn cảnh về các ý tưởng truyền thông, học thuyết về sự lựa chọn phương tiện truyền thông, tiêu dùng và thậm chí là những tác động truyền thông mà họ có thể mang đến cho khách hàng trong tương lai.

Nhóm sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Minh Trần Lê Thùy Linh Nguyễn Đình Minh Anh Đỗ Thành Long Vừ Mai Thanh Chu Thị Minh Huyền Giáo viên hướng dẫn: Trần Thu Thủy

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 20 22

MỤC LỤC

  • TỔNG QUÁT NỘI DUNG TRANG
  • CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA LIÊN QUAN
  • CHƯƠNG II - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THUYẾT
  • CHƯƠNG III - NHỮNG GIẢ ĐỊNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUYẾT
  • CHƯƠNG IV - MODEL THEORY
  • CHƯƠNG V - ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT
  • CHƯƠNG VI - CASE STUDY
  • CHƯƠNG VII – THẢO LUẬN
  • CHƯƠNG VIII – KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • LỜI CẢM ƠN

o Phương tiện truyền thông: Những kênh truyền tải và lưu trữ hoặc công cụ được sử dụng để lưu và gửi thông tin hoặc dữ liệu. Gồm tất cả phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thông hẹp vừa như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, gửi thư trực tiếp, điện thoại, fax, và internet.

o Khán giả - người dùng: Thuyết Sử dụng và Hài lòng cho rằng người dùng không bị động so với phương tiện truyền thông mà ngược lại có quyền lực và chủ động về việc sử dụng chúng và từ đó kết hợp chúng vào đời sống của họ.

  1. Kết luận Thuyết này cho rằng phương tiện truyền thông là một sản phẩm có tính truy cập cao và con người là những người sử dụng chúng.
  2. Ví dụ minh họa Điện thoại di động: là một sản phẩm công nghệ tương đối mới, có nhiều chức năng và đều mang lại sự hài lòng cao. Nhờ tính di động, sự đa dạng và khả năng để bổ sung và truy cập nội dung, người dùng có thể đánh giá, trao đổi và so sánh thông tin với nhau. Nhìn chung, con người ta sử dụng điện thoại di động để: o Tiếp cận xã hội (liên lạc, xây dựng mối quan hệ) o Giải trí o Phương tiện để cập nhật thông tin, o Đảm bảo các nhu cầu tâm lý o Khả năng di động/Tiện lợi o Truy cập tức thời

CHƯƠNG II - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THUYẾT

  1. Tháp nhu cầu Maslow Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đề xuất rằng thuyết sử dụng và hài lòng là sự mở rộng của “thuyết động lực và nhu cầu” (phát triển bởi Maslow).  Maslow đặt nền móng cho việc phát triển Thuyết Sử dụng và Hài lòng sau này, thông qua tháp nhu cầu.

Cơ sở lập luận Cơ sở của Maslow là mọi người tích cực tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ dựa trên hệ thống phân cấp. Do đó, mức độ hài lòng của đối tượng truyền thông phụ thuộc vào việc nhu cầu của họ có được giải quyết hay không. Những nhu cầu này phân theo cấp bậc sinh lý => an toàn => quan hệ xã hội => kính trọng => thể hiện bản thân.

Hình minh họa 1: Tháp nhu cầu Maslow

Mặc cho nhiều fan hâm mộ khuyên nhủ rằng anh nên tạm cách ly khỏi mạng xã hội và đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý nhưng anh cho rằng đây là cách anh giải tỏa những tâm sự trong lòng.

Sau một khoảng thời gian thì anh cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý, nhưng thói quen viết "nhật ký điện tử" thì vẫn còn. Theo anh tâm sự, đó không chỉ là cách để anh giải tỏa tâm trạng mà còn là cách để mọi người có thêm nhận thức về căn bệnh tự kỷ và trầm cảm.

