Cách đọc tài liệu tiếng Anh hiệu quả

Ngày càng có nhiều học sinh sử dụng tài liệu tiếng Anh trong quá trình học tập. Làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh nhằm bổ trợ cho việc học tiếng anh? Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của các chuyên gia nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả cao.

Hãy đọc lướt, tìm chủ đề

Trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các tài liệu tiếng Anh, sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh, đọc được nhiều với việc nắm bắt nội dung.

Vậy làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh? Đặc biệt loại trừ được thói quen rất phổ biến của nhiều người là cứ mỗi khi cầm sách lên là đọc ngấu nghiến và kết quả là không lĩnh hội được nhiều thông tin.

Lê Vân Quyên, chuyên viên một ngân hàng nước ngoài, chia sẻ: “Cần phải xác định mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó và phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách mà hãy chọn đọc các phần mục lục, phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Sau đó chú ý đến các đề mục của từng chương để nắm được nội dung của cuốn sách”.

N.K - biên dịch viên của một tờ báo có uy tín ở Việt Nam, khuyến cáo: “Đừng tra từ điển vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Và cũng không cần thiết phải đọc từng chữ, từng câu, bạn hãy đọc lướt qua một lượt tài liệu. Việc làm này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chúng ta tìm được “keyword” - từ quan trọng - chìa khóa để nắm được ý chính của văn bản bởi chắc chắn nó xuất hiện khá nhiều trong đó”.

Từ kinh nghiệm trên, các chuyên gia tiếng Anh của "phương pháp học tiếng anh theo cách tự nhiên" nói rằng: “Hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách”. Tuy nhiên, để nhớ lâu thì cách tốt nhất là: “Sau khi đọc, bạn phải tự hỏi một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Muốn trả lời được, bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại”.

Trăm hay không bằng tay quen

Giáo viên dạy môn toán bằng tiếng Anh của một trường THPT tại TP.HCM đưa ra lời khuyên giúp học sinh mở rộng kiến thức ngoài những nội dung có trong sách giáo khoa, được thầy cô giảng trên lớp. Giáo viên này cho rằng: “Với sự tiện ích của internet như hiện nay, học sinh dễ dàng tiếp cận các tài liệu nước ngoài. Kinh nghiệm đọc chưa có, vốn từ chưa nhiều thì trước tiên các em nên chép lại và lưu giữ để đọc dần dần”.

Trần Trường Sinh, du học sinh tại Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm để tăng hiệu quả của việc đọc. “Nên chia nhỏ tài liệu ra để đọc và tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang. Đừng nghĩ là phung phí thời gian vì còn phải đọc rất nhiều nhưng đây là hoạt động thiết thực vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học”, Sinh nói.

Theo biên dịch viên N.K thì việc đọc tài liệu nước ngoài là “trăm hay không bằng tay quen”. Vì vậy mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tự mình rèn luyện kỹ năng để dần cải thiện tốc độ đọc. Tuy nhiên, đừng nên ôm đồm, quá sức mà trước tiên cần chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của mình. Đặc biệt, để duy trì được thói quen này, giúp mình không nản chí, học sinh cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mình thực sự quan tâm.

·         Cách đọc sách tiếng Anh

* Để đọc sách tiếng Anh hiệu quả trước hết cần xác định đọc nhiều, thực hành nhiều sẽ tiến bộ nhanh.

 * Không cần tra từ khi đang đọc. Khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới, dựa vào ngữ cảnh, người học có thể phần nào đoán được nghĩa của từ mà không cần dừng lại để tra, chỉ nên gạch chân dưới từ mới để sau này xem lại.

* Không đọc lại. Người đọc thường có thói quen xem lại một đoạn đã đọc trước đó, điều này sẽ làm tăng thời gian để đọc hết cuốn sách.

* Sau khi đọc khoảng 30 phút nên nghỉ khoảng 5 phút để não làm việc và tiếp thu nhanh hơn.

* Cần ôn lại những gì đã đọc, nếu được ôn lại một cách khoa học thì những điều cần nhớ sẽ tồn tại rất lâu.

* Cần tạo một môi trường học tập thật thoải mái, gọn gàng, ngồi ngay ngắn trên ghế, thẳng lưng tránh uể oải hay buồn ngủ khi đọc sách.

* Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh hiệu quả là thái độ học tập. Một thái độ tự tin và lạc quan, nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ dễ dàng sẽ có một tác động tích cực đến người đọc.

Hãy đọc lướt, tìm chủ đề

Trong việc tiếp nhận thông tin, kiến thức từ các tài liệu tiếng Anh, sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh, đọc được nhiều với việc nắm bắt nội dung.

Vậy làm thế nào để trở thành một người đọc hiệu quả và rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu tiếng Anh? Đặc biệt loại trừ được thói quen rất phổ biến của nhiều người là cứ mỗi khi cầm sách lên là đọc ngấu nghiến và kết quả là không lĩnh hội được nhiều thông tin. 

Lê Vân Quyên, chuyên viên một ngân hàng nước ngoài, chia sẻ: “Cần phải xác định mục đích cụ thể hay lý do tại sao bạn lại đọc tài liệu đó và phải tìm xem bạn cần đọc phần tài liệu nào? Đôi khi không nhất thiết phải đọc hết cả cuốn sách mà hãy chọn đọc các phần mục lục, phụ lục ở trang đầu và trang cuối của cuốn sách. Sau đó chú ý đến các đề mục của từng chương để nắm được nội dung của cuốn sách”.

N.K - biên dịch viên của một tờ báo có uy tín ở Việt Nam, khuyến cáo: “Đừng tra từ điển vì sẽ mất rất nhiều thời gian. Và cũng không cần thiết phải đọc từng chữ, từng câu, bạn hãy đọc lướt qua một lượt tài liệu. Việc làm này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp chúng ta tìm được “keyword” - từ quan trọng - chìa khóa để nắm được ý chính của văn bản bởi chắc chắn nó xuất hiện khá nhiều trong đó”.

Từ kinh nghiệm trên, các chuyên gia tiếng Anh của kenhtuvan.vn còn “bỏ nhỏ” rằng: “Hãy cố gắng đọc qua phần đầu và phần cuối mỗi chương sách. Hãy đảo mắt nhìn các mục và tiểu mục trong từng chương bởi chúng cho bạn biết trình tự ý tưởng mà tác giả trình bày. Bằng cách này bạn cũng nắm được ý chính của từng chương, từ đó tìm được ý chính của toàn bộ cuốn sách”. Tuy nhiên, để nhớ lâu thì cách tốt nhất là: “Sau khi đọc, bạn phải tự hỏi một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài. Muốn trả lời được, bạn phải ghi lại các ý chính trong quá trình đọc. Hãy viết các ý chính này như một bản tóm tắt để bạn có thể xem lại”.

Trăm hay không bằng tay quen

Giáo viên dạy môn toán bằng tiếng Anh của một trường THPT tại TP.HCM đưa ra lời khuyên giúp học sinh mở rộng kiến thức ngoài những nội dung có trong sách giáo khoa, được thầy cô giảng trên lớp. Giáo viên  này cho rằng: “Với sự tiện ích của internet như hiện nay, học sinh dễ dàng tiếp cận các tài liệu nước ngoài. Kinh nghiệm đọc chưa có, vốn từ chưa nhiều thì trước tiên các em nên chép lại và lưu giữ để đọc dần dần”.

Trần Trường Sinh, du học sinh tại Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm để tăng hiệu quả của việc đọc. “Nên chia nhỏ tài liệu ra để đọc và tự kiểm tra thông tin đã đọc trong sách sau khoảng 25 trang. Đừng nghĩ là phung phí thời gian vì còn phải đọc rất nhiều nhưng đây là hoạt động thiết thực vì nó giúp bạn nhớ lại những gì đã học”, Sinh nói.

Theo biên dịch viên N.K thì việc đọc tài liệu nước ngoài là “trăm hay không bằng tay quen”. Vì vậy mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút tự mình rèn luyện kỹ năng để dần cải thiện tốc độ đọc. Tuy nhiên, đừng nên ôm đồm, quá sức mà trước tiên cần chọn những tài liệu có mức độ khó phù hợp với trình độ của mình. Đặc biệt, để duy trì được thói quen này, giúp mình không nản chí, học sinh cũng nên chọn những tài liệu phù hợp với sở thích hay những đề tài mình thực sự quan tâm.

Bích Thanh

>> Tăng cơ hội học tập cho người dân khu vực ASEAN
>> Chưa tăng mức cho vay vốn học tập
>> Tạo hứng thú học tập cho học sinh
>> Tuần lễ phát động học tập suốt đời
>> Cơ hội học tập qua mạng
>> Đảm bảo việc học tập cho con các nạn nhân vụ sạt lở đất ở Yên Bái

anh à em kém tiếng anh nhưng vẫn phải đọc tiếng anh hằng ngày vây em có thể cứ đọc bừa đi rồi từ nào không biết rồi google dịch mà đoạn nào em đoán được rồi thì bỏ qua có được không anh em cảm ơn anh à em hiện đang học kỳ đầu của aptech anh à

1 Like

Bạn viết câu cực kì lủng củng. Mình không thể hiểu được ý của bạn muốn nói

2 Likes

1.em kém tiếng anh nhưng vẫn phải đọc tài liệu bằng tiếng anh 2. vậy bây giờ cách học của em là cứ đọc đi chỗ nào không hiểu thì google dịch mà đoạn nào mà đoán được rồi thì bỏ qua luôn anh à 3.anh thấy thế có được không ạ

4.xin anh chỉ giáo thêm ạ @thangngoc89

1 Like

Jobs_Apple_Steve:

cứ đọc đi

Jobs_Apple_Steve:

không hiểu thì google dịch

nhưng mình khuyên là dùng từ điển trang từng2 từ thôi. Đừng dịch nguyên đoạn.

