Bón lót bón thúc là gì

Skip to content

Trước khi cây gieo trồng, nếu môi trường đất ở khu vực gieo trồng không được tốt thì người nông dân cần phải tiến hành bón lót trước khi trồng. Bên cạnh bón thúc thì bón lót cũng là một kĩ thuật cơ bản mà mọi nông dân trong lĩnh vực trồng trọt phải biết và sử dụng các loại phân bón thích hợp sẽ đem lại một mùa vụ bội thu, có chất lượng nông sản tốt.

I. Bón lót có tác dụng gì? Tại sao phải bón phân lót?

Tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là quá trình cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng giúp cho những hợp chất khó phân hủy có đủ thời gian để tan rã, tạo điều kiện cho rễ cây trong quá trình sinh trưởng có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.

Với từng giống cây trồng sẽ có tần suất bón khác nhau, cụ thể:

  • Cây hàng năm: Chỉ cần thực hiện một lần đầu tiên trước thời điểm gieo giống.
  • Cây lâu năm: Chia ra thành nhiều thời điểm gồm giai đoạn trước khi gieo trồng, giai đoạn cây đã ngừng sinh trưởng trong năm và vào thời điểm sau khi thu hoạch.

II. Các loại phân bón lót và liều lượng bón phân lót

Các loại phân bón và liều lượng bón phân lót

1. Các loại phân bón lót được sử dụng

Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Chủ yếu là phân gia súc [phân chuồng] đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Phân hữu cơ thường dùng để bón lót vì có thể cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất. Cần bón sớm hoặc trước kkhi chuẩn bị gieo trồng để phát huy tác dụng.

Vôi hoặc chất cải tạo, điều hòa pH đất: Là loại tốt nhất là đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các loại rau ăn quả lâu năm.

Phân hóa học có chứa hàm lượng đạm thấp, lân cao: – Với những loại cây màu ngắn ngày, cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm thường dùng cả phân kali và phân lân.

– Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng đạm cao, lân và kali thấp.


VD: Supe lân, lân nung chảy; DAP 18-46, NPK 5-10-3; NPK 16-16-8; NPK 12-15-5…

2. Liều lượng sử dụng phân bón

Tùy thuộc vào loại phân bón, tính chất đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng mà bổ sung lượng phân bón phù hợp. Có thể bón với lượng lớn hơn đối với đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùi. Còn đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn thì khi dùng phân đạm kali bón lót phải bón lượng nhỏ nếu bón lượng lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi,

Các loại phân bón khuyên dùng là phân xanh, phân chuồng, phân lân, phân rác và cần sử dụng thêm một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

III. Các cách bón lót phổ biến hiện nay

Các cách bón lót phổ biến hiện nay

Phương pháp 1:

  1. Rải đều phân bón trên khu vực đất chuẩn bị gieo giống
  2. Để tạo điều kiện cho phân bón vùi xuống đất bạn nên cày bừa đất đã được rải phân.

Phương pháp 2:

  1. Rải đều phân bón trên bề mặt đất cần gieo trồng
  2. Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã phân bón và cuối cùng là gieo giống cây.

Đặc biệt, với những loại cây lâu năm thì bạn nên đào hố sâu rồi cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng.

Kỹ thuật bón lót không quá phức tạp nhưng vẫn cần phải nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu biết về các loại phân bón để sử dụng phù hợp cho từng loại đất trồng, giống cây trồng khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa giúp người nông dân có mùa vụ bội thu, chất lượng quả tốt.

Bón thúc là một trong hai kỹ thuật bón quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trang bị cho bản thân mình đầy đủ kiến thức nhà nông, biết bón thúc đúng cách, lựa chọn đúng thời điểm và sử dụng loại phân bón có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp sẽ cung cấp đủ chất giúp cây trồng khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng cao.

Bón thúc là gì?

Bón thúc là gì?

Trước khi tiến hành bón phân thì bạn cần phải trả lời được câu hỏi phân bón là gì? – Tham khảo bài viết sau để có kiến thức toàn diện hơn về phân bón bạn nhé: //phanbonhalan.com/phan-bon/

Bón thúc là kỹ thuật sử dụng phân bón với mục đích bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Khi cây được trồng ở nơi có môi trường phát triển thuận lợi, năng suất và chất lượng đều sẽ được nâng cao.

Kỹ thuật bón phân này thường được áp dụng vào một số giai đoạn nhất định, phân bón được dùng khi nhu cầu hấp thu chất dinh dưỡng của cây gia tăng, chứ không phải sử dụng trong toàn bộ quá trình trồng trọt và chăm sóc cây. Do đó, việc nắm chắc thời gian và cách thức thực hiện kỹ thuật bón thúc là cực kỳ quan trọng.

Nếu bạn bỏ lỡ việc bón phân cho cây vào những giai đoạn quan trọng, cây sẽ có xu hướng kém phát triển, dễ bị bệnh, năng suất và chất lượng suy giảm.

Vai trò của bón thúc và các loại phân bón nên sử dụng ở từng giai đoạn phát triển

Bón thúc thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng

Thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng là giai đoạn cây trồng bắt đầu lớn nhanh, phân cành, ra lá, vươn lóng. Việc bón thúc vào thời điểm này sẽ gia tăng tốc độ phát triển, giúp cây mau lớn và khỏe mạnh.

Giai đoạn này nên tiến hành bón bằng phân đạm, lân, kali hoặc sử dụng hỗn hợp phân bón NPK với hàm lượng lân và kali vừa phải, hàm lượng đạm cao. Một số loại phân bón thích hợp: Đạm SA, Đạm Urê, NPK 30-10-10, NPK 25-10-10, NPK 19-9-19,….

Bón thúc quả

Bón cho cây ăn quả

Sau khi đậu quả, bón thúc sẽ được thực hiện thêm một lần nữa để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng quan trọng để nuôi quả, gia tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Bạn cần lưu ý rằng thời gian bón phân cho quả ở từng loại cây không giống nhau. Với các loại cây rau lấy quả [mướp, su hào, bí, dưa chuột, cà chua,…] thời gian bón thúc vào khoảng 45 ngày từ thời điểm trồng cây. Với các loại cây thân gỗ ăn quả, thời gian bón thúc được tính từ sau khi đậu quả, vào khoảng 30 – 45 ngày.

Trong giai đoạn nuôi củ, cây cần tích lũy đường nên việc bón phân nên sử dụng các loại phân bón có hàm lượng kali và đạm cao như Kali Sunphat, NPK 15.5.25, NPK 15.5.30,…Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp bổ sung bón phân trung lượng, vi lượng tùy theo đặc điểm của từng loại cây để đảm bảo sự phát triển hài hòa, đầy đủ cho cây trồng.

Bón thúc nụ, thúc hoa

Bón thúc nụ, thúc hoa thường được tiến hành trước thời điểm nở hoa khoảng 25 – 30 ngày, tùy thuộc từng loại cây. Vào thời điểm này, bón thúc sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa, tạo điều kiện thuận lợi để hoa của cây khỏe, ra nhiều và đồng loạt.

Ở các loại cây ăn quả, cây lấy hạt, cây trồng ra càng nhiều hoa sẽ càng gia tăng tỷ lệ đậu quả. Và theo đó, năng suất cây trồng cũng gia tăng.

Cách bón thúc cho cây trồng

Cách bón thúc cho cây trồng

Các cách bón thúc phổ biến

Khi bón theo hốc, chúng ta cần đào xung quanh từng gốc, bón phân và lấp đất lên trên. Phương pháp được thực hiện khá đơn giản đồng thời đảm bảo các cây được cung cấp một lượng phân bón đồng đều, đủ lượng.

Tuy nhiên, phân bón sau khi được tiếp xúc với đất sẽ dễ bị chuyển hóa thành hợp chất khó tan nên cây khó có thể hấp thu toàn bộ chất dinh dưỡng mà phân bón cung cấp.

Cũng tương tự như bón theo hốc nhưng ở bón theo hàng, bạn sẽ chỉ cần đào thành các rãnh dọc theo từng hàng cây trồng. Mỗi rãnh có độ sâu khoảng 10cm và chiều rộng 20cm. Sau khi rải đều phân bón đầy vào các rãnh thì lấy thêm đất để lấp thêm lên phía trên.

So với phương pháp bón theo hốc thì cách bón theo hàng thuận tiện hơn và ít tốn công sức hơn. Thế nhưng, phương pháp này cũng có những hạn chế tương tự như bón theo hóc chính là phân bón dễ bị chuyển thành hợp chất khó hòa tan, làm cây trồng khó khăn trong hấp thụ hoặc hoàn toàn không thể hấp thụ được.

Bước chuẩn bị đầu tiên cho bón vãi là bạn phải làm ẩm mặt đất trước khi tiến hành để có hiệu quả tốt nhất. Cách thức bón vãi không có gì phức tạp, chỉ cần rải lớp phân bón đều lên mặt đất, đặc biệt là những khu vực gần gốc cây.

Đây là phương pháp thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên điểm hạn chế của bón vãi là trong trường hợp bạn chưa quen với thao tác, phân bón có thể bị phân bố không đều hoặc không đúng vị trí bộ rễ của cây, khiến cây không thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng.

Cách bón thúc cho những loại cây trồng khác nhau

Cách bón thúc cho những loại cây trồng khác nhau

Các loại cây rau

Các loại cây rau như cải xanh, cà chua, cải bắp,… hầu hết là các loại cây ngắn ngày.

Với những loại rau, thông thường sẽ tiến hành bón thúc 3 lần:

  • Lần 1 sau khi cây bắt đầu hình thành 2-3 cặp lá thật, sau khi trồng từ 8 – 10 ngày, tiến hành bón để tăng tốc độ phát triển của cây, giúp cây khỏe mạnh;
  • Lần 2 sau khi trồng từ 22 – 25 ngày tiến hành bón lúc cây ra hoa;
  • Lần 3 sau khi trồng từ 40 – 45 ngày tiến hành bón lúc cây đang nuôi quả.

Các loại cây ăn quả

Với các loại cây thuộc họ ăn quả, bạn sẽ phải bón thúc 2-3 lần mỗi năm, tùy theo chu kỳ phát triển ra hoa, kết quảở các loại cây trồng khác nhau.

Thời gian tiến hành bón thúc nên được phân bổ theo kế hoạch sau:

  • Giai đoạn sau khi thu hoạch quả: vào thời điểm này, tình trạng cây sẽ rơi vào trạng thái khá kiệt quệ, bón thúc sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, kích thích cây phát triển thêm các bộ phận rễ, cành mới nhằm thay thế cho những bộ phận cũ, yếu, không còn khả năng phát triển.
  • Trước khi cây ra hoa: Cung cấp nhiều các chất dinh dưỡng cho cây hấp thụ để tăng thêm số lượng hoa, đảm bảo hoa ra nhiều và đồng đều.
  • Sau khi đậu quả: Bổ sung thêm loại chất phù hợp cho giai đoạn nuôi quả.

Các loại cây trồng công nghiệp lâu năm

Với các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, ca cao, hồ tiêu,… có thể tiến hành bón thúc 2 lần mỗi năm vào thời điểm đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa, hoặc 3 lần chia đều cho đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Video liên quan

Chủ Đề