Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Chuột rút bắp chân (vọp bẻ) là một trong những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Gần một nửa số bà bầu bị chuột rút ở bắp chân trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều bà bầu thường xuyên bị chuột rút ở chân sau khi ngồi một chỗ quá lâu hoặc bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

Bạn có thể không hoàn toàn ngăn ngừa chuột rút bắp chân nhưng một số giải pháp có thể giúp bạn đỡ bị đau nhức. Nếu biết các nguyên nhân chuột rút và cách trị chuột rút cho bà bầu, bạn sẽ trải qua thai kỳ nhẹ nhàng hơn.

Điểm mặt nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân

Bạn hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân ra vấn đề để có cách giảm nhẹ tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân này nhé.

1. Cơ thể tăng cân

Áp lực từ em bé đang lớn dần mỗi ngày có thể gây tổn hại đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu đi đến chân của mẹ bầu. Tình trạng mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng chính là một trong những nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, bắp chân sẽ trở nên mệt mỏi hơn vì cân nặng càng tăng nhiều hơn. Mẹ bầu có thể tăng 10–20 kg so với thời kỳ trước khi mang thai. Trong đó, khối lượng của thai nhi chiếm khoảng 3,5 kg. Nước ối, nhau thai cùng chất dịch và máu sẽ chiếm khoảng 3,5–5,5 kg.

Cơ thể tăng cân quá mức không những khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân mà còn có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, sinh khó… Đa số mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai thường tăng cân nhiều hơn mức cần thiết.

2. Dinh dưỡng thiếu hụt

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc magie có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút bắp chân. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp sản phụ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, hoàn thiện dây thần kinh, giúp cơ bắp khỏe mạnh, điều hòa nhịp tim… Nếu không bổ sung canxi cho cơ thể đủ lượng cần thiết, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.

Tuy nhiên, nếu bạn đã uống đủ canxi cho bà bầu thì đây không hẳn là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân ở bà bầu. Một nghiên cứu năm 2015 khảo sát 390 phụ nữ mang thai cho thấy việc bổ sung canxi hoặc magie tạo ra rất ít sự khác biệt về chứng chuột rút bắp chân.

3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân do mất nước

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, điều này có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu nước. Ngoài ra, một số dấu hiệu bạn bị mất nước khác như môi bong tróc, da thô ráp, hôi miệng, thèm đồ ngọt, đau đầu, chuột rút bắp chân cũng dễ dàng bắt gặp…

Khi bị mất nước, cơ thể bạn không thể tự làm mát như bình thường. Thân nhiệt càng nóng thì càng dễ bị chuột rút do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp. Khi các cơ làm việc nhiều hơn và sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn thì càng dễ xảy ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.

Hiện tượng bốc hỏa khi mang thai do mẹ bầu cần nhiều năng lượng cho thai nhi phát triển cũng khiến cơ thể dễ bị mất nước. Ngoài ra, một số mẹ bầu làm việc hay sinh sống trong môi trường nóng cũng có thân nhiệt tăng cao.

4. Thói quen ngồi nhiều

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Bạn cảm thấy mệt mỗi khi vận động nên chỉ thích ngồi yên một chỗ? Thói quen ngồi nhiều do cơ thể nặng nề hoặc công việc văn phòng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân đấy!

Trạng thái ngồi một chỗ có thể khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Chưa kể, mẹ bầu cũng rất dễ bị tăng cân nếu lười vận động. Đây đều là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chuột rút bắp chân.

Trang phục và không gian sinh hoạt, ngủ nghỉ của mẹ bầu cần đảm bảo giữ ấm phù hợp. Cơ thể bị nhiễm lạnh không những dễ gây cảm mạo mà khí lạnh còn kích thích lên lỗ chân lông, làm cho các cơ xảy ra hiện tượng co lại và gây chuột rút, đặc biệt là về đêm.

4. Cơ thể quá mệt mỏi

Cân nặng của mẹ bầu không ngừng tăng lên nên các cơ cũng sẽ áp lực nhiều hơn. Nếu khi mang thai mà bạn vẫn làm việc hoặc đi lại hay ngồi quá lâu đều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi quá sức, các cơ chịu gánh nặng lâu có thể bị tê cứng cục bộ và chuột rút.

5. Nằm sai tư thế

Mẹ bầu trong lúc ngủ nếu nằm ở tư thế không thoải mái hoặc có vật nặng gì đó đè ép lên chân và cơ thể cũng sẽ làm máu huyết không lưu thông, các cơ chịu áp lực gây tê mỏi và chuột rút.

Bà bầu nên làm gì để xoa dịu cơn đau và phòng ngừa chuột rút?

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

1. Nhấc chân và chườm nóng

Ngoài vấn đề giữ ấm tốt khi ngủ, đặc biệt là hai chân thì thời gian trước khi ngủ cũng rất quan trọng để bà bầu có một giấc ngủ chất lượng, ít bị chuột rút hoặc các tình trạng khó chịu khác. Nếu sử dụng máy lạnh hay quạt điện đều phải tránh để luồng gió thổi trực tiếp vào người, và ngủ nằm nghiêng là lý tưởng nhất.

Trước giờ ngủ bạn cũng không nên đi lại nhiều hay làm việc quá mệt, có thể nằm thả lỏng và hơi nhấc hai chân lên, cố gắng duỗi các ngón chân ra, giữ yên vài giây. Động tác này giúp lưu thông tuần hoàn máu, co giãn các cơ, giảm phù thủng và hạn chế bị chuột rút khi ngủ.

Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể kết hợp với chườm nóng ở hai chân, hoặc ngâm chân với nước ấm trong khoảng 10 phút cũng rất hiệu quả trong việc làm ấm cơ thể, thư giãn cơ và ngủ ngon hơn.

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống hợp lý

Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Nếu biết thực hiện chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo không thiếu chất thì bạn sẽ giảm bớt những cơn đau khó chịu của chuột rút. Bình thường mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như mè, xương hầm, tôm cua, sữa bò…

Ngoài ra, các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt cũng cần bổ sung để cơ thể hấp thu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút tắm nắng để đồng thời hấp thu thêm lượng vitamin D cần thiết, thúc đẩy hiệu quả của canxi từ thực phẩm.

Chuột rút khi mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến ở các mẹ bầu. Dưới đây là tất tần tật thông tin về chuột rút khi mang thai và cách xử lý tình trạng này an toàn.

Chuột rút là sự co thắt đột ngột, ngoài ý muốn và gây đau ở một bắp thịt làm cho sự cử động khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Cơ co có thể chỉ kéo dài vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại. Bệnh thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài.

Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến và có những dấu hiệu dưới đây:

– Thời gian bị chuột rút là ngay khi vừa bắt đầu giấc ngủ

– Tháng thứ 3 thai kỳ là thời điểm xuất hiện cảm giác khó chịu do bị chuột rút và các cơn đau ngày càng xuất hiện thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng này có thể xảy ra cả ban ngày và thường nặng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của mẹ bầu, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.

– Vị trí bị chuột rút thường gặp nhất bao gồm bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài ra còn hay gặp ở tay, thân mình. Lưu ý trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.

– Nếu chuột rút khi mang thai có kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Chuột rút khi mang thai thường xảy ra ở bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân

Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải, như các rối loạn cân bằng muối nước, rối loạn cân bằng natri, kali, canxi…

Ở phụ nữ mang thai, khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.

Bên cạnh đó, do tình trạng thai hành, thai phụ có thể bị nôn ói, ăn uống kém, sụt cân… dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ.

Ở những tháng cuối thai kỳ, do yêu cầu canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng canxi nội bào và ngoại bào, cũng như thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng.

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Chuột rút khi mang thai xảy ra thì các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:

– Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.

– Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.

– Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.

– Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.

– Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.

Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Duỗi chân và xoa bóp các cơ khi bị chuột rút

– Rửa, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cùng một số động tác massage trong thời gian từ 10 đến 15 phút là cách cực kỳ hữu hiệu trong phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai. Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.

– Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.

– Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.

– Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. Tắm nắng là một ví dụ, vì đây là hoạt động vừa giúp bà bầu bổ sung vitamin D, vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Bầu hay bị chuột rút là thiếu chất gì

Gợi ý các động tác thể dục nhẹ nhàng cho mẹ bầu

– Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.

– Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

– Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Khi uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn. Từ đó ngăn được chứng chuột rút.

– Thường xuyên ăn dưa lê sẽ giúp mẹ bầu giảm được chứng chuột rút ở chân, vì trong dưa lê chứa nhiều chất magie. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu magie là nguyên nhân dẫn tới 30% phụ nữ mang thai bị mắc chứng chuột rút. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ khuyên người mang bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magie.

– Bên cạnh đó, thường xuyên ăn su su cũng sẽ giúp giảm được chứng chuột rút khi mang thai, đặc biệt là ở chân. Lý do là trong rau su su có chứa nhất nhiều chất magie. Khi ăn nhiều rau chứa magie sẽ giúp làm dịu các triệu chứng chuột rút tới 24 giờ. Tăng cường ăn hoa quả chứa nhiều canxi, ka li như nho khô, sung, mận… nhiều hơn một chút để tránh tình trạng chuột rút khi mang thai.

Ngoài ra, nếu tình trạng chuột rút khi mang thai của bạn trở nặng hoặc xảy ra thường xuyên mà khó xử lý, bạn có thể liên hệ tư vấn và thăm khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hoặc đặt lịch đăng ký khám TẠI ĐÂY:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc