Bệnh viện tâm thần nghệ an nằm ở đâu

QUANG ĐẠI - QUỐC CƯỜNG   -   Thứ ba, 23/02/2016 16:53 [GMT+7]

Nơi tập trung những số phận bi đát, đen tối đến cùng quẫn lại sáng lên y đức, tấm lòng của các Y, BS coi nỗi đau của người bệnh như của mình. Đặc biệt hé lộ những “cuộc chiến” không kém phần gay go giữa BS với những âm mưu đội lốt bệnh nhân [BN] tâm thần vì mục đích đen tối.

BV Tâm thần Nghệ An, nơi đã vạch mặt nhiều kẻ "giả điên" nhằm trốn tránh pháp luật.

Luyện “thần kinh thép”

Tốt nghiệp ĐH Y Thái Bình ngành Y học cổ truyền, mới được tuyển dụng vào BV một năm, BS Nguyễn Doãn Hóa quê Vũ Quang [Hà Tĩnh] cười đầy tâm trạng khi được hỏi cảm giác khi vào làm việc ở đây. “Nói thật, lúc đầu về đây làm việc em bị sốc, không thể tin nổi có những cảnh tượng 3 – 4 Y, BS giữ chặt một BN để tiêm thuốc, rồi cảnh người bệnh nói cười lảm nhảm, chửi bới, hát hò, gào thét, đánh đập nhau... Nhưng rồi quen dần, em thấy như là cái duyên cái nghiệp anh ạ”, BS Hóa nhớ lại chặng đường “chông gai” dù ngắn ngủi mà mình mới trải qua, cũng như động lực giúp anh không bỏ cuộc.

BS trẻ tâm sự: “Vào đây mới thấy những gì thực tế khác xa với tưởng tượng. Nhiều đêm em trăn trở, suy nghĩ rất nhiều, đã có những lúc dao động. Nhưng rồi em tự nhủ mình phải cố gắng lên vì ở đây cơ quan đang cần, BN đang cần mình. Em phải học, đọc, rèn luyện rất nhiều, trước hết là rèn tinh thần chịu đựng, rèn một bộ “thần kinh thép”.

Ai mới vào đây cũng khiếp, nhưng những người làm việc, gắn bó với BN thì buộc phải “quen” với những cảnh tượng khác người, quen với những lời trêu chọc, chửi bới, những đề nghị vô lý của BN, thậm chí những lần bị tấn công bất ngờ, bị cấu xé...

Kinh khủng hơn là cảnh BN không tự chủ được vệ sinh, rồi dùng chất thải gây bẩn khắp nơi... tất cả Y, BS, điều dưỡng đều phải “chịu trận”, khắc phục. BN quá yếu, điều dưỡng phải đút cơm, hoặc truyền dịch.

“Cái đó thì nhiều lắm, anh chị em quen cả rồi, kể làm gì”, BS Phan Kim Thìn phẩy tay khi được hỏi về những nỗi gian nan của đội ngũ nhân viên y tế tại đây.

Theo BS Thìn, thuốc men, phương tiện chữa bệnh cho BN tâm thần bây giờ đã khá đầy đủ. Nhưng biện pháp tâm lý, tình cảm và sự yêu thương của Y, BS vẫn có sức mạnh và hiệu quả không gì thay thế được.

Đơn cử, cách đây mấy năm, ở một số địa phương rộ lên phong trào “gọi hồn liệt sỹ đi tìm mộ”, hậu quả là có khoảng vài chục BN [chủ yếu nữ] bị bệnh tâm thần thể rối loạn xâm nhập [F 44.3] phải nhập viện. 

Điều bất ngờ là trong số này có nhiều người là trí thức, công chức, viên chức, có học hành bài bản, có hiểu biết, địa vị xã hội. 

Xác định những BN này bị bệnh do bị ám thị trong hoàn cảnh căng thẳng lâu dài, tâm lý kém, ban đầu, BS cho dùng thuốc an thần để họ dịu, nguôi đi. Sau khi người bệnh đã bình tâm, BS gần gũi, hỏi han, tâm sự và trao đổi, giải thích cho người bệnh về cơ chế gây bệnh, khuyên họ không nên tin, làm theo những điều hoang đường, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. 

Những BN nhẹ, chỉ trong vòng 10 ngày là ổn định. Có những BN phải điều trị 2 tháng, sau đó khỏi, xuất viện. 

