Betamimetics là thuốc gì

Trước tiên, bác sĩ có thể thử điều trị cơn chuyển dạ sinh non của bạn bằng cách nghỉ ngơi tại giường, truyền thêm nước, thuốc giảm đau và một liều thuốc giảm co. Họ cũng có thể kiểm tra thêm [như xét nghiệm fibronectin của thai nhi và siêu âm qua ngã âm đạo] để xác định rõ hơn nguy cơ sinh non của bạn.

Nếu các cơn co thắt của bạn không dừng lại, quyết định tiếp tục dùng thuốc giảm co và trong thời gian bao lâu, sẽ dựa trên nguy cơ sinh non thực sự của bạn [như được xác định bằng các xét nghiệm sàng lọc], tuổi của em bé và tình trạng của em bé. phổi.

Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn có nguy cơ sinh non cao, bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng magie sulfat trong ít nhất 24 đến 48 giờ cũng như thuốc corticosteroid để cải thiện chức năng phổi của em bé.

Nếu các cơn co thắt ngừng lại, bác sĩ sẽ giảm và sau đó ngừng sử dụng magiê sulfat.

Nếu các cơn co thắt tiếp tục, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung để loại trừ nhiễm trùng tiềm ẩn trong tử cung. Bác sĩ cũng có thể làm xét nghiệm để xác định tình trạng phổi của em bé.

Để dự phòng sinh non, trì hoãn chuyển dạ sinh non sẽ giúp thai nhi được nuôi dưỡng trong tử cung người mẹ càng lâu càng tốt. Một trong số các biện pháp được sử dụng đó là thuốc chống sinh non Atosiban. Vậy khi nào thì sử dụng Atosiban và cần phải lưu ý những điều gì?

Khi sinh non, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như nhiễm trùng, khả năng thích nghi với môi trường sống bên ngoài tử cung kém do cơ thể chưa hoàn thiện và đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

Chuyển dạ sinh non là khi có những cơn gò tử cung đều đặn kèm theo sự thay đổi ở cổ tử cung xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Đây được xem như một biến chứng của thai kỳ, bởi ngoài nguy cơ tử vong chu sinh ở trẻ sinh cực non, trẻ sinh non còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết não thất, hội chứng nguy kịch hô hấp, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết, bại não và co giật. Tỷ lệ sinh non chiếm khoảng 11 - 12% trẻ sinh sống.

Chính bởi những hậu quả nặng nề trên mà các bác sĩ và bà bầu đều phải chú ý nhận ra những yếu tố nguy cơ và triệu chứng nhận biết cuộc chuyển dạ sinh non.

2.1. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non bà bầu cần biết

  • Bà bầu có tiền sử sinh non
  • Bà bầu có cơn gò tử cung đều đặn
  • Vỡ ối non
  • Bà bầu có cổ tử cung yếu bẩm sinh do hở eo tử cung hay cổ tử cung ngắn hoặc thứ phát do khoét chóp, nong nạo cổ tử cung.

TÌnh trạng sinh non có thể xảy ra đối với các mẹ bầu có cổ tử cung yếu hoặc ngắn

2.2. Những triệu chứng chuyển dạ sinh non cần biết

  • Mẹ bầu bị đau bụng giống hành kinh
  • Mẹ bầu bị đau lưng âm ỉ
  • Cảm giác căng tức vùng bụng, vùng chậu
  • Mẹ bầu có cơn đau quặn vùng bụng giống như tiêu chảy nhưng có hoặc không kèm theo tiêu chảy
  • Thay đổi dịch âm đạo như nhiều hơn, có nhầy lẫn nước hoặc máu
  • Tử cung có thể gò lên nhưng thông thường không đau.

Khi mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ hoặc thấy xuất hiện các triệu chứng trên cần nhanh chóng báo cho bác sĩ sản khoa biết để có hướng xử lý kịp thời. Hiện nay có nhiều cách để phòng ngừa và điều trị sinh non, một trong số đó là thuốc chống sinh non Atosiban.

