Ca sĩ song người hà tĩnh mới nỗi là ai?

Biên phòng - Đậu Thanh Tài sinh ra trong một gia đình không ai làm nghệ thuật, cuộc sống mưu sinh của một gia đình ngư dân làng chài với những tháng ngày vất vả lênh đênh trên biển tại xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du. Nơi ấy có một cậu bé nhỏ nhắn, thông minh, da sạm nắng nhuốm màu mặn chát của hơi biển đã lớn lên trong tiếng hát ầu ơi, cái nôi của những câu hò, điệu ví trong đêm trăng Phường Vải, của cái nắng chói chang cồn cát trên dải đất miền Trung khó nhọc nhưng đầy tình yêu thương.

Ca sĩ Đậu Thanh Tài. Ảnh: Hải Lam

Đam mê nghệ thuật từ nhỏ, nhưng bị ngăn cản bởi gia đình nghèo khó, vất vả của người dân vùng nông thôn nơi làng chài, tằn tiện kiếm sống qua ngày. Cha không mong muốn ước mơ cao sang, chỉ mong cho con có cuộc sống bình dị của một người dân nông nghiệp, nhưng có lẽ niềm đam mê không ngăn cản được ý chí quyết tâm của Đậu Thanh Tài. Vì vậy, hàng ngày, Tài trốn cha đạp xe 25km lên tận Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Vinh xin được vào học hát. Sẵn có năng khiếu nghệ thuật, cô giáo chủ nhiệm luôn yêu thương và tạo điều kiện cho em tham gia biểu diễn cùng tốp hát trong các cuộc thi văn nghệ các Nhà thiếu nhi đi thi toàn quốc, khu vực, những buổi biểu diễn giao lưu, sinh hoạt ngoại khóa và giao lưu văn nghệ giữa các khối, trường, lớp...

Học hết lớp 12, Đậu Thanh Tài quyết định thi và trúng tuyển vào lớp thanh nhạc tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh Nghệ An. Là lớp trưởng gương mẫu trong học tập, em luôn tìm chỗ đứng cho riêng mình. 4 năm học trung cấp tại trường, với sự dìu dắt tận tình của giảng viên thanh nhạc Vũ Thị Bích Hồng, em luôn là học sinh giỏi của lớp thanh nhạc K44. Thành tích học tập trong trường của em luôn được các bạn nể phục, ao ước và yêu mến.

Tại Hội thi tài năng trẻ học sinh - sinh viên các trường Văn hóa nghệ thuật, Thể dục thể thao và Du lịch năm 2015 tại thành phố Đà Nẵng, Ban giám hiệu nhà trường đã tin tưởng và giao cho Thanh Tài tham gia dự thi ca khúc “Tình làng quê” của nhạc sĩ An Thuyên và rồi tấm Huy chương Vàng đầu tiên trong cuộc đời khi bước chân vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp đã mang đến cho em vinh quang, hạnh phúc.

Với tấm bằng xuất sắc khi tốt nghiệp ra trường, em tiếp tục nuôi ước mơ theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật của mình bằng cách lên Hà Nội học và đã tìm đến Tiến sĩ Hồ Mộ La Nguyên, giảng viên thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để ôn luyện và thi tuyển vào hệ Đại học chính quy, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội.

Là sinh viên K6, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội Hà Nội, cùng lớp với các Sao Mai: Hồng Duyên, Hồng Ngọc, Bích Ngọc, nên Thanh Tài không ngừng phấn đấu trong học tập để bằng bạn, bằng bè. Sống trong môi trường Quân đội và được sự dìu dắt của thầy giáo, Thạc sĩ - nghệ sĩ Huy Hoàng đã giúp Thanh Tài cứng rắn và chững chạc lên rất nhiều. Em trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đi thi trước, mạnh dạn trong suy nghĩ để rồi quyết định thử sức mình trong cuộc thi Sao Mai lần thứ 10, năm 2015 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Với chất giọng [Terno] trời phú, phong cách chững chạc, tự tin trên sân khấu và bài hát em chọn phù hợp với chất giọng dân ca, khi cất lên đã chinh phục được giám khảo và em đã được chọn đi tiếp qua các vòng từ Sao Mai khu vực miền Trung đến vòng chung kết khu vực phía Bắc. Dấu ấn của một chàng trai xứ Nghệ với chất giọng trầm ấm và đầy truyền cảm đến với người nghe qua ca khúc “Tình làng quê” đã đưa Thanh Tài có mặt trong đêm chung kết Sao Mai khu vực phía Bắc năm 2015.

Năm 2017, được bạn bè, thầy cô khuyến khích, động viên, Thanh Tài lại có thêm nghị lực để chuẩn bị cho một cuộc thi mang tính chuyên nghiệp. Giải Nhất dòng nhạc dân gian “Giọng ca xứ Nghệ - 2017” Đậu Thanh Tài được chọn thẳng vào vòng thi khu vực miền Trung của cuộc thi Sao Mai năm 2017. Người xem ấn tượng với giọng hát đẹp, trữ tình, có hồn và Đậu Thanh Tài trở thành gương mặt mới, thổi vào một làn gió mới của dòng nhạc dân gian. Dừng lại ở tốp 9 dòng nhạc dân gian Sao Mai toàn quốc năm 2017, nhưng Đậu Thanh Tài lại may mắn khi được nhạc sĩ Xuân Thủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội chọn đặc cách vào hệ Quân sự của trường.

Sau cuộc thi Sao Mai, Thanh Tài tiếp tục con đường học hành để dần khẳng định tài năng của mình. Khán giả nhớ đến em qua các ca khúc: “Hẹn về xứ Thanh”, “Lời hẹn tình quê”, “Nhớ mẹ”, “Về miền quê anh”. Đặc biệt, bài hát “Thương ơi điệu ví” của nhạc sĩ Lê An Tuyên đã đưa Thanh Tài đến gần với khán giả nhiều hơn, bởi nữ nhạc sĩ trẻ Lê An Tuyên cho rằng: Lần đầu tiên, có một ca sĩ nam hát bài này rất thành công. Em đã cháy hết mình với cảm xúc của một người con xứ Nghệ. Từng câu hát, lời ca như trải dài, thả hồn và rót mật vào lòng người nghe bằng những kỹ thuật luyến láy, làm lay động lòng người, rất tình, đậm hồn quê hương xứ Nghệ.

Tốt nghiệp đại học, Thanh Tài được nhận về công tác tại Nhà hát ca múa nhạc Quân đội. Chia sẻ về dự án âm nhạc của mình, Thanh Tài cho biết, em cùng ê kíp vừa ra mắt MV “Chấp chới sông Lam” của riêng mình với dòng nhạc mang âm hưởng dân ca về quê hương nơi em sinh ra và lớn lên, bởi nó đã ngấm vào máu thịt của em. Đây là dòng nhạc mà hiện nay, ít nam ca sĩ theo đuổi, nhưng lại có rất nhiều khán giả yêu thích. Đậu Thanh Tài sẽ thành công hơn trên con đường ca hát và luôn đón nhận sự ủng hộ từ phía khán giả yêu dòng nhạc dân gian.

Hải Lam

Được trời phú giọng hát mặn mà, nam ca sĩ Đại Hải [quê Hà Tĩnh, hiện đang công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam] là một trong những giọng ca sáng của dòng nhạc trữ tình quê hương. Tuy nhiên, ít ai biết rằng anh từng có quãng thời gian rất khó khăn và chịu nhiều cay đắng để theo đuổi con đường nghệ thuật.

Đại Hải tên thật là Nguyễn Đại Hải sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Sau khi thi đỗ vào Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, để bám trụ lại thành phố, nam sinh nghèo phải làm thêm nhiều nghề như chạy bàn, nhận show ca nhạc đi hát tỉnh để kiếm tiền. Vì lúc đó chưa có tên tuổi nên anh chỉ có thể hát lót nhằm câu giờ cho các ca sĩ chính, có đêm phải hát liên tục 6 bài vì ngôi sao đến trễ.

Nam ca sĩ Hà Tĩnh Đại Hải. [Ảnh: NVCC]

“Vào mỗi đêm diễn, Hải dường như bị ‘bỏ quên’. Sau câu giới thiệu cụt lủn của MC thì không mấy người, cả khán giả và những ca sĩ tham gia chương trình quan tâm tới một cậu sinh viên đi hát lót”, anh kể.

Trong quá trình học tập tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, may mắn đến với Đại Hải khi NSND Doãn Tần có cảm tình với cậu sinh viên nghèo thật thà, chịu khó, có năng khiếu và triển vọng. Ông nhận chàng trai quê Hà Tĩnh làm học trò và nhiệt tình chỉ dạy cho Hải từ những nốt nhạc đầu tiên sao cho đúng kỹ thuật và mỹ học âm nhạc chuẩn mực.

“Người thầy thứ hai mà Hải luôn biết ơn là NSƯT Đức Long. Thầy không chỉ dạy bảo cho Hải về giọng hát mà còn dạy về cả bản lĩnh và phong cách trình diễn trên sân khấu”, nam ca sĩ nói.

Gặp nhiều thuận lợi trong việc học tập, song con đường sự nghiệp trong nghề xướng ca của Đại Hải lại không hề bằng phẳng. Năm 2010 - hai năm sau khi rời ghế nhà trường, anh mới gom góp được một ít tiền, cộng thêm việc bán máy tính cá nhân và điện thoại di động thì mới đủ tài chính làm album đầu tay “Hai thế giới” hợp tác với nhạc sĩ Khắc Việt. May mắn là sản phẩm này nhận được phản hồi tích cực từ khán giả, nam ca sĩ được nhiều người biết tới, các ông bầu ca nhạc cũng bắt đầu chú ý đến cái tên Đại Hải và đưa cho anh nhiều lời mời hơn.

Lựa chọn nhạc trẻ để gia nhập làng giải trí, nhưng có lẽ vì tình yêu với những làn điệu dân ca xứ Nghệ đã ngấm sâu vào máu thịt, Đại Hải quyết định quay trở về với dòng nhạc trữ tình quê hương. Năm 2016, anh cho ra mắt MV “Lời hẹn tình quê” như để đánh dấu bước chuyển của mình.

Cùng năm này, Đại Hải cũng đầu quân về Nhà hát Đài Tiếng Nói Việt Nam - một trong các đơn vị nghệ thuật ca nhạc hàng đầu Việt Nam hiện nay, cùng với các nghệ sỹ tên tuổi như NSƯT Đăng Dương, NSƯT Việt Hoàn, Mai Hoa, Diệu Hương, Cẩm Tú… các Sao mai: Đăng Thuật, Bùi Lê Mận, Hoàng Tùng, Đinh Thành Lê, Đinh Trang…

Tròn 3 năm công tác tại nhà hát, Đại Hải ngày càng trưởng thành trong phong cách âm nhạc. Anh bắt tay vào thực hiện album vol.2 mang tên “Biển gọi”.

Đại Hải chia sẻ rằng nhiều người thắc mắc, hỏi "tại sao gần 10 năm làm nghề chỉ cho ra mắt được 2 album, liệu có quá ít ỏi so với một ca sĩ?" Anh đáp vì bản thân là một người cầu toàn, mỗi một sản phẩm âm nhạc đều phải được chuẩn bị và thực hiện hết sức kỹ lưỡng. Đơn cử như album “Biển gọi” vừa được ra mắt cũng phải mất tới hơn 1 năm mới hoàn thành.

Album vol.2 “Biển gọi” của Đại Hải. [Ảnh: NVCC]

Mặt khác, một phần lý do nữa là do tâm thế và cách sống của Đại Hải. Anh không thích dùng chiêu trò để được nổi tiếng mà hướng đến việc trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp với những tác phẩm hay để cống hiến cho khán giả.

Đến nay, Đại Hải đã cho ra mắt nhiều Album chất lượng. Album “Biển gọi” vừa phát hành là một bức tranh bao quát về quê hương, được biên tập theo hai phần: Phần một là miền quê xứ Nghệ với những các khúc: “Quê hương”. “Điệu ví giặm là em”, “Khúc hát sông quê”, “Về xứ Nghệ cùng anh”, “Hà Tĩnh mình thương”…. đầy cảm xúc.

Phần hai của Album là sự tươi sáng, hào sảng với những ca khúc về biển đảo, cách mạng mang đầy ý nghĩa như: “Bâng khuâng Trường Sa” [lời thơ: Nguyễn Thế Kỷ, nhạc: Lê Đức Hùng], “Đá lạnh”, “Tôi vẫn tìm em người con gái Sông La”, “Ru mẹ”. Bên cạnh những ca khúc quen thuộc kể trên, album có một ca khúc mới cũng là chủ đề của album mang tên “Biển gọi” [lời thơ: Thuận Hữu - nhạc: Đức Dũng].

Chọn các ca khúc quen thuộc đã gắn với một số tên tuổi ca sĩ nhưng mới chỉ có giọng nữ thể hiện như: “Điệu ví giặm là em”, “Khúc hát sông quê”, “Hà Tĩnh mình thương”… nhưng Đại Hải hòa âm, phối khí mới và xử lý khác đi. Các ca khúc đều được hát với sự mạnh mẽ của một giọng nam chứ không quá sướt mướt như giọng nữ. Đó cũng là một dấu ấn đặc biệt của Đạo Hải với album này.

Đại Hải cho hay ít có dịp trở về quê Hà Tĩnh hoạt động nghệ thuật, anh chia sẻ thời gian tới sẽ cố gắng sắp xếp thời gian về quê nhiều hơn để được phục vụ khán giả tỉnh nhà. Nam ca sĩ cũng có khá nhiều ca khúc tự sáng tác, nhưng chưa có nhạc phẩm nào viết về nơi chôn rau cắt rốn. Trong tương lai anh muốn trải lòng về vùng đất núi Hồng sông La yêu dấu trong sáng tác của mình.

“Nếu có thời điểm phù hợp, Hải dự tính sẽ cùng hai anh chị ca sĩ đồng hương là chị Bùi Lê Mận và anh Đăng Thuật bàn bạc và nghĩ tới một đêm nhạc dành tặng khán giả quê hương. Điều này rất ý nghĩa, chắc ai cũng thích làm điều đó”, Đại Hải nói.

Đặng Phương

Đặng Phương

Video liên quan

Chủ Đề