C++ xử lý xung đột khi giao tiếp với server

Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình bị đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý không chỉ ở chỗ nắm bắt được những vấn đề lý luận về xung đột, điều quan trọng là nhà quản lý phải tiến hành giải quyết nó như thế nào, bởi giải quyết xung đột là một công việc vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý.

Một tình huống xảy ra cách đây 5 năm trước, trong buổi họp tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, một thành viên trong Đoàn đề cử Phó Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng phòng, Thanh tra viên vào danh sách khen thưởng thì một thành viên khác là Thanh tra viên chính kiên quyết phản đối với hàng loạt lý do. Phó Trưởng đoàn lập tức phản ứng. Ông bác bỏ mọi cáo buộc và lớn tiếng công bố những khuyết điểm của Thanh tra viên chính nói trên. Và đến đây, xung đột xảy ra dữ dội. Người có quyền lực duy nhất là Trưởng đoàn thanh tra thì tỏ ra lúng túng, chỉ tập trung vào việc dàn hòa. Cuộc khẩu chiến gay gắt kéo dài. Buổi họp tổng kết tan vỡ.

Điều quan trọng hơn là từ đó những tình tiết về cách ứng xử, cách làm việc của cả 2 người trong Đoàn được lan truyền, được đưa ra nửa kín nửa hở và có nhiều bình luận nhiều hướng, nhiều chiều. Hình ảnh của hai thành viên trên và hình ảnh Đoàn thanh tra bị méo mó đi trong cơ quan. Vai trò của Trưởng đoàn bắt đầu mờ nhạt trong mắt những thành viên khác của Đoàn.

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

a) Nhận định tình huống

Trong bất cứ Đoàn thanh tra nào, cũng có thể có mâu thuẫn tồn tại, tuy mức độ có khác nhau. Trong tình huống vừa nêu trên, việc nhận ra xung đột rất dễ dàng khi thấy hai thành viên nói trên đã thể hiện việc có mâu thuẫn tâm lý với nhau khi họ công khai nêu rõ những khiếm khuyết của nhau. Họ đã chuẩn bị quá kỹ và chọn buổi tổng kết Đoàn, có toàn thể các thành viên trong Đoàn dự họp.

Trong thực tế và trong các văn bản pháp luật quy định về hoạt động thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra là người chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Đoàn thanh tra. Vai trò của Trưởng đoàn có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong những yếu tố quyết định thành công của Đoàn thanh tra. Trong tình huống này, Trưởng đoàn thanh tra không thể ngay lập tức phân rõ trắng đen, đúng sai của hai thành viên then chốt trong Đoàn trước mặt mọi người. Mặt khác, Trưởng đoàn cần có thời gian thu thập thông tin cần thiết về nguyên nhân của mâu thuẫn, tìm hướng giải quyết hoàn thiện hơn. Hơn nữa, cần chú ý để không phát sinh thêm tình huống giữa hai thành viên có vị trí then chốt trong Đoàn.

b) Các nguyên nhân làm phát sinh tình huống

Trước mắt, Trưởng đoàn thanh tra, người đứng đầu Đoàn thanh tra, người chủ trì cuộc họp tổng kết cần quyết đoán cao độ, đó là cương quyết, khẩn trương chấm dứt tình trạng mâu thuẫn của hai thành viên bằng cách thực hiện giải pháp chuyển cuộc họp sang nội dung khác bởi vì muốn hòa giải ngay lập tức là không thể.

Sau đó, Trưởng đoàn thanh tra cần xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn đến xung đột:

– Thứ nhất, có thể hai thành viên còn mơ hồ về quyền hạn của bản thân trong Đoàn thanh tra. Phó Trưởng đoàn thanh tra là Phó Trưởng phòng trong cơ quan nhưng là Thanh tra viên; còn thành viên kia chỉ là thành viên Đoàn, nhưng ngạch bậc ngành nghề cao hơn là Thanh tra viên chính nên có thể có những nhận định chưa đúng về quyền hạn của bản thân.

– Thứ hai, từ nhận định chưa đúng về quyền hạn của bản thân, hai thành viên nói trên có thể có sự so sánh về khối lượng công việc và vai trò, quyền lợi giữa bản thân với đối tượng bên kia, từ đó dẫn đến mâu thuẫn về mặt tâm lý giữa hai người.

– Thứ ba, có thể một vài thành viên xấu trong Đoàn biết rõ hai thành viên then chốt nói trên có sự mâu thuẫn về mặt tâm lý nhưng muốn làm giảm uy tín của cả hai thành viên trên, nên đổ dầu thêm lửa, thỉnh thoảng thì thầm to nhỏ, đưa câu khích bác, làm cho mâu thuẫn càng bùng phát.

– Thứ tư, có thể Đoàn thanh tra có nhiều thành phần làm cùng một cơ quan, đơn vị, hoặc có thể làm khác cơ quan, đơn vị; Lúc này, các thành viên trong Đoàn có thể chưa hiểu rõ về tính cách, trình độ, cách thức làm việc, cách thức phối hợp công tác với nhau nên có thể có phát sinh các hiện tượng tâm lý tiêu cực trong Đoàn. Sự ràng buộc trong công tác giữa các thành viên phụ thuộc vào Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp các thành viên trong Đoàn thanh tra rất nhiều.

c) Các giải pháp giải quyết tình huống

Trưởng đoàn Thanh tra cần có một vài giải pháp thích hợp như sau:

Trước hết, cần chọn thời điểm thích hợp để gặp gõ từng thành viên, tìm hiểu về trạng thái tâm lý, quan điểm, nhận thức về chức trách, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của bản thân và của các thành viên khác trong Đoàn.

Trường hợp 1: Hai người có nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của bản thân, của đối tượng bên kia.

Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra bao gồm:

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.

2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.

3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.

5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.

Như vậy, tất cả các thành viên trong Đoàn thanh tra đều có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau và phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra. Nhưng có thể hai người trên có nhận thức chưa đúng về bản thân và đối tượng, Trưởng đoàn thanh tra cần sử dụng biện pháp tâm lý phù hợp như kêu gọi (khơi gợi) khéo léo: Đánh giá cao công lao đóng góp của họ; Bộc lộ niềm tin của mình vào họ, để họ cảm thấy vai trò của họ với mình và với Đoàn thanh tra là không thể thiếu một trong hai.

Trường hợp 2: Hai người bắt đầu có thái độ, hành vi lệch lạc, không tuân theo sự chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra nhưng chưa đến mức đối kháng.

Theo quy định pháp luật về quan hệ giữa Trưởng đoàn thanh tra với các thành viên Đoàn thanh tra, quan hệ giữa các thành viên Đoàn thanh tra thì thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng đoàn thanh tra và đề xuất biện pháp xử lý. Các thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong trường hợp này, hai thành viên Đoàn thanh tra đã không thực hiện đúng nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra, có sự lệch lạc về nhận thức, hành vi nhưng chưa đến mức đối kháng. Lúc này, Trưởng đoàn thanh tra có thể gây áp lực ở mức độ cao hơn: nhẹ nhàng nhắc nhở cho họ biết là nếu vấn đề phát triển rộng thì những nguy cơ về thanh danh và vị trí công tác cùng với hình ảnh của họ trước Đoàn thanh tra, trước cơ quan chủ quản chắc chắn là bị biến dạng và cần thuyết phục họ bằng lý lẽ, logic. Trưởng đoàn có thể dùng chiến thuật tạo đồng minh: dùng các tổ chức Đảng, đoàn thể, các cán bộ, công chức khác có uy tín tham gia thuyết phục từng thành viên theo kịch bản đã dàn dựng, ở nhiều thời điểm khác nhau có chú ý. Nội dung của quá trình thuyết phục này cần đạt được là: Xác định nhu cầu cần thiết là quyền lực danh dự và lợi ích vật chất được hưởng và hướng cần thay đổi của đối phương.

Trường hợp 3: Hai thành viên có thái độ, hành vi đối kháng.

Trong tình huống cụ thể này, Trưởng đoàn thanh tra cần sử dụng phương pháp loại trừ giao tiếp xung đột, bằng các bước sau:

Bước 1: Nêu rõ mục đích, quyền lợi chung của Đoàn và mục đích, quyền lợi riêng của từng thành viên

Ở bước này, Trưởng đoàn thanh tra cần đóng một lúc ba vai: Tư vấn – Hòa giải – Trọng tài. Giải pháp lựa chọn là nhẹ nhàng, nhấn mạnh những điểm chính, khen chê công bằng và bộc lộ niềm tin vào hai người như nhau. Đề cao mục tiêu chung là vì mục đích cuộc thanh tra mà Đoàn đang đảm trách; Mục tiêu nữa là giữ uy tín, lợi ích chung của Đoàn; Mục tiêu riêng là nhiệm vụ, quyền lợi của hai người, của thành viên khác trong Đoàn.

Bước 2: Xác định mục tiêu và vấn đề các thành viên thật sự quan tâm

Ở bước này, cần thống nhất với các thành viên về những vấn đề mà họ quan tâm bao gồm: Danh dự, quyền lợi và quyền lực.

Bước 3: Thiết kế các phương án loại trừ giao tiếp xung đột

Trưởng đoàn thanh tra cần phân tích để các bên hiểu và tỏ thái độ hối lỗi, tự nhận thấy những hành động thái quá của mình. Trưởng đoàn thanh tra sẽ tìm một phương án có lợi nhất, giữ được uy tín cho hai người trước Đoàn thanh tra.

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu nhất để sử dụng

Trưởng đoàn cần chủ động lựa chọn, đưa ra phương án tối ưu nhất, để hòa giải được hai đối tượng và đảm bảo được sự bình ổn trong Đoàn thanh tra và giữ được uy tín, phát triển của cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước.

Trưởng đoàn thanh tra cần khuyên hai thành viên trên hãy đoàn kết và hợp tác vì nhân cách công chức nhà nước, nhân cách công chức thanh tra và vì tình đồng nghiệp. Xác định rõ nguyên tắc làm việc trong tương lai: không phát ngôn hoặc hành động cá nhân mà phải cùng nhau thống nhất được phương án giải quyết.

Lời kết:

Những giải pháp trên là những giải pháp vận dụng tâm lý học quản lý đã được Trưởng đoàn thanh tra vận dụng trong việc giải quyết một tình huống xảy ra trong Đoàn thanh tra. Trong Đắc nhân tâm, Dale Carnegie viết: “Tranh biện không phát tán được hiểu lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có lòng hòa giải và khoan hồng đặt địa vị của mình vào đối thủ, ta mới thu phục được họ”. Trưởng đoàn thanh tra phải hiểu rõ vì họ luôn phải đối mặt với những xung đột và chính họ có trách nhiệm giải quyết những xung đột ấy. Người lãnh đạo, quản lý nếu không có kiến thức về tâm lý quản lý, lúng túng trong ứng xử thì sẽ thất bại. Bài học rút ra là phải trang bị được những kiến thức tâm lý quản lý để “biết khéo léo” và luôn xác định được mưu phạt tâm công là một công cụ hữu hiệu trong các công cụ quản lý của Trưởng đoàn thanh tra.

ThS. Phạm Thị Thùy Dương,

Giảng viên – Trường Cán bộ Thanh tra