 Như vậy, Stephen đã chủ động tìm đến các phương tiện truyền thông để thỏa mãn nhu cầu của anh, cụ thể là tự chữa lành tâm lý và nâng cao nhận thức về các vấn đề tâm lý.

  1. Các giai đoạn phát triển a. Giai đoạn 1 Thuyết mũi kim tiêm: (trái ngược với Thuyết Sử dụng và Hài lòng): cho rằng người xem thì thụ động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp nhận những thông điệp mà họ nhận được từ các phương tiện truyền thông mà không cần phải xem xét lại.

Bắt nguồn vào thập niên 40s Mỹ, khi Harold Lasswell nghi ngờ thuyết “Mũi kim tiêm” (hypodermic needle model), cho rằng thuyết này sai và chỉ ra 4 nhu cầu mà các phương tiện truyền thông có thể đáp ứng: o Theo dõi (surveillance): giúp khán giả biết được chuyện gì đang diễn ra (ví dụ: báo chí, thời sự,..) o Thông tin cá nhân (personal identity): Người dùng sẽ xem và học hỏi những lối sống chuẩn mực, so sánh bản thân với model để khám phá bản thân mình là ai. Ví dụ: nhiều bạn xem phỏng vấn của celeb, idol, và tiếp thu vô thức những phong cách, quan điểm sống mà idol thể hiện.

o Mối quan hệ cá nhân (personal relationships): Người dùng gia tăng sự cảm thông khi chứng kiến nhân vật bất hạnh, từ đó cảm thấy gắn bó thân thiết với nhân vật hơn (kết nối). Hoặc đơn giản là khi ta trò chuyện với người thân bạn bè qua các phương tiện truyền thông. o Đa dạng (diversion): Khi người dùng cần giải trí hoặc “thoát” khỏi thực tại bằng cách nhập tâm vào các nhân vật viễn tưởng. Giống việc tạo ra sự đa dạng để ta có thể quên đi cuộc sống thực trong 1 thời gian ngắn, từ đó giải trí.

  1. Giai đoạn 2 Vào năm 1973 - 1974, Blumler, Katz và Gurevitch phát triển nghiên cứu của Lasswell. Họ đã bắt đầu chỉ ra rằng người dùng không bị động so với phương tiện truyền thông mà ngược lại có quyền lực và chủ động về việc sử dụng chúng.

Ví dụ: Khi một chương trình truyền hình không khiến cho khán giả hài lòng cao, khán giả sẽ không xem chương trình đó nữa => khiến cho chương trình bị khai tử. Kết quả là một chương trình khác sẽ được thay thế với mong muốn khán giả hài lòng hơn.

  1. Giai đoạn 3 Mở rộng của thuyết: o Mối quan tâm gần đây nhất xung quanh thuyết sử dụng và hài lòng là mối liên hệ giữa lý do tại sao phương tiện được sử dụng và sự hài lòng đạt được. o Các nhà nghiên cứu của TSDVHL đang phát triển lý thuyết theo hướng dự đoán và diễn giải hơn bằng cách kết nối các nhu cầu, mục tiêu, lợi ích và hậu quả của việc sử dụng phương tiện truyền thông cùng với các yếu tố riêng riêng biệt.

o Thuyết cung cấp đa dạng các lựa chọn về truyền thông cho người dùng hay khán giả (công chúng). o Cách thức sử dụng và chức năng truyền thông có sự khác nhau đối với từng người sử dụng. o Cách thức sử dụng được chia theo các nhóm đối tượng, cộng đồng và xã hội. o Khi người sử dụng được thỏa mãn nhu cầu, họ sẽ cảm thấy hài lòng.

CHƯƠNG IV - MODEL THEORY

  1. Model Theory của Elihu Katz Trong công trình nghiên cứu với tên gọi Cá nhân sử dụng truyền thông đại chúng công bố năm 1969, nhà nghiên cứu truyền thông Elihu Katz và các cộng sự của ông đã khái quát hành vi tiếp xúc với công chúng là một quá trình chuỗi nhân quả “nhân tố xã hội + nhân tố tâm lý → kỳ vọng truyền thông → tiếp xúc truyền thông → nhu cầu được thỏa mãn”.

