Bảng tuần hoàn hóa học không màu

Với đề bài thiết kế lại bảng tuần hoàn Hóa học sao cho vẫn đúng nhưng dễ nhớ và dễ hiểu hơn, các học sinh đã sáng tạo nên những sản phẩm độc đáo “có một không hai”.

Bài tập Tết của lớp 10C7 Trường THPT Ngô Quyền [Hải Phòng] nhưng dễ chịu và thú vị với các học sinh khi yêu cầu thiết kế lại bảng tuần hoàn theo cách mà các em cho là dễ hiểu nhất.

Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Khiếu Thị Hương Chi, giáo viên chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy môn Hóa học của lớp 10C7 cho hay ở chương trình lớp 10 có chương 2 về Bảng tuần hoàn Hóa học. Sau khi học sinh đã đủ hiểu hết về quy luật biến thiên khi lập ra bảng tuần hoàn hiện dùng, cô Chi đã ra đề bài tập cho học sinh dịp nghỉ Tết là: Thiết kế bảng tuần hoàn sắp xếp các nguyên tố theo cách hợp lý nhất đảm bảo thể hiện được quy luật biến thiên tính chất.

“Mục đích của tôi là để học sinh biết phân tích và thông qua thiết kế sẽ hiểu bản chất và nhớ được lâu hơn”.

Lớp 48 học sinh đã cho ra 48 bảng tuần hoàn và không ai giống ai.

“Hôm qua là hạn nộp và tôi đã nhận được từ mỗi học sinh 1 thiết kế riêng, 48 bảng tất cả. Đầu tuần tới các tác giả sẽ trình bày về ý tưởng của mình”, cô Chi chia sẻ.

“Mỗi nguyên tố được thể hiện với 1 ứng dụng tiêu biểu nhất, cách gấp bảng gọn đẹp, khi học theo từng nhóm theo chu trình chỉ cần mở đúng nhóm đó ra, ưu điểm là chính xác và chỉn chu, gọn đẹp”.
"Bảng tuần hoàn này được thể hiện như 1 biểu tượng của Hoá học hữu cơ là vòng benzen, tô màu nước tuyệt đẹp, màu đậm/nhạt thể hiện tính chất nguyên tố mạnh/yếu, ghi nhớ theo cách hình ảnh có thể mang lại hiệu quả cao".
"Em học sinh này thích học đàn nên thể hiện bảng tuần hoàn theo hướng đó. Ký hiệu mỗi nguyên tố là 1 nốt nhạc, các nguyên tố cùng 1 nhóm có tính chất giống nhau thì ký hiệu giống nhau, tính kim loại tăng dần trong cùng 1 chu kỳ thì ứng với cao độ tăng dần. Đây là 1 bảng tuần hoàn tương đối thú vị”
Mỗi nguyên tố nằm trên 1 vòng tròn hiển thị số lớp electron của nguyên tố đó, toàn bộ học kỳ 1 lớp 10 thể hiện trên bảng này. Màu sắc mỗi nguyên tố thể hiện mối quan hệ của chúng, cùng màu nghĩa là tính chất tương tự nhau.
Bảng này thể hiển bảng tuần hoàn xu hướng phát triển theo vòng tròn đồng tâm, các nguyên tố phát hiện ra sau này sẽ có nguyên tắc ấy. “Bản này chắc đổ màu chưa kịp, một số màu trên đó là thể hiện màu đặc trưng của nguyên tố đó khi tham gia vào hợp chất, việc này cần kiến thức sâu mới tô màu hết được. Học sinh này mới chỉ biết một số như vậy, cũng thể hiện sự học đúng tiến độ đối với học sinh lớp 10”, cô Chi nói.
Với tư duy hội hoạ kiến trúc, học sinh này làm 2 dạng, dạng tháp trên đổ màu giống nhau là các nguyên tố cùng tính chất. Những biểu đồ tròn ở dưới thể hiện bất cứ chu kỳ nguyên tố nào cũng có quy luật nhất định theo lát màu.
Một cách thể hiện khác là ý tưởng bảng tuần hoàn dạng khối, đó là cách nhìn khác, gợi liên tưởng đến bản đồ và quả địa cầu.
Bảng tuần hoàn hình trái tim
 

Cô Chi cho biết các học sinh đón nhận và tham gia thách thức này rất nhiệt tình.

