Bệnh cườm khô mắt là gì

Skip to content

Thông tin này dành cho các bệnh nhân bị đục thủy tinh thể và gia đình hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể, gồm các phần: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể.  Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay, với trang thiêt bị hiện đại, kỹ thuật mổ cải tiến, phẫu thuật đục thủy tinh thể rất an toàn và hiệu quả.

Thủy tinh thể là một cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng [ảnh] trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gởi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể. Vì vậy, làm cản ánh sáng đến võng mạc gây giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều, bệnh nhân nhìn mờ hơn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh đục thủy tinh thể là bệnh của cả 2 mắt.

Người ta vẫn đang nghiên cứu thêm về đục thủy tinh thể nhưng nguyên nhân đục vẫn chưa rõ. Các nhà khoa học cho rằng các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể có thể là hút thuốc, tiểu đường [còn gọi là đái tháo đường], môi trường sống quá nhiều nắng.

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây mù chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nếu không được phẫu thuật, bệnh nhân sẽ mù hoàn toàn làm tăng gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, số người mắc bệnh mới hàng năm khoảng 85.000 ca 2 mắt [1% dân số] và 85.000 ca 1 mắt.

Những triệu chứng thường gặp nhất là:

– Nhìn mờ, như có làn sương trước mặt

– 1 số case có cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời

– Ban đêm thị giác kém hơn.

– Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.

– Bỗng nhiên bỏ được kính lão, đọc sách bằng mắt thường do đục thủy tinh thể gây cận thị giả.

– Đục thủy tinh thể do lão hóa: phần lớn các đục thủy tinh thể do tuổi già.

– Đục thủy tinh thể bẩm sinh

– Đục thủy tinh thể thứ phát: Xuất hiện ở những người có một số bệnh, ví dụ tiểu đường, dùng thuốc steroid kéo dài, nhỏ mắt và toàn thân, viêm màng bồ đào…

– Đục thủy tinh thể chấn thương.

Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:

1/ Đo thị lực bằng bảng thị lực

2/ Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm [cườm nước] kèm theo. Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.

3/ Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, nhỏ thuốc làm chậm quá trình đục thủy tinh thể tạm thời, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Ở giai đoạn sau, những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị duy nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.

Hiện nay, phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa Mắt. Với kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, phẫu thuật thay thủy tinh thể hiện nay được xem là an toàn và hiệu quả hơn bao giờ hết với 90% trường hợp sau phẫu thuật thị lực phục hồi nhanh và đạt hiệu quả tốt.

Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hai cách phẫu thuật khác nhau như thế nào và giúp bạn quyết định cách tốt nhất:

– Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay Phaco: Tạo một đường rạch nhỏ ở rìa giác mạc với đường kính từ 2.2 đến 2.8 mm [tròng đen của mắt]. Sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm tán nhuyễn thủy tinh thể ra và  phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp Phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.

– Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: Tạo một đường rạch dài hơn ở vùng rìa giác mạc [xấp xỉ 6 – 8 mm] và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra. Sau đó hút phần còn sót lại.

Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn [thủy tinh thể nhân tạo] thay vào vị trí của thủy tinh thể bị đục. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, được đặt trong túi bao. Thị lực của bạn sẽ cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng xuyên qua nó đến võng mạc.

Các loại kính nội nhãn [thủy tinh thể nhân tạo]:

Hiện nay có nhiều loại kính nội nhãn [thủy tinh thể nhân tạo] đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như

– Kính nội nhãn đơn tiêu [giúp mắt nhìn rõ một cự ly nhất định]

– Kính nội nhãn đa tiêu [giúp mắt nhìn rõ cả cự ly xa và gần]

– Kính nội nhãn toric [giúp điều chỉnh loạn thị của mắt bệnh nhân].

Tuỳ theo tình trạng mắt, tính chất nghề nghiệp, khả năng tài chính của bệnh nhân, Bác sỹ sẽ tư vấn để đặt kính nội nhãn thích hợp giúp hồi phục thị lực cho người bệnh một cách tốt nhất.