Jobs_Apple_Steve:

đoạn nào mà đoán được rồi thì bỏ qua luôn anh à

Yup

1 Like

anh làm chuyên về mảng gì ạ

1 Like

Anh chủ yếu viết web và backend dùng node. Đang học golang.

1 Like

bây giờ sắp xếp thêm 1 tiêng để học ngữ pháp anh nhỉ

1 Like

Học theo bất cứ cách nào bạn thích. Có hàng nghìn hướng dẫn học tiếng Anh trên mạng

1 Like

Thế này nhé, xác định học tiếng Anh là điều bắt buộc và tất yếu đề phát triển theo ngành này. Muốn phát triển:

  • Không ngại đọc tài liệu tiếng Anh, đọc cho quen mồm, quen mắt, quen cấu trúc, quen từ vựng, rồi thấy từ nào đó hay xuất hiện của mảng nào đó.

  • Muốn định hướng đọc tài liệu nhanh thì chịu khó ghi chú/note lại…đọc đến trang nào, từ nào không biết? -> note lại vào sổ tay cá nhân [giả dụ có tiêu đề Learn EL with [Tên tài liệu]]…lần sau gặp lại từ đấy ở trang khác mà quên thì tự thấy xấu hổ -> học lại -> dần dần sẽ nhớ.

  • Đừng lười, đừng nóng vội…mới đầu đọc một quyển có thể mất cả tháng [tuỳ vào cấp độ của tài liệu, tài liệu cho newbie thì dễ hiểu, ngắn và súc tích nên cũng nhanh thôi]…nhưng ok cứ theo cách này thì tầm vài tháng thôi là kĩ năng đọc tài liệu của bạn lên đáng kể, muốn đẩy nhanh tiến độ thì hãy chuyên tâm.

  • Không quen ghi chép muốn trực quan hơn thì vận dụng luôn kiến thức lập trình cơ bản…cấu trúc dữ liệu cơ bản…thao tác file cơ bản…của ngôn ngữ mình đang học/đã học làm lấy một ứng dụng nhỏ dạng console với 2 chức năng cơ bản:

  • Input vào một từ/câu tiếng Anh mà mình cần nhớ và nghĩa của nó.

  • Chức năng ôn tập: xuất ra random [hoặc theo quy luật nào đó] một từ/câu tiếng Anh và yêu cầu bạn nhập nghĩa của nó vào rồi kiểm tra.

  • Có thể có thêm chức năng sửa chữa hay thêm nghĩa cho từ…v…v.
    => Vừa ôn luyện tiếng Anh, vừa tập luyện thực hành ngôn ngữ đang học…ứng dụng ngay cái mình đang cần, ứng dụng thực tế phát triển từ như thế mà ra chứ ở đâu.

  • Còn nếu không quen nữa thì có thể dùng các ứng dụng trực quan có sẵn…ví dụ Memrise [có cả phiên bản web/mobile]:

  1. Lập acc.
  2. Chọn chức năng tạo một khoá học đặt tên ví dụ My EL Learning.
  3. Đọc tài liệu từ nào không nhớ thì add vào list từ của khoá học đó.
  4. Học luôn khoá học do mình tạo ra…Memrise tự cung cấp các chức năng ôn tập, ghi nhớ rất trực quan và nhớ lâu dựa vào list từ của bạn. => OK, vậy là từ nào không biết cứ thêm vào khoá học, tự ôn luyện. Đó…nếu bạn muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm và ý kiến.

    EASY WAY TO MAKE YOU BETTER!

3 Likes

Cài thêm add-on vào để tra từ: anh-việt thì dùng 1tudien cũng được, anh-anh thì dùng của Cambridge: dịch,đọc chuẩn. anh đang dùng thằng này.

Đọc nhiều quen ah, có điều a nghe, nói không tốt


1 Like

@nguyenhuuca Chuẩn rồi bác định hướng muốn lao vào tầm quất tài liệu tiếng Anh sớm bằng cách này thì phải chuyên tâm đọc hiểu thay vì nghe/nói…muốn nhanh mà lị.
Còn muốn phát triển các cái khác thì phải dành thời gian riêng cho tiếng Anh…tài liệu/phương pháp luyện tập toàn diện…cơ mà sẽ khá lâu và phát triển dẫn dần. Bây giờ người học thường muốn ăn xổi thay vì theo quy trình, nguyên tắc luyện tập dần dần.

2 Likes

Home Categories FAQ/Guidelines Terms of Service Privacy Policy

Video liên quan

Chủ Đề