Những thông tin từ BV tâm thần đến với công luận đã góp phần nhanh chóng “hạ nhiệt” cơn sốt “ngoại cảm áp vong tìm mộ”. Sau đó các Trung tâm tìm mộ trên địa bàn lần lượt rã đám.

“Cuộc chiến” với những kẻ giả điên

Bệnh án tâm thần là chiếc “bùa hộ mệnh”, tấm “khiên đỡ đạn” hiệu quả cho những kẻ phạm pháp không còn đường chối cãi. Vì vậy, nơi đây đã từng là “điểm đến” của không ít kẻ có rắc rối liên quan đến pháp luật, tìm kiếm một bệnh án nhằm trốn tránh trước vành móng ngựa hay muốn dựa dẫm chế độ nhà nước.

“Chúng tôi biết rõ điều này, nên thường xuyên nâng cao cảnh giác. Đối với những trường hợp có vấn đề, phải tổ chức hội chẩn, có ý kiến của lãnh đạo BV, lãnh đạo khoa về những trường hợp cụ thể”, BS Phan Kim Thìn nói.

Theo BS Thìn, bệnh tâm thần khác với các bệnh khác là không có tổn thương thực thể, dùng máy móc không xác định được, tất cả nhờ vào cảm quan và kinh nghiệm của BS.

“Nhiều trường hợp bị chúng tôi lật tẩy, bỏ trốn luôn khỏi BV. Lừa BS ở đây không dễ đâu”, BS Thìn cười sảng khoái.

“Đói” BS kinh niên

Một “căn bệnh” của chính BV Tâm thần Nghệ An là “đói” BS kinh niên. Thành lập từ năm 1974, BV hiện có 260 giường, trong đó 230 giường nội trú. Lượng BN điều trị thường xuyên tại đây trung bình 250 người, mỗi năm điều trị nội trú 4.500 người; ngoài ra còn BN tiềm ẩn trong cộng đồng hàng chục nghìn người.

Theo Thông tư 08 thì BV cần có tổng biên chế 240 người, nhưng nay “tất tần tật] chỉ có 193 người [trong đó chỉ có 24 BS], thiếu gần 50 người. 

Vừa qua, BV thông báo tuyển dụng 13 BS, nhưng chỉ có 3 BS nộp đơn. Nhiều năm qua, dù “rải chiếu hoa” cũng không tuyển được BS nào. Độ tuổi trung bình của BS ở đây là 45. 

“Do tính chất đặc thù nên không ai muốn về đây. Lại trong dịp có chủ trương giảm biên chế nên chúng tôi càng khó khăn, mặc dù đã đề nghị nhiều. Lãnh đạo cấp trên cho rằng bây giờ theo quy định cứ 2 người về hưu thì được tuyển dụng một người, nhưng áp dụng vào đây thì không phù hợp, vì chúng tôi đang thiếu người”, BS Phan Kim Thìn than thở.

Những con người gắn bó với BV phải hội đủ hai yếu tố, có bộ “thần kinh thép” như BS Nguyễn Doãn Hóa [khoa Y học cổ truyền] và trái tim nhân ái, đầy trách nhiệm như BS Ngân Thị Xuyến, Phó Giám đốc BV; và nhiều BS, nhân viên khác ở BV này. 

BS Xuyến tâm sự: “Bệnh nhân tâm thần cũng khao khát được trở lại người bình thường. Vì vậy, mình phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, yêu thương người bệnh bằng cả cái tâm lẫn y đức của người thầy thuốc để giúp họ sớm khỏi bệnh, trở về với gia đình và xã hội”.

Khi được hỏi vui buồn của nghề, chị Nguyễn Thị Kim Ngân - điều dưỡng đã gắn bó với BV 10 năm, cười: “Buồn thì không nói nữa. Còn vui nhất là khi có tin nhắn báo có lương và khi người bệnh ổn định, khỏi bệnh chào ra về”.

BS CKII Phan Kim Thìn - Giám đốc BV Tâm thần Nghệ An: “Theo nghiên cứu, bệnh tâm thần có 500 thể khác nhau, hiện nay ở Việt Nam có đến 19,5% dân số có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó bệnh tâm thần phân liệt 1%, bệnh động kinh 1,5%... Trong số BN tâm thần có khoảng 10% do lạm dụng rượu, một số lạm dụng ma túy đá... Riêng bệnh tâm thần phân liệt y học chưa xác định được nguyên nhân và chưa thể điều trị dứt điểm”.

