Bao nhiêu bằng chứng kiểm toán là đủ

A1. Bằng chứng kiểm toán rất cần thiết để giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến và lập báo cáo kiểm toán. Bản chất của bằng chứng kiểm toán là mang tính tích lũy và được thu thập chủ yếu từ việc thực hiện các thủ tục kiểm toán trong suốt cuộc kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán cũng có thể bao gồm các thông tin có được từ các nguồn khác, như từ các cuộc kiểm toán trước [trừ khi kiểm toán viên cho rằng những thay đổi phát sinh từ khi kết thúc cuộc kiểm toán trước có thể làm thông tin đó không còn phù hợp với cuộc kiểm toán hiện tại[6]] hoặc từ thủ tục kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán đối với việc chấp nhận và duy trì khách hàng. Các ghi chép về kế toán [chứng từ, sổ kế toán…] của đơn vị được kiểm toán là một nguồn bằng chứng kiểm toán quan trọng, ngoài các nguồn khác từ bên trong và bên ngoài đơn vị. Thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán có thể được lập sử dụng đến công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán còn bao gồm thông tin hỗ trợ, chứng minh cho cơ sở dẫn liệu của Ban Giám đốc và cả những thông tin trái chiều với cơ sở dẫn liệu đó. Ngoài ra, trong một số trường hợp, sự thiếu thông tin có thể được kiểm toán viên sử dụng như một bằng chứng kiểm toán [ví dụ khi Ban Giám đốc từ chối giải trình các vấn đề mà kiểm toán viên yêu cầu].

A2. Phần lớn công việc mà kiểm toán viên thực hiện nhằm hình thành ý kiến kiểm toán là thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Ngoài thủ tục phỏng vấn, các thủ tục kiểm toán khác để thu thập bằng chứng kiểm toán gồm kiểm tra, quan sát, xác nhận, tính toán lại, thực hiện lại và các thủ tục phân tích, thường được thực hiện kết hợp với nhau. Mặc dù thủ tục phỏng vấn có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán quan trọng, kể cả cung cấp bằng chứng về sai sót nhưng nếu chỉ phỏng vấn thì chưa đủ để cung cấp bằng chứng kiểm toán về việc không có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu hoặc về tính hữu hiệu của các kiểm soát.

A3. Như đã giải thích trong Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 200[7], kiểm toán viên đạt được sự đảm bảo hợp lý khi đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm giảm rủi ro kiểm toán [là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không thích hợp khi báo cáo tài chính còn có những sai sót trọng yếu] đến một mức độ thấp có thể chấp nhận được.

A4. Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán có mối liên hệ tương quan. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng của bằng chứng kiểm toán. Số lượng của bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót [rủi ro được đánh giá ở mức độ càng cao thì cần càng nhiều bằng chứng kiểm toán] và đồng thời chịu ảnh hưởng bởi chất lượng của bằng chứng kiểm toán đó [chất lượng mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì cần càng ít bằng chứng kiểm toán]. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng kiểm toán được thu thập không có nghĩa là chất lượng bằng chứng kiểm toán được đảm bảo.

A5. “Thích hợp” là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán, bao gồm sự phù hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc giúp kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung bằng chứng và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng đó.

A6. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 330[8] yêu cầu kiểm toán viên đưa ra kết luận về tính đầy đủ, thích hợp của bằng chứng kiểm toán đã thu thập. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định liệu đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán đến một mức độ thấp có thể chấp nhận được hay chưa và từ đó đưa ra các kết luận hợp lý làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 200 nêu ra các vấn đề như nội dung các thủ tục kiểm toán, tính kịp thời của việc lập và trình bày báo cáo tài chính, và sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí. Đây là các yếu tố phù hợp khi kiểm toán viên đưa ra xét đoán chuyên môn về việc liệu đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hay chưa.

Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán

A7. Một số bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng cách thực hiện các thủ tục kiểm toán để kiểm tra tài liệu, sổ kế toán, ví dụ qua việc phân tích, soát xét và thực hiện lại các thủ tục đã được đơn vị thực hiện trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính; đối chiếu các loại thông tin liên quan và việc sử dụng các thông tin đó. Qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán đó, kiểm toán viên có thể xác định rằng các tài liệu, sổ kế toán đã nhất quán và thống nhất với báo cáo tài chính.

A8. Việc xem xét các bằng chứng kiểm toán có tính nhất quán được thu thập từ các nguồn khác nhau hoặc có nội dung khác nhau thường giúp kiểm toán viên đạt được sự đảm bảo cao hơn so với việc xem xét riêng lẻ các bằng chứng kiểm toán. Ví dụ, thông tin chứng thực thu thập được từ một nguồn độc lập bên ngoài đơn vị có thể làm tăng mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên đạt được từ các bằng chứng kiểm toán thu được từ nội bộ đơn vị được kiểm toán, như bằng chứng trong các tài liệu, sổ kế toán, biên bản họp, hoặc giải trình của Ban Giám đốc.

A9. Thông tin từ các nguồn độc lập ngoài đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên có thể sử dụng làm bằng chứng kiểm toán bao gồm xác nhận từ bên thứ ba, báo cáo của các chuyên gia phân tích, và dữ liệu có thể so sánh về các đối thủ cạnh tranh.

Tính đầy đủ [tiếng Anh: Sufficiency] là khái niệm để chỉ số lượng cần thiết của bằng chứng kiểm toán cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.

Hình minh hoạ [Nguồn: dma]

Khái niệm

Tính đầy đủ trong tiếng Anh được gọi là sufficiency.

Tính đầy đủ là khái niệm để chỉ số lượng cần thiết của bằng chứng kiểm toán cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán chính là toàn bộ thông tin làm cơ sở cho các kết luận trong kiểm toán.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 "Bằng chứng kiểm toán":

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các thông tin, các tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên những thông tin này, kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình.

Phân loại bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán có thể bao gồm nhiều loại và thu thập từ các nguồn khác nhau. Thường có hai cách phân loại bằng chứng kiểm toán phổ biến nhất là phân loại theo dạng bằng chứng kiểm toán và phân loại theo nguồn hình thành bằng chứng kiểm toán.

Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: "Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán".

Bằng chứng kiểm toán là mục đích của quá trình kiểm toán và là điều kiện tiên quyết để đưa ra ý kiến kiểm toán. Không có bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên không thể dựa vào lí trí để đưa ra một kết luận hợp lí.

Số lượng bằng chứng kiểm toán

Số lượng bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Tính trọng yếu của đối tượng kiểm toán cụ thể: Khoản mục kiểm toán trọng yếu thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại.

- Mức độ rủi ro của đối tượng kiểm toán: Nếu đối tượng kiểm toán chứa đựng sai phạm nhiều thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại.

- Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán [độ tin cậy của bằng chứng]: Bằng chứng thu thập có độ tin cậy cao thì số lượng bằng chứng thu thập được càng ít và ngược lại.

- Tính kinh tế: Khi thực hiện cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần cân nhắc giữa chi phí kiểm toán với lợi ích thu được. Vì vậy, kiểm toán viên khi thu thập bằng chứng kiểm toán cũng phải cân nhắc khoảng thời gian hợp lí với mức chi phí kiểm toán có thể chấp nhận được.

[Tài liệu tham khảo: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân]

Diệu Nhi

26/04/2022

Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Thanh Mai, hiện bạn đang là kế toán của một công ty xây dựng tại Tp Hồ Chí Minh, bạn có thắc mắc sau mong nhận phản hồi: Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán được quy định ra sao?

  • Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 03/2018/QĐ-KTNN hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

    - Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của KTVNN về rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của những bằng chứng kiểm toán đó.

    - Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán không đặt ra một số lượng cụ thể mà phụ thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTVNN, tức là KTVNN phải đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính đầy đủ như đánh giá được rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu thập. Rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở mức độ càng cao thì thường cần càng nhiều bằng chứng kiểm toán, chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán càng cao thì có thể cần ít bằng chứng kiểm toán hơn.

    Ví dụ 8: Khi KTVNN đánh giá mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu đối với khoản mục hàng tồn kho là cao thì KTVNN cần phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán liên quan đến khoản mục để đánh giá tính hiện hữu, trọn vẹn của hàng tồn kho cũng như khẳng định tính trung thực và đảm bảo sự trình bày của khoản mục này trên báo cáo tài chính là hợp lý.

    - Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán yêu cầu KTVNN phải thu thập số lượng bằng chứng cần thiết đảm bảo đủ căn cứ hỗ trợ cho KTVNN đưa ra đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

    Ví dụ 9: Trường hợp hàng tồn kho được bên thứ ba kiểm soát và bảo quản được xác định là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, KTVNN phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng của hàng tồn kho đó, bằng cách thực hiện một hoặc cả hai thủ tục sau: [i] Yêu cầu bên thứ ba xác nhận về số lượng và tình trạng của hàng tồn kho được bên thứ ba nắm giữ; [ii] Tiến hành kiểm tra hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp khác tuỳ theo từng trường hợp: Tham gia, hoặc bố trí một KTVNN khác tham gia kiểm kê hiện vật hàng tồn kho của bên thứ ba, nếu có thể;Thu thập báo cáo của một KTVNN khác, hoặc báo cáo của một KTVNN của tổ chức cung cấp dịch vụ về tính đầy đủ và thích hợp của kiểm soát nội bộ của bên thứ ba để đảm bảo rằng hàng tồn kho được kiểm kê đúng đắn và được bảo vệ thích đáng; Kiểm tra các tài liệu liên quan đến hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ [phiếu nhập kho]; Yêu cầu xác nhận từ các bên khác khi hàng tồn kho đã được đem ra thế chấp.

    - Bằng chứng kiểm toán phải đạt được tính đầy đủ để một KTVNN có kinh nghiệm nhưng không có bất kỳ thông tin nào trước về cuộc kiểm toán có thể hiểu được kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, hiểu được căn cứ hình thành đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Video liên quan

Chủ Đề