“Bảng tuần hoàn trong Hoá học là 1 định luật vĩ đại, khác với ở môn Toán hay Vật lý thì định nghĩa, định lý đều diễn đạt bằng lời thì bảng tuần hoàn thể hiện quá nhiều quy luật trong đó. Vì vậy học sinh cũng háo hức sẽ sáng tạo ra bảng tốt hơn là bảng toàn ô vuông vắn xếp với nhau.

Điều tôi vui nhất là các em hứng khởi với việc này và đặc biệt bất ngờ với sự xoay xở và khả năng sáng tạo của các học trò”, cô Chi nói.

Hình ảnh về các bảng tuần hoàn sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của mọi người. Nhiều người bày tỏ sự thích thú và những lời ngợi khen tới các em học sinh. Cùng đó cũng không quên dành động viên cho sự sáng tạo trong cách truyền đạt của cô giáo mang đến kết quả sáng tạo của học trò.

Thanh Hùng

Hình ảnh cầu thủ Quang Hải được các nhân viên y tế dùng bình xịt tê để giảm đau trong trận chung kết lượt về tại AFF Cup 2018 đã vào đề thi học kỳ môn Hóa học lớp 10.

Hóa học là môn học quan trọng đối với các bạn theo khoa học tự nhiên, ngoài những kiến thức các bạn học hỏi trên lớp thì lượng kiến thức mà bảng tuần hoàn hóa học mang lại cực kỳ lớn mà các bạn không thể bỏ qua. Việc nắm vững các tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, số hóa trị, vị trí các nguyên tố hóa học trên bảng tuần hoàn giúp các bạn có thể dễ dàng lý giải, suy đoán chính xác về chất, hợp chất hóa học.

Các bạn đang tìm kiếm bảng tuần hoàn hóa học chuẩn để tìm hiểu và học tập, nâng cao kiến thức hóa học cho mình? Vậy các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Bài viết giới thiệu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bố cục và cách sắp xếp của bảng tuần hoàn.

1. Giới thiệu về bảng tuần hoàn hóa học

Tên đầy đủ là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hay bảng tuần hoàn Mendeleev thường gọi tắt là bảng tuần hoàn là phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử [số proton trong hạt nhân], cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

Các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự số hiệu nguyên tử tăng dần cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. Dạng tiêu chuẩn của bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng với hai dòng kép nằm riêng bên dưới.

Bảng tuần hoàn được công bố lần đầu tiên vào năm 1869 bởi Mendeleev, nó đã trở thành tài liệu quan trọng cho các công trình nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu. Bảng tuần hoàn đã giúp con người hiểu được các định luật vận hành của thế giới được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống, tạo tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực nguyên tử sau này.

2. Bố cục bảng tuần hoàn hóa học dạng tiêu chuẩn

Trong đó:

Màu của số hiệu nguyên tử thể hiện trạng thái vật chất [ở [{0^o}C] và 1 atm]:

  • Màu đen: chất rắn.
  • Màu lục: chất lỏng.
  • Màu đỏ: chất khí.

Đường viền ô nguyên tố thể hiện sự hiện diện trong tự nhiên của nguyên tố.

  • Nét liền: nguyên tố nguyên thủy.
  • Nét đứt: nguyên tố từ phân rã.
  • Dấu chấm: nguyên tố tổng hợp

Màu ô nguyên tố thể hiện các nhóm cùng gốc trong bảng tuần hoàn.

3. Phương pháp sắp xếp

Nhóm hay còn được gọi là một họ, là một cột đứng trong bảng tuần hoàn, các nhóm thường thể hiện nhiều xu hướng tuần hoàn quan trọng hơn là các chu kỳ và các khối.

Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và do đó các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hóa học giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng trong các tính chất với số hiệu nguyên tử tăng dần. Tuy nhiên, trong một vài phần của bảng tuần hoàn, tính tương đồng theo chiều ngang có thể quan trọng không kém, hoặc thậm chí quan trọng hơn, tính tương đồng theo chiều dọc.

Từ trên xuống trong cùng một nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần. Do có nhiều mức năng lượng được lấp đầy hơn, các electron hóa trị xuất hiện ở xa hạt nhân hơn.

