Bé bú xong bao lâu thì tắm được

Thứ sáu, 18/09/2020 09:00

Tắm là lúc em bé thích nhất vì lúc này con cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Ngoài ra, việc tắm gội không chỉ giúp cơ thể của trẻ sạch sẽ, thơm tho mà còn thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bé.

Tuy nhiên việc tắm cho trẻ không phải là việc dễ dàng. Đặc biệt, mẹ không được làm 3 việc này sau khi tắm xong cho bé, vì sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của con.

1. Cho bé bú ngay sau khi tắm xong

Một số bà mẹ thường cho con bú ngay sau khi tắm, điều này không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Vì việc tắm rửa sẽ đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, do đó máu của bé sẽ dồn về các chi và đầu nhiều hơn, lượng máu cung cấp trong dạ dày và ruột giảm đi, nhịp thở của bé cũng thay đổi theo. Việc cho bé ăn ngay lúc này sẽ trực tiếp làm tổn thương dạ dày non nớt của trẻ, trường hợp nặng còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. 

Ngoài ra, sau khi tắm xong nhiệt độ da của bé sẽ giảm xuống nhanh chóng, nếu trẻ bú sữa mẹ sẽ gây ra cảm giác lạnh hoặc thậm chí là run rẩy. Lúc này, mẹ nên cho trẻ uống một chút nước ấm sau khi tắm, không những tốt cho dạ dày của trẻ mà còn giúp trẻ không bị lạnh. Sau đó đợi khoảng 20 phút hãy cho bé bú sữa mẹ

2. Để trẻ ngủ ngay sau khi tắm xong

Đa số các em bé dễ thấy buồn ngủ sau khi tắm xong, đây thực chất là hiện tượng sinh lý bình thường, do máu trong cơ thể đang đẩy nhanh tuần hoàn trong quá trình tắm, lượng oxy tiêu thụ lên não tăng cao sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, em bé sẽ buồn ngủ.

Nhưng lúc này mẹ không nên để trẻ ngủ ngay, vì sau khi tắm thân nhiệt của trẻ vẫn còn rất cao. Về mặt khoa học, nếu nhiệt độ cơ thể bé quá cao sẽ ức chế não bé tiết ra melatonin. Melatonin có liên quan mật thiết đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, nếu tiết ra ít thì trẻ ngủ sẽ kém hơn, không đủ giấc hoặc giấc ngủ chập chờn không sâu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của bé rất nhiều.

Cách đúng là bạn hãy đặt con trên giường và chơi với con khoảng 15 - 20 phút, và đợi đến khi nhiệt độ cơ thể của bé bằng với nhiệt độ phòng rồi mới dỗ bé ngủ.

3. Thoa phấn rôm ngay cho bé

Sau khi tắm cho con xong, nhiều mẹ thoa phấn rôm ngay khi lau khô người cho trẻ. Thực ra điều này là sai, vì khi bé vừa tắm xong dù lau khô người thì vẫn còn ướt ở một số vùng da nhăn nheo như nách, đường nối chân... Nếu mẹ thoa phấn rôm lên những vùng da này, da và độ ẩm ở những vùng này sẽ hợp lại tạo thành cục làm bít lỗ chân lông, gây tổn thương da cho bé.

Vì vậy, mẹ hãy đợi sau khi cơ thể bé khô hẳn rồi hãy bôi phấn rôm cho con.

Theo Lệ Mỹ - VietNamNet

Gửi bài viết

  • 14 thực phẩm hàng đầu giúp giảm táo bón khi mang thai

    Bông cải xanh có nhiều chất xơ, cũng chứa sắt và canxi, tương ứng cần thiết cho các tế bào và xương khỏe mạnh. Có rất nhiều cách ngon để sử dụng bông cải xanh, có thể xào với dầu ô liu, hay cắt nhỏ trong món salad…

  • Lưu ý những thứ không nên đặt cạnh giường phụ nữ mới sinh

    Bên cạnh việc kiêng cữ trong ăn uống, tắm gội, đi đứng... thì còn có những quy định bất thành văn mà mọi bà đẻ đều phải tuân thủ nếu không muốn chuyện xấu xảy ra cho hai mẹ con.

  • Thói quen ngủ của mẹ bầu có hại cho thai nhi

    Khi mang thai, bên cạnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng, vận động của người mẹ quyết định quá trình phát triển của thai nhi, giấc ngủ cũng có những tác động không nhỏ. Điển hình nếu mẹ bầu giữ những thói quen ngủ dưới đây chẳng những không tốt mà còn có hại cho thai nhi.

  • Ăn dặm tự chỉ huy và thực đơn bổ dưỡng cho bé, bố mẹ nhàn tênh

    Khi trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm, các mẹ sẽ tìm hiểu và lựa chọn phương pháp ăn phù hợp với con. Trong đó, phương pháp ăn dặm tự chỉ huy đang được nhiều bà mẹ trẻ tin dùng.

Gửi bài tâm sự

Sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm chủng, vết tiêm của bé thường là vết thương hở, nếu tắm, vết thương có thể bị viêm thậm chí nhiễm trùng.Do đó mẹ lưu ý sau khi tiêm phòng mẹ nên đợi ít nhất 24 tiếng rồi mới tắm cho con.

Khi bé bị bỏng mà vết thương chưa lành

Nếu em bé vô tình bị bỏng, mẹ nên nhớ rằng khi vết thương của con chưa kịp hồi phục thì mẹ không nên tắm cho con như bình thường. Khi vết bỏng trên người bé còn là vết thương hở, tắm sớm có thể khiến vết thương lan rộng ra hoặc viêm nhiễm.

Chú ý: Nếu bạn muốn tắm cho bé, nên đợi cho đến khi vùng da bị bỏng đã khô, không có mủ.

Sau khi cho bé bú

Các bà mẹ thường lo lắng rằng nếu bé đói sẽ không thể đùa nghịch khi tắm, không thích tắm vì vậy nhiều mẹ thường cho con bú trước khi bế con đi tắm.

Như bạn đã biết, chức năng tiêu hóa của các bé chưa hoàn thiện. Vì vậy nếu bạn cho bé bú, bé cũng phải mất một thời gian để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Chú ý: Nếu mẹ muốn tắm cho con và giúp con cảm thấy thích thú khi tắm thì mẹ nên cho con bú 1-2 tiếng trước khi tắm.

Tắm khi bé đói

Khi bé đói, lượng đường trong máu của bé lúc này đang bị hạ thấp. Ngay cả người lớn tắm vào lúc này cũng không có đủ năng lượng tiêu hai cần thiết cho cơ thể, có thể dẫn đến chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là đột quỵ.

Khi trẻ vừa ăn no xong

Người lớn vừa ăn no đã đi tắm sẽ thấy không dễ chịu lắm, và tất nhiên là trẻ con cũng vậy. Đặc biệt, với những trẻ còn chưa đầy một tuổi, việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt

Nhiều bà mẹ thích cho con ngâm mình vào bồn nước ấm với hy vọng đạt được hiệu quả giải nhiệt bằng phương pháp vật lý. Tuy nhiên, cần phải nhắc nhở các mẹ thật rõ ràng rằng: Nếu như con bạn bị cảm lạnh, có hiện tượng sốt, tốt nhất không nên cho trẻ đi tắm. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm.

Khi da con đang chịu tổn thương

Trẻ con mải nghịch ngợm sẽ không tránh khỏi va chạm và xước xát ngoài da. Tuy nhiên, mẹ cần đặc biệt chú ý, tắm cho con trong khi trẻ đang có tổn thương về da nếu không cẩn thận con sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục chậm.

Khi con vừa nôn, trớ

Những đứa trẻ đang bú sữa mẹ thường có hiện tượng nôn, trớ. Khi trẻ nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con “bốc mùi”, khi con hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.

Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm

Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho trẻ thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.

Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ

Nhiều người lớn thích tắm ngay khi ngủ dậy để tỉnh táo. Tuy nhiên, cách làm này lại không hề phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt nhanh, trẻ không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt độ dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Tắm sau khi trẻ vận động

Trẻ nhỏ thường hay vui chơi bên ngoài và về nhà trong bộ dạng đầy mồ hôi, khắp cơ thể bốc lên mùi hôi dễ khiến cho bạn thấy khó chịu. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chờ con khô hẳn mồ hôi, hết mệt rồi mới đưa con đi tắm. Khi trẻ đang nhiều mồ hôi, đi tắm ngay sẽ bị ốm. Do sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt. Chính vì thế, nước tắm sẽ dễ dàng đưa nhiệt lượng trong cơ thể trẻ ra ngoài. Tốt nhất nên chờ nửa tiếng sau khi trẻ vận động mẹ mới đưa trẻ đi tắm.

Video liên quan

Chủ Đề