Bán đảo crimea được sát nhập vào thời gian nào năm 2024

Tổng thống Nga đã ký Hiệp ước tiếp nhận và thành lập hai chủ thể liên bang mới của LB Nga với Thị trưởng thành phố Sevastopol Aleksey Chalyi, cùng đại diện của Crimea là Thủ tướng Sergey Aksenov và Chủ tịch Nghị viện Vladimir Konstantinov.

Điện Kremlin tuyên bố kể từ giờ phút đó, Crimea đã chính thức trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Dù vậy, theo thủ tục Tòa án hiến pháp và Quốc hội Nga sẽ phải thông qua hiệp ước này. Phía Moscow cho biết quy trình này có thể được hoàn tất trong vòng một tuần.

Tích cực gia nhập

Ngay sau khi chính thức ký hiệp ước, chính quyền Crimea đã tích cực triển khai các công tác gia nhập vào hệ thống nhà nước LB Nga theo phương châm tránh tối đa mọi xáo trộn trong cuộc sống của người dân.

Nghị viện Crimea đã thành lập Ngân hàng Crimea, cơ quan chịu trách nhiệm về việc lưu hành và rút khỏi lưu hành tiền mặt tại bán đảo. Đồng tiền chính thức từ nay cho đến ngày 1/1/2016 là cả hai đồng ruble của Nga và grivna (UAH) của Ukraine, tuy nhiên Bộ trưởng phát triển Kinh tế Nga Aleksey Uliukaev tuyên bố thời hạn chuyển sang đồng ruble tại Crimea có thể được rút ngắn xuống còn 2-3 tháng.

Chính quyền Crimea cũng tuyên bố hoàn toàn độc lập về khí đốt và hy vọng vào nguồn dự trữ điện trong trường hợp có những gián đoạn từ phía các nhà cung cấp Ukraine. Một trong những đầu tàu chủ lực của nền kinh tế Crimea là doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng sẽ được cấp phép hoạt động theo các đơn đặt hàng quốc phòng của Nga. Chính phủ Crimea cũng đang gấp rút sửa đổi trong lĩnh vực khác như giáo dục, giao thông, hải quan... phù hợp với quy chế mới.

Về phần mình Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ hỗ trợ chính quyền Crimea trong giải quyết các vấn đề hàng đầu hiện nay. Đuma Quốc gia Nga (Hạ viện) dự kiến sẽ phê chuẩn Hiệp ước tiếp nhận Crimea và Sevastopol trong thời gian sớm nhất, cụ thể là trong vài ngày tới. Hiệp ước này đã được áp dụng tạm thời ngay sau khi ký và có hiệu lực kể từ ngày phê chuẩn.

Phản ứng trái chiều

Trong lúc này cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng trái chiều về việc Nga tiếp nhận Crimea.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, Liên minh châu Âu (EU), Đại hội đồng Nghị viện châu Âu, các nước như Ukraine, Anh, Pháp, Mỹ, Ba Lan, Đức đều phản đối quyết định trên của Nga và Crimea, coi đây là vi phạm luật pháp quốc tế và cảnh báo quyết định trên sẽ không được công nhận, đồng thời cảnh báo những hậu quả lớn cho Nga.

Trong khi đó, đối tác lớn của Nga tại châu Á là Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng phát triển hợp tác với Crimea sau khi tình hình ở đó ổn định. Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Thẩm Đan Dương cho biết ngoài một số dự án đầu tư trên lãnh thổ Ukraine, Trung Quốc dự định thuê ở Crimea khoảng 10.000 ha đất nông nghiệp.

Đối tác khác của Nga tại châu Á là Kazakhstan cũng tuyên bố "hiểu" quyết định tiếp nhận bán đảo Crimea của Moscow trong bối cảnh người dân bán đảo đã tổ chức trưng cầu dân ý. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Kazakhstan cũng khẳng định ủng hộ "các giải pháp hòa bình" đưa Ukraine thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường đàm phán dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế có uy tín khác.

Đối với các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, Ngoại trưởng Cyprus Ioannis Kasoulides cho rằng không cần phải có thêm án phạt Nga xung quanh vấn đề Crimea. Ông nhấn mạnh cần cân nhắc đến các hậu quả đối với các nước EU khi xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và trong trường hợp EU quyết định trừng phạt Nga trong phiên họp ngày 20/3 tới, thì Cyprus sẽ chính thức đệ đơn đề nghị EU phải có các biện pháp đền bù (cho Cyprus).

Trong khi đó, nhiều nước phương Tây tỏ ra tức giận và cáo buộc Nga phá vỡ luật pháp quốc tế.

Tuyên bố của Nhà Trắng cho hay Tổng thống Mỹ Obama đã đề nghị các nhà lãnh đạo nhóm G-7, trừ thành viên G-8 là Nga, cùng ông nhóm họp tại La Haye (Hà Lan), nơi ông sẽ tham dự một hội nghị an ninh hạt nhân, để bàn về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cách thức hỗ trợ nước này.

"Mỹ và các nước thành viên khác của G7 đã đình chỉ các công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi," nữ phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Caitlin Hayden cho biết.

Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng việc Moscow sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga sau cuộc trưng cầu dân ý và tuyên bố độc lập ở nước cộng hòa tự trị này là vi phạm luật pháp quốc tế. Dù chỉ trích Nga, Thủ tướng Đức khẳng định, đến nay tư cách thành viên nhóm G8 của Nga vẫn chưa bị thay đổi, ngoại trừ việc công tác chuẩn bị cho thượng đỉnh G8 bị hoãn lại.

Thủ tướng Pháp Francois Hollande cũng đã kêu gọi EU đưa ra phản ứng "mạnh mẽ và phối hợp" đối với việc Nga sáp nhập Crimea, đồng thời khẳng định Paris không công nhận bước đi này.

Cũng trong ngày 18/3, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết nước này đã ngừng toàn bộ hợp tác quân sự với Nga sau khi Moscow ký hiệp ước đưa Crimea sáp nhập vào Nga.

Trước đó Mỹ và EU đã công bố một loạt các lệnh trừng phạt Nga và Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý. Trong khi Mỹ áp lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản với 7 quan chức Nga, trong đó có một phó thủ tướng và chủ tịch thượng viện Nga, thì EU cũng đã công bố danh sách 13 quan chức Nga và 8 quan chức Crimea bị trừng phạt tương tự.

Trong khi Mỹ và EU ra sức công kích quyết định của Nga, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã chỉ trích cách ứng xử của Mỹ và phương Tây trong vấn đề này.

Bà Kirchner trích dẫn Hiến chương Liên Hợp Quốc, quy định quyền tự quyết của người dân, có nghĩa là quy định này áp dụng cho tất cả các quốc gia mà không có ngoại lệ.