Bịa chuyện tổn thọ bao lâu

Đối với cánh mày râu, rượu bia là thức uống không thể thiếu trong những cuộc nhậu hay gặp gỡ đối tác. Còn đối với “chuyện ấy” nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn uống rượu bia trước khi quan hệ có tốt không. Đây cũng là câu hỏi của bạn Nguyễn Văn Trường [Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội] gửi tới cho chúng tôi. Sau đây là lý giải từ chuyên gia.

Câu trả lời cho uống bia rượu trước khi quan hệ có tốt không trước hết phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe và lượng rượu bia nạp vào cơ thể. Uống rượu bia có thể tạo cảm giác hưng phấn khi quan hệ vợ chồng đối với những trường hợp hội đủ các yếu tố sau:

  • Uống lượng bia rượu ít. Thường là 1 chén rượu mắt trâu hoặc 1 cốc bia
  • Sau khi uống không bị mệt, say, choáng váng…
  • Không có bệnh lý nền

Vậy những trường hợp còn lại có nên uống bia trước khi quan hệ hay có nên uống rượu trước khi quan hệ? Câu trả lời là không, bởi:

Rượu bia khi uống quá độ thì ngay cả với người khỏe mạnh cũng gây tổn hại tới sức khỏe. Cơ thể lúc này đòi hỏi được nghỉ ngơi để tăng cường đào thải cồn. Các hoạt động cần gắng sức, bao gồm cả quan hệ tình dục lúc này là không phù hợp. Thêm vào đó, lạm dụng rượu bia còn làm giảm khả năng “yêu” và gây hại cho hệ sinh dục.

Uống bia rượu đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh lý nền như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa… Vì rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ gây biến chứng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết đường tiêu hóa…

Có thể thấy rằng uống bia rượu trước khi quan hệ có hại nhiều hơn lợi. Bởi phần lớn quý ông thường uống quá độ và không chắc chắn là mình có mắc các bệnh lý khác hay không.

Uống rượu trước khi quan hệ tình dục đối với nam giới hay nữ giới đều đem tới những hệ lụy khôn lường.

Khi say, nhiều người sẽ không thể làm chủ được bản thân. Điều này dẫn tới những hành vi tình dục không an toàn như:

  • Quan hệ tình dục trái pháp luật và đạo đức
  • Không sử dụng các biện pháp phòng tránh lây truyền bệnh xã hội hoặc tránh thai.
  • Tình dục quá độ hoặc có hành vi tình dục thô bạo. Điều này có thể dẫn tới rách bao quy đầu, gãy dương vật.

Say rượu bia làm gia tăng nguy cơ tình dục không an toàn

Rượu bia làm suy giảm hormone tuyến yên và testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng tình dục, chức năng sinh sản của nam giới. Theo nghiên cứu tình trạng này sẽ khiến:

  • Từ 5 – 25% nam giới uống rượu bia bị xuất tinh sớm hoặc khó xuất tinh. Do đó nhiều người quan niệm uống bia quan hệ lâu hơn là sai lầm.
  • Khoảng hơn 50% nam giới không thể cương cứng hoặc giảm thời gian cương dương sau khi uống bia rượu.
  • Giảm khoái cảm và khả năng đạt được cực khoái
  • Người nghiện rượu cũng có nguy cơ cao bị giảm ham muốn tình dục. Vì rượu bia ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm cung cấp máu cho thể hang ở dương vật.

>>Xem thêm: Testosterone nội sinh là gì? Tầm quan trọng đối với sức khỏe sinh lý nam

Không chỉ ảnh hưởng tới nam giới, nếu phụ nữ uống rượu bia quá độ cũng dẫn tới rối loạn nội tiết tố. Từ đó kéo theo:

  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Rượu bia làm giảm tiết dịch âm đạo. Do đó sẽ gây khó khăn trong quan hệ, suy giảm cảm giác khi quan hệ bị và khó đạt cực khoái.

Đây chính là một trong những lý do làm gia tăng tỷ lệ hiếm muộn, vô sinh trong giới trẻ hiện nay. Ở nam giới, người uống rượu bia thường xuyên có số lượng và chất lượng tinh trùng thấp hơn 30%. Có khoảng 70% tinh trùng phát triển không bình thường do tác động của chất cồn và các chất độc hại trong rượu bia.

Trong khi đó, rượu bia sẽ gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đồng thời làm tổn hại tới chức năng buồng trứng, có thể dẫn tới vô sinh.

Các chất độc hại trong rượu bia khiến tinh trùng phát triển không bình thường

Uống rượu bia có thể làm tăng nặng các tình trạng bệnh tiêu hóa, tim mạch, thần kinh… Nam giới còn có khả năng đột tử do hưng phấn quá độ, thường được biết tới với tên gọi thượng mã phong.

Bia rượu làm ảnh hưởng tới lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, ức chế sự bài tiết của các enzyme, làm mất trạng thái cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Chất cồn trong bia rượu tạo điều kiện cho các chất độc hại thâm nhập dễ dàng hơn vào các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa. Do đó các biểu hiện của viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… sẽ tăng nặng và dẫn tới nguy cơ biến chứng cao.

Rượu bia làm tăng huyết áp, phình động mạch. Từ đó làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Để đảm bảo an toàn và chất lượng của “cuộc yêu”, chuyên gia khuyên bạn nên:

  • Hạn chế uống rượu bia nói chung và trước khi quan hệ nói riêng.
  • Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và muốn uống bia rượu trước khi quan hệ thì chỉ nên dừng lại ở một lượng rất nhỏ.
  • Khi uống quá chén, có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, say xỉn… không nên quan hệ.
  • Nếu bị nghiện rượu bia hoặc có thói quen uống bia rượu trước khi quan hệ hãy “cai” dần. Vì đây là hành vi rất có hại. Việc cai rượu hoặc từ bỏ thói quen sẽ không dễ dàng. Do đó hãy tìm sự trợ giúp của bác sĩ và người thân.
  • Nếu quan hệ sau khi uống rượu bia mà cơ thể gặp phải các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là triệu chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim cần gọi cấp cứu ngay.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý.

Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc uống bia rượu trước khi quan hệ có tốt không của bạn Văn Trường. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn hoặc có bất kỳ câu hỏi nào có liên quan hãy gọi tới tổng đài 0865 344 349.

XEM THÊM:

TTƯT Hoàng Khánh Toàn

Đại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”

Nghe mẹ lẩm bẩm "sao nhà cửa bừa bộn thế", cô con gái 4 tuổi nhanh nhảu nói "Chắc ông mắt xanh rủ bạn ong tới bày ra đấy ạ". Cô bé còn thêu dệt thêm "Lại còn làm bẩn hết váy mới của con nữa".

Ảnh minh họa: Shutterstock.com.

Chị Diệu [Đội Cấn, Hà Nội] thường phì cười vì những "chuyện bịa như thật" của cô con gái đang học lớp lá. Mỗi sáng, khi mẹ gọi mà chưa muốn dậy, cô bé thường nhắm tịt mắt rồi phụng phịu "Bạn nhện tè vào mắt con, con không mở mắt được". Lần khác, khi mẹ hỏi tại sao sữa lại đổ lênh láng trên bàn, cô bé mặt tỉnh bơ trả lời: "Chắc bạn chuột thích sữa của con quá nên chạy vào uống rồi làm đổ đấy ạ".

Cô bé hay chơi búp bê rồi kể với mẹ: "Em búp bê toàn gọi con là mẹ, rồi cứ đòi bú ti con. Nhưng mà em này hư lắm, hay tè dầm ra 'mẹ'. Em ý còn nói với con là thích mẹ đẻ em bé cơ...".

Nghĩ rằng những câu chuyện "thêu dệt" này chỉ là trò đùa trẻ con, nhưng cũng có lần chị Diệu cũng giật mình vì kiểu bịa chuyện của bé. Một hôm, bà nội tới chơi, bé ngồi vào lòng thỏ thẻ "Trong bụng mẹ con đang có hai em bé đấy bà ạ, một em trai, một em gái" khiến mẹ chồng chị tưởng thật.

Có cô con gái 5 tuổi, chị Oanh [Cầu Giấy, Hà Nội] từng nhiều phen tá hỏa bởi những câu chuyện do con tự nghĩ ra. Có hôm, đón con đi học về, chị hỏi về một ngày ở trường của bé, thì con hồn nhiên kể: "Hôm nay bạn Bi bị cô giáo đánh, bạn Nhím với bạn Cò tranh giành đồ chơi, bị cô đuổi ra khỏi lớp, chỉ có mỗi con là ngoan". Chị Oanh giật mình vì sợ trường con có hiện tượng bạo hành như báo chí hay nói tới lâu nay. Thế nhưng, hôm sau, khi chị dò hỏi lại cô giáo và phụ huynh khác thì thấy không hề có việc này.

