Bộ phận di chuyển của trùng kiết lị là gì

- Trùng roi: đơn bào, hình thoi, đầu tù, đuôi nhọn, có điểm mắt,có roi dài,có nhân , chất nguyên sinh,chất diệp lục,hạt dự trữ,không bào có bóp , màng cơ thể

-Trùng giày: nhân nhỏ,nhân lớn, miệng,hầu,không bào tiêu hóa, không bào co bóp,lông bơi,cấu tạo đơn bào,hình đế giày

-Trùng biến hình: đơn bào,chất nguyên sinh lỏng,nhân,không bào tiêu hóa,không bào co bóp,ngoài ra còn có thêm chân giả do chất nguyên sinh dồn về 1 phía

-Trùng kiết lị: cấu tạo đơn bào giống trùng biến hình nhưng chân giả ngắn hơn

- Trùng sốt rét: có kích thước nhỏ, đơn bào, không có bộ phận di chuyển,không có các không bào,hình thức dinh dưỡng được thực hiện qua màng tế bào

[1]: Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.

[2]: Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu.

[3] : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.

Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí.

Trùng kiết li là nguyên nhân chính gây ra bệnh kiết lị nguy hiểm ở người. Vậy trùng kiệt lý có những đặc điểm gì? Cấu tạo của trùng kiết lị ra sao? Và trùng kiết lị có điểm gì khác so với trùng sốt rét? Hãy cùng DINHNGHIA.VN  tìm hiểu dưới đây nhé.

Vậy trùng kiết lị kí sinh ở đâu? Câu trả lời là trùng kiết lị sẽ kí sinh trong dạ dày của con người và động vật. Sau đó nuốt hồng cầu để tiêu hóa và sinh sản. Trùng kiết lị sinh sản rất nhanh. Cũng giống như trùng biến hình, trùng kiết lị sẽ sinh sản bằng cách nhân đôi liên tiếp để tạo ra các cơ thể mới trong ruột người. Qua đó gây nên bệnh đau bụng và đi ngoài. Và đây là triệu chứng của bệnh kiết lị.

Mục lục

Cấu tạo của trùng kiết lị và các đặc điểm của trùng kiết lị

Cấu tạo của trùng kiết lị

Trùng kiết lị là một loại trùng biến hình. Tuy nhiên, chân giả của nó rất ngắn. Chính ví thế, cấu tạo của trùng kiết lị cũng tương tự như cấu tạo của trùng biến hình. Trong đó có: nhân, chất nguyên sinh, không bào tiêu hóa và không bào co bóp. Chất nguyên sinh ở dạng lỏng và đây là chất để tạo ra chân giả ở trùng kiết lị.

Vòng đời của trùng kiết lị

Ở ngoài môi trường tự nhiên, bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại lên tới 9 tháng. Sau đó, các tế bào của trùng kiết lị sẽ bám theo ruồi, nhặng và truyền bệnh cho người qua thức ăn.

Để nêu vòng đời của trùng kiết lị, ta có thể khái quát như sau: bào xác của trùng kiết lị theo thức ăn vào đến ruột con người. Đến ruột, trùng kiết lị sẽ chui ra khỏi bào xác. Qua đó gây các vết loét ở niêm mạc dạ dày.

>> Click Xem thêm: Cấu tạo của tảo xoắn – Sự khác nhau giữa tảo xoắn với rêu và rong mơ

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Đặc điểm của trùng sốt rét

Chúng ta đã tìm hiểu xong về cấu tạo của trùng kiết lị, vậy cấu tạo của trùng sốt rét thì sao? Trùng sốt rét là nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét ở người. Loại trùng này sống ký sinh trong máu người và ở thành ruột. Cấu tạo của chúng khá đơn giản, không có bộ phận di chuyển và không bào. Trùng sốt rét thực hiện dinh dưỡng thông qua màng tế bào.

Vòng đời của trùng sốt rét:

  • Đầu tiên, trùng sốt rét sẽ được mỗi anophen truyền vào máu người.
  • Tiếp theo, chúng chui vào và kí sinh ở hồng cầu sau đó sinh sản để tạo ra trùng sốt rét mới.
  • Trùng sốt rét mới lại tiếp tục chui vào và phá hủy hồng cầu.

Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh sốt rét.

So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Qua các đặc điểm và cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét, ta đã phần nào thấy được điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại trùng này. Để so sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét, chúng ta có thể tổng kết trong bảng sau:

Trùng kiết lị

Trùng sốt rét

Kích thước so với hồng cầuTo hơnNhỏ hơnCon đường truyền bệnh cho ngườiQua đường tiêu hóaQua máuNơi ký sinhRuột ngườiMáu người. Đồng thời kí sinh trong ruột và nước bọt của muỗi.Tác hạiGây viêm loét ruột, đau bụng, đi ngoàiPhá hủy hồng cầu

Tác hại và cách phòng tránh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét là gì? Cụ thể, trùng kiết lị gây ra bệnh kiết lị và trùng sốt rét gây ra bệnh sốt rét nguy hiểm ở người. Vì thế, khi chúng ta phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét cũng chính là chúng ta đang chuẩn bị cho mình cách phòng tránh bệnh kiết lị và sốt rét.

Cách phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét như sau:

  • Ăn chín, uống sôi và ăn các đồ ăn hợp vệ sinh
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, dọn dẹp các khu vực chứa nước đọng tránh sinh muỗi
  • Khi có bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo của trùng kiết lị và điểm khác biệt giữa trùng kiết lị và trùng sốt rét. Đây là hai loại ký sinh trùng gây ra các bệnh nguy hiểm ở người, vì thế chúng ta cần có biện pháp phòng tránh hợp lý. Nếu có đóng góp gì hay còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến bài viết “cấu tạo của trùng kiết lị”, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng nhau trao đổi thêm nhé!

Chủ Đề