Hình minh họa 2: Mô hình của Elihu Katz

Ví dụ: Từ 20 20 – 2022: COVID-19, giãn cách xã hội và việc học online của học sinh, sinh viên o Nhân tố xã hội: Dịch bệnh, giãn cách xã hội ép buộc mọi người phải ở nhà. o Nhân tố tâm lí: là học sinh, sinh viên, lo lắng nghỉ ở nhà sẽ không thể tham gia học tập để đảm bảo kiến thức trên trường.  Kỳ vọng: Phương tiện truyền thông sẽ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, học tập và thể hiện bản thân.  Bắt đầu sử dụng các phương tiện như Zoom, Google Meet, MSTeams,...  Nhu cầu được thỏa mãn

  1. Model Theory của Ikuo Takeuchi

Hình minh họa 3: Mô hình của Ikuo Takeuchi

Với mô hình trên, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Thứ nhất, mục đích tiếp xúc với phương tiện truyền thông của con người là để thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt của họ, những nhu cầu này có khởi nguồn xã hội và tâm lý cá nhân nhất định.

CHƯƠNG V - ỨNG DỤNG CỦA THUYẾT

Nhìn chung, con người thường sử dụng lý thuyết này trong nghiên cứu, xây dựng chiến lược và giải pháp phát triển công chúng/khách hàng cho các đơn vị kinh doanh, giúp đơn vị tiếp cận đúng/trúng các nhóm đối tượng công chúng/khách hàng của mình. Các tên tuổi lớn đều đã vận dụng hệ thống lý thuyết này trong quá trình phối hợp điều tra khách hàng và xây dựng chiến lược, giải pháp phát triển tổng thể đơn vị di động để thỏa mãn những mục đích sử dụng và hài lòng.

CHƯƠNG VI - CASE STUDY

  1. Case Study 1 (tham khảo chương III) Phương tiện truyền thông cụ thể ở đây là TV, truyền hình – dựa trên nghiên cứu của Rijitha R, Đại học Mardras, Ấn Độ.

Rijitha R thực hiện khảo sát với 115 người qua hình thức trực tiếp bằng việc viết luận và hơn 300 người qua hình thức khảo sát trực tuyến nhằm xác định mục tiêu khác nhau cũng như động cơ tìm kiếm phương tiện truyền thông là TV để thỏa mãn như cầu của họ.

Kết quả đã chia đối tượng khảo sát thành các nhóm: o Những người đàn ông chưa kết hôn: có xu hướng thỏa mãn (hài lòng) về nhu cầu nhận thức, thông tin để phục vụ cho công việc và phát kiển kiến thức xã hội nên sẽ lựa chọn những chương trình như thời sự, talkshow chia sẻ kinh nghiệm cùng diễn giả hay bản tin trong ngày. o Những người phụ nữ chưa kết hôn: có xu hướng tìm kiếm nhu cầu về mặt giải trí và xã hội tình cảm nên sẽ lựa chọn nhiều hơn đối với gameshow, chương trình ca nhạc hay phim tình cảm, lãng mạn.

  1. Case Study 2 (tham khảo chương III) 14/10/2022: MẪU ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH MỚI NHẤT CỦA IP - IPHONE 14 PRO MAX.

Lấy người dùng làm tâm điểm và giữ vai trò chủ đạo:

28/03/2022 IPHONE THÔNG BÁO SẼ BỎ “TAI THỎ” CHO NHỮNG PHIÊN

BẢN MỚI NHẤT CỦA IPHONE BẮT ĐẦU TỪ IPHONE 14 ĐỂ THỎA MÃN NHU

CẦU KHÁCH HÀNG.

28/01 có những blog và tài khoản được đăng tải phản ánh về chức năng của “Tai thỏ’ về các phiên bản IPHONE trước đó (từ 13 trở lại). “Tai thỏ” dường như không hề phục vụ một chức năng nào về mặt công nghệ, thay vào đó khiến người tiêu dùng khó chịu vì không thể tạo hiệu ứng full màn hình.

Theo chuyên gia màn hình Ross Young, Apple có ý định bỏ hoàn toàn "tai thỏ" trên iPhone vào năm 2022, thay vào đó là thiết kế đục lỗ kép. Ông Young chia sẻ rằng iPhone 14 và iPhone 14 Max có thể sẽ vẫn giữ phần khuyết màn hình tai thỏ, nhưng iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max sẽ loại bỏ thiết kế này. Thay vào đó, các mẫu Pro của dòng iPhone 2022 sẽ sử dụng thiết kế dạng viên thuốc kết hợp đục lỗ.

Bài đăng cũng được YouTuber Jon Prosser chia sẻ lại, xác minh thiết kế này là thật và đại diện chính xác cho những gì mà Apple sẽ áp dụng cho iPhone. Theo Apple Track, thay đổi chắc chắn sẽ gây tranh cãi, nhưng về mặt lý thuyết, nó sẽ giúp màn hình có nhiều không gian hơn so với thiết kế tai thỏ.

Thuyết cung cấp đa dạng các lựa chọn về truyền thông cho người dùng hay khán giả (công chúng).

○ Theo trang phân tích dữ liệu SimilarWeb, TUMBLR đón nhận 521 triệu lượt truy cập vào tháng 12 năm 2017. 30 ngày sau, vào tháng 1/2018, con số chỉ còn 437 triệu lượt. Theo số liệu trên SimilarWeb, tháng 10/2022 vừa qua, TUMBLR chỉ còn đạt được tổng số là 232 triệu lượt truy cập.

○ Người dùng tìm đến TUMBLR bởi vì? Đây là một mạng xã hội cho phép người dùng tạo blog và follow các blog khác, tuy đơn giản nhưng lại đa dạng bởi khả năng chia sẻ các loại hình đa phương tiện, chỉnh sửa blog,.... Trước cả khi INSTAGRAM ra đời, TUMBLR chính là mạng xã hội chuyên về hình ảnh và phục vụ cho các họa sĩ, nghệ sĩ trên toàn thế giới để chia sẻ các tác phẩm và quan điểm của mình.

○ Hashtag “

TooSexyforTumblr” được tạo ra để thể hiện sự bất bình của người dùng đối với việc nội dung của mình bị gỡ một cách tự động bởi hệ thống của Tumblr.

○ Chuyển sang sử dụng các mạng xã hội khác mà đáp ứng được nhu cầu của họ: TWITTER, BDSMLR, xstumbl, newtumbl,...

➢ Kết cục của TUMBLR: Sau 4 năm kể từ khi quyết định được ban hành, TUMBLR đã bị coi như một “mạng xã hội chết” để rồi cuối cùng, vào năm 2022 vừa qua, họ đã quyết định nới lỏng lệnh cấm, cho phép các hình ảnh người lớn được xuất hiện một lần nữa.

CHƯƠNG VII – THẢO LUẬN

  1. Ưu điểm Lý thuyết "Sử dụng và hài lòng" coi việc có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả truyền thông, giác độ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ưu điểm chính của thuyết là nó cung cấp thông tin về động cơ của một người khi tiêu thụ một nội dung truyền thông cụ thể, bổ sung cho những phát hiện về sự tương tác giữa phương tiện truyền thông và người dùng của nó.

Một ví dụ thực tế đơn giản là việc ai đó xem tivi bốn giờ một ngày không thể cung cấp đầy đủ thông tin về động cơ hoặc nhu cầu nào của họ được đáp ứng. Đối với một số người, TV chỉ đơn thuần là một âm thanh nền, để thoát khỏi cảm giác cô đơn, đối với những người khác, nó là một phương tiện để thư giãn hoặc thu thập thông tin, trong khi có những người lại xem TV để tìm kiếm niềm vui và sự phấn khích.