Cũng vậy, hôm khác, cô con gái lại hào hứng kể với mẹ: "Hôm nay con nói chuyện trong giờ ngủ trưa nên bị cô phạt, cô không cho con ngủ, bắt con đứng xó cả buổi". Lo lắng chị Oanh hỏi lại: "Có thật thế không? Để mẹ hỏi lại cô xem". Cô con gái chống chế: "Ôi, không, mẹ đừng hỏi, kẻo nhà bếp lại không cho con ăn đâu?"... Biết rõ cô con gái đang bịa chuyện, nên chị Oanh không dò hỏi nữa.

Theo thạc sĩ Trần Văn Tính, chuyên gia Trường mầm non Hoàng gia, Hà Nội, trẻ dưới 7 tuổi nói dối, bịa chuyện không phải là vấn đề về đạo đức mà thường do các bé hay tưởng tượng.

Nhà tâm lý giáo dục cho biết, ở lứa tuổi mầm non, trí tưởng tượng của trẻ rất nhạy bén. Các em cũng khó phân biệt được những giấc mơ, câu truyện cổ tích với hiện thực. Bé cũng có thể bắt đầu bịa ra những câu chuyện để tránh bị rắc rối.

Theo ông, ở lứa tuổi này, trẻ có thể kể những câu chuyện bịa do nhiều nguyên nhân: Vì bé có trí tưởng tượng rất bay bổng; Do trẻ đang thiếu hụt điều gì đó trong cuộc sống và lấy những chuyện bịa như một sự bù đắp [chẳng hạn, bé không có đồ chơi, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của người lớn...]. Ngoài ra, một số trẻ tưởng tượng do bắt chước hành vi của người khác [như bố mẹ, cô giáo, anh chị...] hay của một hình tượng nào đó mình yêu thích như siêu nhân, nàng tiên...

Theo thạc sĩ Tính, nếu những điều bé tưởng tượng và "bịa" là tích cực thì không sao, nhưng khi những điều này có chiều hướng tiêu cực, kiểu như để chối lỗi, hay bé thường xuyên tưởng tượng ra những điều xấu, đau khổ thì bố mẹ cần phải tìm cách điều chỉnh.

Đầu tiên hãy lắng nghe, tiếp nhận những câu chuyện, kể cả bịa của con, hỏi xem tại sao bé lại nói thế. Từ đó người lớn dần chia sẻ, giúp bé hiểu đó là điều tích cực hay tiêu cực. Điều quan trọng ở đây là bố mẹ phải hiểu động cơ và lý do trẻ nói không đúng sự thật bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở và dần dần chia sẻ giúp con hiểu điều gì là nên, không nên và "mẹ luôn muốn con nói thật".

Bố mẹ cũng nên tránh các tình huống khiến bé bịa chuyện để tránh bị chê cười hay đánh, mắng khi trẻ làm điều sai. Chẳng hạn, nếu bé tè dầm, thay vì bêu xấu, hãy dịu dàng "chắc tại hôm qua con quên không đi vệ sinh trước khi lên giường" hoặc nếu con làm đổ nước, chỉ cần nhắc nhở "đó chỉ là tai nạn, lần sau con cẩn thận hơn nhé". Người lớn cũng tránh dọa dẫm trẻ bằng những nhân vật tưởng tượng như ông cọp, bà ăn xin... hay đổ lỗi cho vật, người khác như "ừa cái ghế làm con đau", "cái đất hư làm con ngã"...

Mẹ có thể giúp bé nhận ra những câu chuyện tiêu cực sẽ không được hưởng ứng, và có thể kể cho bé nghe những truyện về nội dung này như Chú bé chăn cừu, Chú bé Buratino...

Theo ông Tính, đúng là chuyện trẻ mầm non thỉnh thoảng bịa chuyện, kể những câu chuyện mình tưởng tượng là hoàn toàn bình thường, và đây chỉ là một hiện tượng tâm lý, nhưng các bậc phụ huynh cũng cần để ý, quan tâm. Trong trường hợp, những câu chuyện không có thật của bé lặp đi lặp lại, thể hiện sự lo sợ, về những việc tiêu cực như bị cô giáo đánh, người chết... thì có thể do bé bị ám ảnh về điều gì đó từng trải qua, chứng kiến, nghe nói, bị dọa dẫm... Lúc này, bố mẹ cần theo dõi con sát sao hơn, đồng thời có thể đưa bé đến gặp các chuyên gia về tâm lý, giáo dục để được sự trợ giúp.

Theo Minh Thùy [VNE]

Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi

Video liên quan

Chủ Đề