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng nhãn cầu để chọn loại kính nội nhãn thích hợp, siêu âm mắt, chụp cắt lớp OCT, xét nghiệm máu [người bệnh nhịn ăn sáng] và khám nội khoa để đảm bảo thể trạng người bệnh cho phép tiến hành phẫu thuật.

Trước khi mổ, bệnh nhân được nhỏ thuốc dãn đồng tử, thuốc sát trùng mắt.

Cuộc phẫu thuật kéo dài không quá 15 phút và hầu như không đau. Hầu hết bệnh nhân được vô cảm tại chỗ [nhỏ thuốc tê và / hoặc tiêm tê] để làm mất cảm giác đau. Do đó bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt và nằm nghỉ. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được ngay nên cần có người thân đi kèm.

Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có cảm giác ngứa và xốn nhẹ một thời gian ngắn [10 ngày]. Cũng có thể chảy nước mắt, mắt cảm thấy chói sáng và nhạy cảm. Nếu mắt khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau mỗi 4-6 giờ. Sau 1-2 ngày mắt sẽ hết đau và hồi phục thị lực.

Bệnh nhân được hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhỏ và uống để phòng nhiễm khuẩn. Nếu quên, bệnh nhân có thể xem trên giấy ra viện được cấp sau mổ. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết lịch tái khám định kỳ sau phẫu thuật. Bệnh nhân được phát kính bảo vệ mắt và nên đeo liên tục trong 1 tuần đầu sau mổ.Tránh dụi hoặc ấn lên mắt.

Các sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân vẫn có thể làm nhẹ nhàng bình thường, trừ các hoạt động có liên quan gây nhiễm khuẩn: Bụi, khói, nước bẩn…

Thị lực có thể phục hồi ngay trong 24h. Bạn có thể nhanh chóng trở về hoạt động thường ngày nhưng cần có thời gian để mắt điều chỉnh phù hợp với mắt còn lại, nhất là khi mắt đó cũng bị đục thủy tinh thể. Nếu có đặt kính nội nhãn thì bệnh nhân sẽ cảm thấy màu có vẻ sáng hoặc hơi xanh. Khi có ánh sáng mặt trời nhiều có thể bệnh nhân cũng cảm thấy mọi vật hơi có màu đỏ trong vài giờ. Những cảm giác này là bình thường, sẽ hết sau vài tháng.

Bao sau của thủy tinh thể [hay còn gọi là túi để đựng thủy tinh thể] được giữ lại trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, đôi khi phần bao sau bị đục và làm mắt mờ. Tình trạng này gọi là đục bao sau. Nó có thể xuất hiện sau phẫu thuật nhiều tháng hay nhiều năm.

Khác với đục thủy tinh thể, đục bao sau được điều trị bằng laser. Bác sĩ dùng tia laser tạo một lỗ nhỏ ở trung tâm bao sau để cho ánh sáng xuyên qua. Thủ thuật này chỉ mất khoảng 5 phút, không gây đau và bệnh nhân không cần nằm viện.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự phát triển và các yếu tố thúc đẩy đục thủy tinh thể. Người ta cũng xem xét liệu một số vitamin có thể phòng ngừa hoặc làm chậm đục thủy tinh thể hay không. Các nghiên cứu khác tìm những phương pháp mới để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể. Ngoài ra các nhà khoa học đang khảo sát vai trò của gen trong sự phát triển đục thủy tinh thể.

Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh mắt. Do đó nên khám mắt định kỳ mỗi  năm 1 – 2 lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, glô-côm [cườm nước], đục thủy tinh thể và các bệnh mắt khác.

ĐẶT LỊCH KHÁM

Bệnh Cườm khô [hay còn gọi là bệnh đục thuỷ tinh thể] là một bệnh ở mắt khá phổ biến hiện nay. Thực tế bệnh cườm khô mắt có thể biểu hiện ở bất kì độ tuổi nào. Vậy cườm khô mắt được hiểu đúng là như thế nào, và nó có biểu hiện gì? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ

Bệnh cườm khô là gì?