Thuyết sử dụng và hài lòng giả định rằng mọi người lựa chọn thông tin họ cần một cách ý thức để thỏa mãn nhu cầu cụ thể của họ, do đó loại bỏ tiền đề lỗi thời về việc công chúng đơn thuần là người tiếp nhận bị động của các phương tiện truyền thông đại chúng, và rằng tất cả người dùng đều bị các phương tiện truyền thông ảnh hưởng theo cùng một cách. (Tanta, Mihovilović và Sablić, 2014) Đồng thời, lý thuyết sử dụng và hài lòng cũng tập trung khai thác thông tin một cách có định hướng, mà ở đây là định hướng tới khán giả, người tiêu dùng.

Thuyết chỉ ra các cá nhân có những nhận thức về nhu cầu và định hướng mục tiêu khi sử dụng các phương tiện truyền thông; có năng lực đánh giá giá trị nội dung của truyền thông và có chương trình hành động để kết nối nhu cầu và sự thỏa mãn đối với việc lựa chọn các phương tiện truyền thông.

Các phương tiện truyền thông cho phép truyền tải, chia sẻ, lưu trữ thông tin và dữ liệu một cách hiệu quả. Sử dụng các phương tiện truyền thông là có chủ đích và các cá

o Người dùng ở các độ tuổi khác nhau có thể có những động cơ khác nhau cho việc sử dụng cùng một phương tiện truyền thông, và cũng có thể trải nghiệm độ hài lòng khác nhau (Greenberg, 1974). o Kết quả về sự hài lòng thường phụ thuộc vào dữ liệu được nhập bởi các nhà nghiên cứu hơn là những lựa chọn của các đối tượng nghiên cứu (Lometti, G., Reeves, B. and Bybee, C., 1977). o Nhà phê bình người Anh D. Morley cho rằng, hoạt động sản xuất thông tin của cơ quan truyền thông là một quá trình mã hóa, quá trình này bị chi phối bởi lợi ích và hình thái ý thức của cơ quan truyền thông. Trong khi hành vi tiếp xúc với phương tiện truyền thông của công chúng lại là một quá trình giải mã ký hiệu, quá trình bị chi phối bởi bối cảnh xã hội, văn hóa và hình thái ý thức của công chúng, giữa hai quá trình này chắc chắn tồn tại mối quan hệ phức tạp mâu thuẫn, xung đột hoặc thỏa hiệp. o Ien Ang cho rằng học thuyết này còn tập trung quá hẹp vào cá nhân, bỏ qua cấu trúc xã hội và vị trí của phương tiện truyền thông trong hệ thống đó. Ngoài ra, nội dung truyền thông và chất lượng của thông điệp được truyền tải cũng thường bị bỏ qua, trong khi không có minh chứng thực tế nào cho cách người dùng cảm nhận thông điệp đó và họ nhận được gì từ chúng (Ang, 1995). o James Lull (2002) chỉ trích giả định rằng mọi người đều tìm kiếm phương tiện truyền thông để đáp ứng nhu cầu cá nhân, đặc biệt là để giải trí. Hơn nữa, không phải tất cả các phương tiện truyền thông đều nhằm mục đích cung cấp sự hài lòng hoặc để đáp ứng nhu cầu giải trí, khán giả không luôn được hưởng lợi từ việc sử dụng phương tiện truyền thông hay sử dụng một cách tự nguyện và độc lập.

CHƯƠNG VIII – KẾT LUẬN

Thuyết sử dụng và hài lòng đã trải qua hơn 80 năm và ba giai đoạn phát triển, và đến nay vẫn còn được áp dụng vào truyền thông hiện đại và là đề tài của nhiều cuộc nghiên cứu.

Bất chấp những lời phê bình, thực tế cho thấy rằng việc áp dụng thuyết sử dụng và hài lòng đang trong quá trình đạt được một hướng đi mới với tác động của các công nghệ truyền thông liên tục phát triển hiện nay.