Từ trên xuống, các nguyên tố sau có mức năng lượng ion hóa thấp hơn, tức là dễ tách electron ra khỏi nguyên tử bởi liên kết lỏng lẻo đi.

Tương tự, trong một nhóm từ trên xuống sẽ giảm độ âm điện do khoảng cách giữa các electron hóa trị và hạt nhân tăng dần. Tuy nhiên các xu hướng này cũng có ngoại lệ, ví dụ trong nhóm 11 thì độ âm điện tăng từ trên xuống.

Một chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn. Mặc dù nhóm thông thường có các xu hướng quan trọng hơn, có những vùng trong bảng mà xu hướng theo chiều ngang quan trọng hơn chiều dọc, như ở khối f, với các họ Lantan và họ Actini tạo nên hai chuỗi hàng ngang quan trọng.

Trong một chu kì từ trái sang phải, bán kính nguyên tử giảm dần do mỗi nguyên tố thêm vào proton khiến cho electron lớp ngoài bị kéo lại gần hạt nhân hơn. Bán kính nguyên tử giảm làm năng lượng ion hóa và độ âm điện tăng dần.

Các vùng khác nhau trên bảng tuần hoàn đôi khi được xem là “khối” theo cách mà các vỏ electron của các nguyên tố được lấp đầy. Mỗi lớp được đặt tên theo sự sắp xếp các electron cuối cùng trong vỏ.

Khối s gồm hai nhóm đầu tiên [kim loại kiềm và kiềm thổ] cũng như hydro và heli.

Khối p gồm 6 nhóm cuối từ nhóm 13 đến 18 theo IUPAC, trong đó có tất cả các á kim và một số kim loại cùng phi kim.

Khối d gồm các nhóm thứ 3 đến 12 theo IUPAC và chứa tất cả kim loại chuyển tiếp.

Khối f, thường xếp riêng bên dưới bản tuần hoàn, gồm những nguyên tố kim loại thuộc các họ lantan và actini.

  • Phân loại và các quy ước khác

Theo tính chất, các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể chia làm các loại chính: kim loại, phi kim và á kim.

Kim loại thường nằm bên trái và phía dưới bảng tuần hoàn, chúng là chất rắn, có ánh kim, dẫn điện và nhiệt tốt, có thể tạo thành hợp kim với nhau và hợp chất với phi kim. Phi kim nằm ở bên phải và phía trên, là các khí có màu hoặc không màu, cách điện và nhiệt, hình thành hợp chất hóa trị với nhau. Ở giữa kim loại và phi kim là á kim, có tính chất trung gian hoặc kết hợp giữa kim loại và phi kim. Các nguyên tố giảm tính kim loại và tăng tính phi kim từ trái sang phải.

Kim loại chia làm: kim loại kiềm hoạt động mạnh, kim loại kiềm thổ ít hoạt động hơn, họ lantan và actini, kim loại chuyển tiếp nguyên hình [gồm cả kim loại chịu nhiệt, kim loại hiếm] và kim loại yếu hơn về hóa học lẫn vật lý. Phi kim chia làm: phi kim đa nguyên tử, nằm gần á kim nhất thể hiện chút ít đặc tính kim loại; phi kim hai nguyên tử, thể hiện tính phi kim rõ ràng; phi kim đơn nguyên tử [khí hiếm] gần như hoàn toàn trơ và phi kim.

Quy ước về bố cục bảng tuần hoàn, họ lantan và họ actino thường thể hiện thành hai hàng dưới thân chính của bảng tuần hoàn. Cũng có dạng bảng rộng [hiếm gặp] chèn các họ nguyên tố này vào vị trí chính xác của chúng [một phần của chu kỳ 6, chu kỳ 7].

Như vậy, bài viết đã giới thiệu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bố cục bảng tuần hoàn cùng với các quy tắc sắp xếp bảng tuần hoàn. Hi vọng với những gì bài viết đã trình bày thì các bạn sẽ dễ dàng hơn khi tìm hiểu và học thuộc bảng tuần hoàn. Chúc các bạn thành công!

Nguồn tham khảo từ Internet

Video liên quan

Chủ Đề