Bệnh Cườm khô [còn gọi là đục thuỷ tinh thể] thường gặp ở người trên 50 tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên, làm protein của thuỷ tinh thể bị thay đổi. Nhưng một số trường hợp đục thuỷ tinh thể do chấn thương mắt hay do bệnh lý: đái tháo đường, lupus, sau phẫu thuật mắt,… thì gặp ở bất kỳ tuổi nào.

Bệnh cườm khô dẫn tới thị lực giảm dần, rất có thể gây mù lòa, ảnh hưởng vô cùng lớn tới đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tinh thần của người bệnh.

Tham khảo thêm: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MẮT ĐANG BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ

Một số bệnh có liên quan đến bệnh cườm khô:

– Bệnh đái tháo đường.

– Bệnh tim mạch.

– Béo phì.

– Mắc các bệnh toàn thân như: Lupus ban đỏ, MS, …

– Tiền căn chấn thương mắt.

– Sử dụng corticoid lâu dài: dẫn tới bệnh thận , bệnh khớp,… lâu dần ảnh hưởng đến mắt

– Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thường xuyên.

– Hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên..

– Từng phẫu thuật mắt.

Triệu chứng của cườm khô

– Giai đoạn sớm: thường không có triệu chứng gì, chỉ có thể phát hiện khi khám chuyên khoa.

– Giai đoạn trễ:

+ Thị lực giảm, đặc biệt là thị lực nhìn xa.

+ Có thể thấy vật: màu sắc thay đổi, như nhìn qua màng sương…

+ Cảm giác lóa mắt khi gặp ánh sáng có cường độ mạnh.

+ Bệnh tiến triển chậm, không kèm đau nhức mắt, đỏ mắt.

– Nhạy cảm với ánh sáng mạnh, nhìn thấy quầng sáng bao quanh khi nhìn vào bóng đèn

– Tầm nhìn bị bao phủ sương mù hoặc một tầng mây mờ trước mắt

– Khả năng nhìn trong bóng tối bị hạn chế

– Nhìn mọi hình ảnh đều có màu vàng nhạt

– Nhìn đôi [hình ảnh bị nhòe thành 2 hình dính liền nhau]

– Ruồi đậu [chấm đen ở trước mắt, khi di chuyển mắt chấm đen vẫn nằm yên một vị trí ở trước tầm nhìn]

– Phải thường xuyên thay đổi mắt kính để nhìn rõ

Xem thêm: MỔ CƯỜM KHÔ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Điều trị bệnh cườm khô như thế nào?

– Đối với giai đoạn sớm, bạn chỉ cần nhỏ thuốc và:

– Thay đổi kính thường xuyên để cải thiện thị lực.

– Đeo kính râm khi hoạt động ngoài trời.

– Tăng cường độ sáng để nhìn tốt hơn.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

– Đối với giai đoạn muộn: phẫu thuật sẽ được chỉ định. Chỉ định phẫu thuật của bệnh cườm khô: Bệnh cườm khô mắt sẽ được chỉ định phẫu thuật khi thị lực ở mức < 2/10.

– Các triệu chứng của cườm khô mắt biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu, các bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi bệnh đã trở nặng, kèm theo việc được chỉ định mổ khi thị lực của mắt đã còn rất thấp khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, chính vì vậy, để phòng ngừa, cũng như hỗ trợ điều trị cườm khô mắt, người bệnh nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng phòng tránh thoái hóa điểm vàng Lumax sáng mắt, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, mắt mờ, có tác dụng giúp hết chảy nước mắt sống, cay mắt… chỉ sau 1 tháng sử dụng

Lắng nghe câu chuyện: Bà Yên bị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng nhiều năm khiến mắt bị mờ và nhìn không thật, ngoài ra bà còn bị chảy nước mắt thường xuyên. Từ khi biết và dùng thuốc Lumax với các thành phần 100% dược liệu tự nhiên quý hiếm đã cải thiện rất nhiều sau 1 tháng điều trị [2 hộp]. Giờ mắt bà sáng hơn, nước mắt không còn bị chảy như trước, nhìn rõ hơn, không có tác dụng phụ gì khi dùng thuốc. Hiện nay, trên thị trường không có thuốc nào đặc trị hiệu quả bệnh này như Lumax, thuốc Lumax cũng đã được Bộ Y Tế cấp phép nên hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề