Bùi quang huy trốn ở đâu

Lần theo tung tích ông chủ Nhật Cường

Đại Dương

07:46 28/06/2020

Sau khi bị khởi tố, truy nã đến nay đã hơn 1 năm trời trôi qua, ông chủ Công ty Nhật Cường Bùi Quang Huy [46 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Nhật Cường - Công ty Nhật Cường] vẫn không thấy đâu. Trong khi Bộ Công an tiếp tục khẳng định phải bắt bằng được Bùi Quang Huy.

Đối tượng Bùi Quang Huy vẫn đang trốn lệnh truy nã.

Nhiều quan chức “xộ khám” vì ông chủ Nhật Cường

Ngày 9/5/2019, lực lượng công an đồng loạt khám xét khẩn cấp 9 địa điểm kinh doanh điện thoại liên quan đến Công ty Nhật Cường tại Hà Nội. Dư luận xôn xao và quan tâm đến sự việc bởi lẽ nhiều năm gần đây, ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy ngoài việc sở hữu chuỗi bán lẻ điện thoại nổi tiếng còn là một “đại gia” có tiếng với nhiều xe ô tô hạng sang… Công ty Nhật Cường cũng liên tục trúng các gói thầu công nghệ có giá trị lớn trên địa bàn TP Hà Nội.

Dư luận lại càng sửng sốt hơn khi hay tin ngày 14/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án về tội “buôn lậu” theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Đồng thời đã khởi tố bị can đối với Bùi Quang Huy-Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường và 9 thuộc cấp về 2 tội danh “buôn lậu” và “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bước đầu Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định, Bùi Quang Huy và một số đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia; đã lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán tài chính, để ngoài sổ sách hàng nghìn tỷ đồng doanh thu.

Mở rộng vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra phát hiện Bùi Quang Huy có hành vi sử dụng tiền do phạm tội mà có để đưa vào Công ty Nhật Cường và Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường [Nhật Cường Software] nên tiếp tục khởi tố bổ sung với Bùi Quang Huy về tội “rửa tiền”.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 28/11/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan. Đồng thời, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với ông Nguyễn Tiến Học [cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội], bà Phạm Thị Kim Tuyến [Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội] và Lê Duy Tuấn [Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Đông Kinh]. 3 người này cùng bị khởi tố về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tiếp đó, ngày 28/12/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tứ- Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội [Cựu Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư] để điều tra về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Chưa dừng lại, ngày 21/1/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt tạm giam 3 bị can, gồm: Phạm Văn Hiệp, Nguyễn Bảo Trung, Mai Tiến Dũng - Trưởng ngành hàng điện thoại cũ Công ty Nhật Cường; quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã bị can đối với Đỗ Văn Hùng về tội “buôn lậu”.

Ông chủ Nhật Cường đang ở đâu?

Điểm đáng chú ý nhất trong vụ án là khi cơ quan chức năng tiến hành khám xét chuỗi cơ sở của Nhật Cường và khởi tố bị can thì ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Ngày 18/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy. Từ bị khởi tố từ 14/5/2019 và khi trốn lệnh truy nã đến nay đã hơn 1 năm trời trôi qua, tung tích ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy vẫn là một ẩn số.

Nói về việc để “sổng” bị can Bùi Quang Huy, đại diện Bộ Công an cho hay, khi phát hiện Công ty Nhật Cường có dấu hiệu buôn lậu đã tiến hành khám xét các cơ sở kinh doanh của Nhật Cường. Trong quá trình khám xét, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường Bùi Quang Huy không có mặt. Tại thời điểm đó, cơ quan chức năng cũng chưa khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can nên không áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đến ngày 14/5 cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can đối với Bùi Quang Huy và 8 đối tượng khác có liên quan. Riêng Bùi Quang Huy từ lúc khám xét đến lúc bị khởi tố thì cũng không đến trình diện, cũng không có ở nơi cư trú.

Bộ Công an đã nhanh chóng phát lệnh truy nã toàn quốc và đề nghị Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế [Interpol] truy nã quốc tế đối với Bùi Quang Huy. Sau đó, Interpol đã đưa đối tượng Bùi Quang Huy vào danh sách truy nã đỏ.

Theo cơ quan Công an, truy nã đỏ là một yêu cầu thực thi pháp luật có phạm vi trên toàn thế giới nhằm xác định vị trí và bắt giữ một người phạm tội để dẫn độ. Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã của Iinterpol. Lệnh truy nã đỏ được ban hành bởi Tổng Thư ký Iinterpol theo yêu cầu của các quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Khi có truy nã đỏ, tất cả thông tin về tội phạm và nghi phạm đều được gửi tới các cán bộ biên phòng, cửa khẩu, hải quan của hơn 190 quốc gia thành viên Interpol để kiểm soát việc di chuyển của đối tượng bị truy nã.

Tại cuộc họp báo sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 của Bộ Công an vừa diễn tra, Lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục khẳng định “phải bắt bằng được ông chủ Công ty Nhật Cường. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, hiện nay Bộ Công an đang chỉ đạo Cơ quan điều tra phối hợp các cơ quan khác để áp dụng đồng bộ các biện pháp để truy bắt bằng được Bùi Quang Huy. Theo Thứ trưởng Quang chia sẻ, trong nhiều lần họp báo của Chính phủ, chính Thứ trưởng Bộ Công an đã kêu gọi Bùi Quang Huy về đầu thú được hưởng lượng khoan hồng.

Trung tướng Lương Tam Quang cũng cho hay, liên quan đến một số nội dung khác của vụ án, hiện Cơ quan điều tra đang tiến hành mở rộng, thu thập các tài liệu, nếu có căn cứ thì sẽ xử lý, sẽ khởi tố vụ án hoặc khởi tố bổ sung.

Chủ đề: Vụ án pháp luật nhật cường Bùi Quang Huy

Chiều 5/5, tại TAND Hà Nội, bị cáo Bùi Quốc Việt [nhân viên Công ty Nhật Cường, anh trai Bùi Quang Huy] khai làm tại Nhật Cường từ 2009 với nhiệm vụ trông xe và đi thu tiền của các cửa hàng bán lẻ. Ngoài ra không phải nhiệm vụ nhưng Việt có vài lần đi nhận hàng hộ của công ty và đây là hành vi khiến anh ta bị truy tố về tội Buôn lậu.

"Thời gian trước khi bị bắt, bị cáo có liên hệ với em trai không?", chủ toạ truy vấn. Việt vung tay, lớn giọng nói "tuyệt đối không liên lạc".

Việc truy tìm Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Nhật Cường, nhiều năm qua chưa có kết quả. Bộ Công an quyết tâm tìm ra nghi can đang trốn lệnh truy nã quốc tế này nên đã chỉ đạo "sử dụng tổng hợp các biện pháp".

Bị cáo Bùi Quốc Việt đến toà sáng nay. Ảnh: Phạm Dự.

Ngoài bị cáo Mai Tiến Dũng [trưởng ngành hàng điện thoại cũ Công ty Nhật Cường] được đình chỉ điều tra do đã chết, 12 bị cáo còn lại khi bị xét hỏi chiều nay đều cho rằng chỉ làm công ăn lương và làm theo chỉ đạo của ông chủ Huy.

Cựu phó tổng giám đốc Công ty Nhật Cường Trần Ngọc Ánh cho hay Nhật Cường lúc đầu chủ yếu kinh doanh phụ kiện. Sau khi vươn ra thị trường bán lẻ điện thoại, công ty đã phát triển từ một thành 15 cửa hàng bán lẻ.

Quảng cáo

"Cơ cấu của công ty như nào?", HĐXX hỏi. Bị cáo Ánh cho biết Nhật Cường hoạt động dưới sự điều phối trực tiếp của Tổng giám đốc Huy. Ban lãnh đạo bên dưới có Ánh cùng hai giám đốc phụ trách tài chính và kinh doanh quản lý các cửa hàng bán lẻ. Dưới ban giám đốc có phòng chức năng như nhân sự, quảng cáo và cuối cùng là các cửa hàng bán lẻ.

"Hàng nhập về của công ty nhập nguồn gốc ở đâu?", chủ toạ truy vấn. Ông Ánh cho hay hàng của Nhật Cường chủ yếu mua của các hãng lớn trong nước và phần còn lại nhập ở nước ngoài về. Từ trước tháng 7/2015, Huy trực tiếp phụ trách việc mua bán. Sau đó do công ty nhiều việc do mở thêm mảng phần mềm, Huy giao cho các thuộc cấp cùng tham gia nhập hàng.

Ánh khai một phần nhập khẩu có hoá đơn còn lại thuê các đơn vị vận chuyển để trốn hải quan, không phải nộp thuế. Nguồn hàng, giá cả và cách thức mua bán đều do Huy quyết định, Ánh và các đồng nghiệp khác chỉ tham gia với vai trò tư vấn. Khi được giao nhiệm vụ mua bán, Ánh tham gia các nhóm chat trên điện thoại do Huy lập sẵn, trong đó có các nhà cung cấp sản phẩm. Tất cả giao dịch đều qua nhắn tin chứ không gặp trực tiếp.

"Khi mua bán có bàn bạc giữa các bị cáo không?", chủ toạ hỏi. Ánh đáp Huy là ông chủ nên toàn quyền quyết định. Khi giao việc cho ai, Huy sẽ gọi điện chứ không bàn bạc. "Các cấp dưới đều là người làm thuê nên giám đốc giao gì thì làm ấy. Dưới sự chỉ đạo của Huy, bị cáo đã thương thảo mua hàng với 12 nhà cung cấp trên tổng số 16 nhà cung cấp từ nước ngoài. Tất cả do Huy móc nối sẵn, bị cáo chỉ việc tham gia", Ánh nói.

Thừa nhận đã biết Nhật Cường buôn lậu điện thoại do hàng hoá không có hoá đơn nhưng bị cáo Ánh mong HĐXX xem xét toàn diện quá trình. Ánh cho rằng không thể quy kết anh phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số lô hàng buôn lậu.

Quảng cáo

Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc. Ảnh: Phạm Dự.

Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc tài chính của Nhật Cường, là người duy nhất bị xét xử về hai tội danh Buôn lậu và Vi phạm quy định về kế toán. Nữ bị cáo khai rằng chỉ phụ trách vấn đề tài chính, thu chi của công ty dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Huy. Hàng tháng, Ngọc không lập bảng kê báo cáo thuế, tài chính mà do kế toán trưởng làm và trình lên Huy ký để hoàn thiện. Khi Huy yêu cầu chi tiền, Ngọc sẽ làm theo hoặc chỉ đạo thủ quỹ thực hiện.

"Hàng nhập về làm thế nào để bán ra?", chủ toạ hỏi. Ngọc không trả lời thẳng vào vấn đề mà cho rằng việc này do bộ phận bán hàng phụ trách nên mình chỉ chịu trách nhiệm thanh toán tiền khi bộ phận kinh doanh đề xuất.

Tiền thanh toán cho các đối tác nước ngoài thông qua trung gian là hai tiệm vàng ở Hàng Dầu và Hà Trung, Hà Nội. Việc chuyển tiền thông qua nhiều tài khoản cá nhân do tiệm vàng cung cấp. Ngọc xác nhận "đã chuyển tiền thông qua hai tiệm vàng hơn 2.500 tỷ đồng", như công bố của chủ tọa.

"Bị cáo nhận thức như thế nào về việc nhập vào phần mềm và thanh toán đơn hàng không có VAT?", HĐXX hỏi. Ngọc trả lời: Lúc đầu chỉ làm theo chỉ đạo của Huy nên không biết đó là hàng nhập lậu. Sau đó bị khởi tố, bắt tạm giam, Ngọc mới nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Ngọc thừa nhận tội Buôn lậu song cho rằng không phạm tội Vi phạm quy định về kế toán bởi không phụ trách hệ thống kế toán của công ty.

Giám đốc Nhật Cường tại Quảng Châu, Trung Quốc là Trần Tất Khoa và và nhân viên Lê Hoài Phương đều khai chỉ làm theo chỉ đạo của Huy. Khoa chịu trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá từ Hong Kong, sau đó chuyển về Việt Nam. Sau khi bị bắt, hai người mới nhận thức được sai phạm .

Sau phần trình bày của hai bị cáo, chủ toạ Trần Nam Hà nói: "Với việc làm như thế đến học sinh trung học cũng đủ nhận thức được là sai. Các bị cáo khai sao cho đúng".

Bị cáo Đỗ Quốc Huy. Ảnh: Phạm Dự.

Theo cáo buộc, Nhật Cường có vốn điều lệ 38 tỷ đồng do Tổng giám đốc Bùi Quang Huy góp vốn toàn bộ. Từ 2014 đến tháng 5/2019, Nhật Cường mua 2.502 đơn hàng với 254.364 sản phẩm [điện thoại iPhone, máy tính, máy tính bảng, máy nghe nhạc, Apple TV, đồng hồ và một số điện thoại nhãn hiệu khác] của nhiều chủ hàng tại Mỹ, UAE, Singapore, Hong Kong...

Huy không nhập khẩu điện thoại qua đường chính ngạch mà chi 72,9 tỷ đồng để thuê 9 đường dây vận chuyển hàng hoá trái phép từ Hong Kong về Việt Nam. Hàng theo đường biển về cảng Hải Phòng, theo đường hàng không về qua sân bay Nội Bài và đường bộ từ Quảng Châu [Trung Quốc] về khu vực biên giới tại các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tổng trị giá hàng hoá và chi phí tiền công vận chuyển hơn 3.000 tỷ đồng, thu lợi hơn 221 tỷ đồng.

Các hoạt động mua bán hàng hoá từ nước ngoài của Nhật Cường không có hoá đơn. Huy chỉ đạo nhân viên chỉ theo dõi, giao dịch hàng hoá trên phần mềm quản lý nội bộ ERP. Khi hàng về kho, Huy chỉ đạo Đỗ Quốc Huy cho nhân viên nhập số IMEI [mã nhận dạng thiết bị di động quốc tế] với từng sản phẩm để tuồn ra bán cùng sản phẩm chính hãng.

Về hành vi vi phạm quy định về kế toán, Huy chỉ đạo lập hai hệ thống sổ sách kế toán theo dõi hoạt động công ty. Nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí... chỉ được ghi trên phần mềm để theo dõi nội bộ mà không đưa vào báo cáo thuế. Hành vi trên chỉ tính phần nghĩa vụ nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh của Nhật Cường đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 30 tỷ đồng.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một tuần.

Video liên quan

Chủ Đề