Mẹ bầu cần thận trọng với các triệu chứng của chuyển dạ sinh non

Atosiban là một chất ức chế các hormone vasopressin và oxytocin. Thuốc Atosiban được sử dụng để làm chậm sinh non sắp xảy ra với phụ nữ có thai có các triệu chứng sau:

  • Cơn co tử cung đều đặn với thời gian ít nhất là 30 giây vời tần suất ≥ 4 cơn/30 phút
  • Cổ tử cung giãn từ 1 - 3cm [0-3cm với phụ nữ chưa sinh đẻ]
  • Xóa cổ tử cung ≥ 50%
  • Tuổi sản phụ ≥ 18 tuổi
  • Tuổi thai 24 - 33 tuần đủ
  • Nhịp tim thai bình thường.

Thuốc Atosiban chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tuổi thai < 24 tuần hoặc > 33 tuần
  • Ối vỡ sớm trên 30 tuần của thai kỳ
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Bà bầu bị xuất huyết tử cung trước khi sinh, cần phải sinh ngay
  • Trường hợp sản phụ bị sản giật, tiền sản giật nghiêm trọng cần phải sinh ngay
  • Thai chết lưu
  • Bà bầu nghi ngờ bị nhiễm trùng tử cung
  • Rau tiền đạo, rau bong non
  • Hoặc các dấu hiệu khác của mẹ hoặc thai nhi khiến cho việc kéo dài thời gian mang thai sẽ gây nguy hiểm.

Thuốc chống sinh non Atosiban cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thuốc Atosiban là thuốc chống sinh non có hiệu quả làm chậm tiến triển chuyển dạ sinh non trong 7 ngày, có tác dụng phụ ít nguy hiểm hơn các thuốc khác và tần số xảy ra các tác dụng phụ cũng ít gặp hơn. Chính vì vậy cho tới hiện nay Atosiban được Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng Gia Anh khuyến cáo cho điều trị cắt cơn co tử cung. Trong khi Nifedipine [một loại thuốc khác cũng được sử dụng trong điều trị chống sinh non] bị chống chỉ định trên các bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh lý tim mạch kèm theo hoặc đa thai, thì Atosiban lại là sự lựa chọn thích hợp để giảm gò thích hợp cho các đối tượng này. Chính vì các ưu điểm trên nên Atosiban dường như được xem là một trong những lựa chọn an toàn cho việc điều trị dọa sinh non.

Tuy nhiên khi sử dụng Atosiban, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thuốc Atosiban là thuốc chống sinh non cho nên chỉ được sử dụng khi đã được chẩn đoán có nguy cơ sinh non khi ở tuần thứ 24 đến tuần thứ 33 của thai kỳ
  • Trong thời gian mang thai, bà bầu cũng đang cho con bú thì cần ngừng cho bú trong suốt thời gian sử dụng thuốc Atosiban. Bởi khi cho con bú sẽ làm giải phóng hormone oxytocin có thể làm tăng thêm sự co bóp của tử cung, điều này sẽ chống lại tác dụng của thuốc Atosiban
  • Trong các thử nghiệm lâm sàng, người ta cho rằng Atosiban không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên có một lượng nhỏ thuốc Atosiban đã được chứng minh có thể truyền từ huyết tương vào sữa mẹ.

Thuốc Atosiban là thuốc chống sinh non được sử dụng trong điều trị dọa sinh non, giúp cho thai nhi được phát triển tốt nhất trong bụng mẹ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ sản khoa, cần trao đổi với bác sĩ điều trị ngay nếu có bất kỳ gì còn phân vân hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường khi sử dụng thuốc.

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ giúp phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ sinh non

Chương trình Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp khách hàng thực hiện đầy đủ các mốc khám thai và các xét nghiệm cần thiết trong quá trình mang bầu, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ sinh non. Khách hàng đăng ký Thai sản trọn gói được chăm sóc, kiểm tra sức khỏe mẹ và bé trước khi sinh - trong khi sinh và sau khi sinh một cách đầy đủ, tận tâm.

Hiện Vinmec đang có những gói Thai sản trọn gói bao gồm:

Quý khách có nhu cầu tư vấn và liên hệ đăng ký đặt lịch khám có thể liên hệ hệ thống Bệnh viện, phòng khám Vinmec TẠI ĐÂY.

Review chân thực nhất của các mẹ bầu khi tham chương trình THAI SẢN TRỌN GÓI TẠI VINMEC

XEM THÊM:

Bs CKI Tạ Thanh Uyên

Theo tổ chức Y tế thế giới, đẻ non là một cuộc chuyển dạ xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Hằng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu thai kỳ đẻ non, chiếm 5% đến 15 % trong tổng số các cuộc đẻ. Đẻ non liên quan đến tỉ lệ tử vong chu sinh cao. Sơ sinh < 2500g tỉ lệ tử vong lên đến 80% ở các nước phát triển, trẻ < 1500g có nguy cơ tử vong cao gấp 200 lần so với trẻ > 2500g.

I.Tầm quan trọng đối với cộng đồng

Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sản càng cao khi tuổi thai càng non. Đặc biệt, trẻ đẻ non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh. Trước 32 tuần tỷ lệ di chứng là 1/3. Từ 32- 35 tuần tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5. Từ 35 đến 37 tuần tỷ lệ di chứng là 1/10. Chăm sóc một trường hợp đẻ non rất tốn kém. Các vấn đề của trẻ non tháng:

-  Hội chứng suy hô hấp, loạn sản phổi- phế quản.-  Xuất huyết nội sọ, nguy cơ bại não-  Còn ống động mạch-  Hạ thân nhiệt, hạ đường huyết-  Ngưng thở, thở chậm-  Tăng nguy cơ nhiễm trùng.

-  Bệnh lý võng mạc.

Ngoài ra khi lớn lên trẻ còn có những di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.  

Mẹ bị đẻ non thì cũng dễ biến chứng sót rau, nhiễm khuẩn hậu sản.

Do đó đẻ non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội.

Chăm sóc trẻ đẻ non

II. KHẢO SÁT MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN DOẠ ĐẺ NON VÀ ĐẺ NON

Ngoài những triệu chứng kinh điển để chẩn đoán dọa đẻ non và đẻ non, còn có một số khảo sát mới như:

+ Biến đổi CTC:

- Dựa vào sờ nắn CTC [ dùng chỉ số Bishop]

- Siêu âm qua ngã âm đạo: ngã bụng chỉ chính xác 50% trường hợp.

Giá trị bình thường của CTC trên siêu âm: độ dài > 3cm, độ rộng kênh CTC không quá 8mm.Nếu khảo sát độ dài CTC < 2,5cm thì nguy cơ đẻ non cao.

   

Hình 1: Cổ tử cung bình thường                    CTC xóa trong dọa đẻ non

+ Chứng cớ Fibronectin thai: những tiên trình do viêm và cơn go TC có thể gây nên xuất tiết Fibronectin thai [ là chất protein giữa màng nhau và ngoại sản mạc]. Nếu cơn go TC sớm nhứng Fibronectin [-] có thể loại trừ sanh non trong vòng 7- 10 ngày.

+ Chẩn đoán nhiễm trùng:

- Đo pH âm đạo

- XN dịch tiết âm đạo.

- Phân tích nước tiểu để loại trừ NT niệu

- CTM, sinh hóa máu, CRP.

+ Các phương thức để chấn đoán bệnh lý TC hoặc TC- nhau: bao gồm siêu âm, Siêu âm Doppler, CTG để xem có nên chấm dứt thai kỳ hay không?

III. Điều trị doạ đẻ non:

Nguyên tắc điều trị:

- Nghỉ ngơi tại giường

- Dùng thuốc ức chế cơn go TC

- Dự phòng hội chứng suy hô hấp bằng cách cải thiện độ trưởng thành phổi với các Glucocoricoid.

1. Các loại thuốc giảm co thắt TC:

1.1 Các loại bêta – mimetic Là các thuốc hướng beta giao cảm.

- Ritodrine:  là thuốc có tác dụng trực tiếp làm giảm cơ trơn của tử cung và của phổi. Pha 150mg trong 500ml dung dịch mặn đẳng trương.

+ Liều tấn công: Bắt đầu truyền với tốc độ 20ml/giờ và cứ 15 phút tăng lên 10ml/giờ và tăng tối đa là 70ml/giờ.

+ Liều duy trì: Khi cắt được cơn tiếp tục duy trì thêm 12 giờ. Trước khi rút đường truyền 30 phút cho uống Ritodrine cứ 2 giờ 10mg trong 24 giờ và sau đó duy trì ở liều 20mg/4- 6 giờ cho đến khi thai  được 36 tuần. Ngưng thuốc khi nhịp tim mẹ trên 150 lần /phút và tim thai trên 200 lần/ phút. HA max > 180mmHg và HA min <  40mmHg.

+ Tác dụng phụ trên mẹ bao gồm: tăng nhịp tim, tăng đường huyết, tăng Insuline huyết, hạ Kali huyết, rùng mình, đánh trống ngực, bồn chồn, buồn nôn, nôn, ảo giác.

+ Tác động lên thai nhi: nhịp tim nhanh, hạ canxi huyết, hạ đường huyết, hạ huyết áp, tăng bilirubine huyết, xuất huyết não thất.

+ Chống chỉ định trong bệnh tim, cường giáp, tăng huyết áp không kiểm soát được, đái tháo đường nặng, các bện gan và bệnh thận mãn tính. Các bệnh nhân trên 35 tuổi cũng có chống chỉ định.

- Terbutaline: Chỉ định, chống chỉ định giống Ritodrine.

+ Liều tấn công: Liều khởi đầu 250mcg, truyền TM với tốc độ 10-80 µg/phút cho đến khi chuyển dạ ngừng lại. Sau đó tiêm dưới da 0,25- 0,5mg/2- 4giờ trong 12 giờ tiếp theo.

+ Liều duy trì: liều uống 5mg cứ 4- 6 giờ một lần cho đến khi thai đươc 36 tuần. Tác dụng phụ trên bà mẹ: loạn nhịp, phù phổi, thiếu máu cơ tim, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh. Tác động lên thai nhi: nhịp tim nhanh, tăng đường huyết, tăng Insuline huyết, phì đại cơ tim, thiếu máu cơ tim.

 1.2 Các chất đối kháng Calci

-  Magnesium Sulfate: Là thuốc thay thế cho các thuốc beta hướng giao cảm khi có chống chỉ định dùng các thuốc này hoặc khi có ngộ độc thuốc.

+ Liều tấn công: 4-6g trong 100ml Dextrose 5% truyền tĩnh mạch từ 15-20 phút.

+  Liều duy trì: 2g/giờ truyền TM, trong vòng 12 giờ, sau đó là 1g/1 giờ trong 24 -48 giờ. Theo dõi nồng độ Mg++ huyết thanh duy trì từ 5-7mg/dL.

+ Tác dụng phụ trên bà mẹ: nóng bừng, ngủ lịm, đau đầu, mệt mỏi, khô miệng, ức chế hô hấp, giảm phản xạ gân xương. Thử phản xạ gân xương để phát hiện quá liều thuốc. Ngừng tim và hô hấp có thể xuất hiện nếu dùng quá liều. Có thể dùng chất đối kháng là Calci [Calcium gluconate hoặc calci clorua liều 1g tiêm TM chậm].

+ Tác động lên thai nhi: ngủ lịm, giảm trương lực cơ, suy hô hấp.

-  Nifedipine:

+  Liều tấn công: 20mg ngậm dưới lưỡi mỗi 20 phút, tối đa 3 liều.

+ Sau  khi đã cắt cơn go thì duy trì liều 10-20mg đường uống trong mỗi 4-6 giờ.

+ Chống chỉ định đối với  bệnh tim, huyết áp thấp [

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 27 Tháng 8 2012 20:13

Video liên quan

Chủ Đề