Những chuyện ngược đời từ BV Tâm thần Nghệ An

 


Cánh cửa các khoa luôn khóa kín phòng trường hợp BN bỏ trốn Một trường hợp BN loạn thần do rượu được BS, điều dưỡng chăm sóc

Bệnh viện Tâm thần Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, trực thuộc Sở Y tế Nghệ An có chức năng điều trị và phục hồi chức năng về tâm thần cho bệnh nhân trong khu vực. Vậy bệnh nhân cần chú ý gì về dịch vụ cũng như chi phí tại đây? Hãy cập nhật thông tin mới nhất về bệnh viện qua bài viết của Songkhoe.medplus.vn nhé!

Giới thiệu chung về Bệnh viện Tâm thần Nghệ An

Trải qua gần nhiều năm xây dựng và phát triển, bệnh viện Tâm thần Nghệ An là nơi thăm khám của rất nhiều bệnh nhân tâm thần. Trong công tác khám chữa bệnh, bệnh viện luôn là đơn vị cố gắng đạt và vượt chỉ tiêu chuyên môn được giao.

Đặc điểm của bệnh nhân tâm thần là hay tái phát, gia đình thường rất nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhiều bệnh nhân một năm đi viện vài ba lần. Chia sẻ với những khó khăn của người bệnh, bệnh viện đã bố trí phục vụ bệnh nhân ăn tại khoa dinh dưỡng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm vừa tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân.

Bệnh viện Tâm thần Nghệ An

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bệnh viện cũng đã triển khai một số kỹ thuật mới như: kích thích từ qua hộp sọ, điều trị bằng sóng ngắn, điều trị bằng sóng xung kích… Ngoài ra, bệnh viện còn áp dụng điều trị bằng một số liệu pháp tâm lý, phương thuốc Y học cổ truyền, luyện tập khí công, yoga và các kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng…

Đội ngũ bác sĩ

Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao trong lĩnh vực về tâm thần, Bệnh viện tự hào là nơi tập hợp của các bác sĩ giỏi, tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó các bác sĩ còn là những người giàu y đức, có trách nhiệm, luôn làm việc vì lợi ích, sự an toàn và sức khỏe của bệnh nhân.  Bên cạnh đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng giỏi về chuyên khoa tâm thần, lãnh đạo bệnh viện còn tạo điều kiện, động viên cán bộ, viên chức đi học để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Bệnh viện  được đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị đầy đủ, cập nhật các loại máy hiện đại nhằm phục vụ quá trình khám chữa bệnh. Giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác mức độ phát triển bệnh lý. 

Quy trình khám Bệnh viện Tâm thần Nghệ An [tham khảo]

Bước 1: Người bệnh đến trực tiếp quầy tiếp nhận thông tin, điền đầy đủ thông tin vào phiếu khai thông tin như: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc ,…

Bước 2: Sau khi cung cấp thông tin, lấy số thứ tự của mình và được hướng dẫn ngồi chờ

Bước 3: Bệnh nhân ngồi tại ghế chờ theo số thứ tự.

Bước 4: Nộp phiếu khai thông tin tại quầy đăng nhập để làm hồ sơ khám.

Bước 5: Đợi đến số thứ tự của mình và vào khám

Bước 6: Làm theo chỉ định của bác sĩ: siêu âm, xét nghiệm,… nếu có

Bước 7: Nộp phí siêu âm, xét nghiệm [nếu có]

Bước 8: Lên phòng khám siêu âm, xét nghiệm và đợi kết quả

Bước 9: Lấy kết quả và quay trở lại phòng khám gặp bác sĩ

Bước 10: Lấy toa thuốc và tới nhà thuốc mua thuốc, thanh toán rồi ra về

Thời gian khám chữa bệnh

  • Bệnh viện làm việc theo giờ hành chính nhà nước.
  • Cấp cứu 24/24

Lưu ý: Việc nắm rõ thời gian khám sẽ giúp người bệnh sắp xếp thời gian phù hợp, đỡ phải chờ đợi lâu.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Hồ Tông Thốc, Nghi Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An

Số điện thoại: 0388 537 716

Nguồn tham khảo

//baonghean.vn/

Như vậy, Songkhoe.Medplus.vn đã có cập nhật mới nhất về Bệnh viện Tâm thần Nghệ An. Hy vọng các bạn luôn vui khỏe và lựa chọn được địa chỉ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả để có thể có sức khỏe tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho việc thăm khám, chăm sóc bệnh cho bạn và người thân, bạn có thể tham khảo thêm

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề