Ca sĩ việt ấn là ai?

Ca nhạc sĩ Chế Linh là một trong những hiện tượng của dòng nhạc Vàng, là nam ca sĩ người Việt gốc Chăm và được xem là tứ trụ của Nhạc Vàng [chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Hùng Cường].

Chế Linh tên thật là Jamlen [Trà Len], sinh tại Phan Rang, tên tiếng Việt là Lưu Văn Liên vì từ thời Minh Mạng, người Chăm muốn đi học văn hóa là phải đổi thành tên Việt.

Ông tự nhận con đường văn nghệ của mình khá suông sẻ vì khi bước vào làng văn nghệ đã sớm nhận được những quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo của rất nhiều đàn anh cụ thể như các đàn anh Duy Khánh, Châu Kỳ, Trúc Phương, Mạnh Phát, Thu Hồ, … Con đường khởi đầu lúc nào cũng lắm gian nan, từ một học trò làm thuê từ Phan Rang ra Sài Gòn lạ nước lạ cái, không thông thạo tiếng Việt, ông cố gắng dành dụm tiền đi học và trong lúc đó ông tham dự cuộc thi của đoàn Biệt Chính Biên Hòa do người Mỹ tổ chức nên ông đã theo đoàn này hát [cùng với Trúc Phương, Châu Kỳ, …].Ông tâm sự:

 “Mình cố gắng, bởi vì sinh hoạt trong văn hóa nghệ thuật lúc nào cũng bắt buộc mình phải học hỏi thêm đàn anh nữa, học tiếng Việt, học phát âm sao cho chuẩn rồi mới dám hát. Mình người Chàm ra thành phố thì có nhiều cái không bằng anh em nghệ sĩ người Việt, tiếng nói, ngôn ngữ, văn hóa mình còn không am tường mấy, nên mình cố gằng bằng mọi cách!” .

Thấm thoát 2 năm sau, đoàn Biệt Chính giải thể, không đi hát cho các làng mạc xa nữa. Chế Linh trốn ở lại Biên Hòa cùng Bằng Giang và làm tài xế chở đá thuê ở núi Bửu Long với mục đích là chuẩn bị bài hát và luyện thêm giọng, nhiều bài hát nổi tiếng được ông và Bằng Giang sáng tác trong thời gian này như Đêm buồn tỉnh lẻ viết về tâm sự của 1 người lính, Bài ca kỷ niệm, …

Trong khi Chế Linh chưa quyết định dứt khoác có nên về lại Sài Gòn hay không, hai nhạc sĩ Châu Kỳ và Trúc Phương đã tìm ra chỗ ở của ông và khuyên ông trở về Sài Gòn. Lúc đó ông đã tìm ra được con đường mình cần phải đi rõ ràng khi tham gia vào hoạt động âm nhạc, ông đã yêu cầu họ sáng tác đo ni đóng giày cho riêng mình từ nhạc cho tới lời những nhạc phẩm về lính, không nhắm đặc biệt vào một binh chủng nào, và cần nhất lời ca phải dễ hiểu…

“Mình phục vụ cho tầng lớp bình dân phổ thông không cần cầu kỳ, mà hát bài hát mà họ hiểu được mình muốn nói gì, không cần phải dông dài” 

Vào cuối năm 64, hãng đĩa Việt Nam ký hợp đồng với Chế Linh trong nhiều năm và tên tuổi của ông bắt đầu đến với khán giả, đúng với ý nguyện là dùng tiếng hát mình để đưa lại sự gần gũi và thông cảm giữa hai dân tộc Chàm và Việt.

Bàn thêm về văn hóa của người Chàm, có nhạc sĩ Châu Kỳ có sáng tác bài Tiếng hát dân Chàm, thi sĩ Chế Lan Viên cũng nổi danh nhờ tập thơ Điêu Tàn, ngoài ra còn 1 nhạc phẩm gắn liền với Chế Linh đó là bài Hận Đồ Bàn. Thành Đồ Bàn cách Quy Nhơn không xa, khoảng 1h đi xe về hướng Tây Bắc, Đồ Bàn là tên kinh đô của Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành, khi đầu tiên nghe được bài Hận Đồ Bàn của Xuân Tiên, Chế Linh chia sẻ có lần nhầm tác giả là người Chàm đến khi vào làng văn nghệ mới biết tác giả là người Việt. Bài hát Hận Đồ Bàn được tác giả viết thời Pháp, khi các phương tiện truyền thông bị Pháp kiểm soát kỹ càng nên có những lời tác giả muốn nói với người Việt nhưng không thể nào nói được, vì thế ông bèn lấy người Chàm ra mà nói, nên bài Hận Đồ Bàn là hoàn cảnh người Việt Nam trong tình tiết của người Chàm theo lời nhắc của tác giả. Bài hát này, trước Chế Linh đã có nhiều ca sĩ hát, điển hình là đàn anh Việt Ấn, sau này Chế Linh hát được nhiều người bày tỏ rằng giọng ca ông rất hợp.

Chế Linh bày tỏ lòng biết ơn những nhạc sĩ, thi sĩ đó dù đã ra đi nhưng vẫn để lại trong lòng giới mộ điệu nhạc khắp nơi những niềm yêu thương, quý mến. Vì thế, năm 2007 khi lần đâu về Việt Nam, ông vẫn nhen nhóm 1 ý nguyện là làm sao đem tiếng hát của mình về lại với quê hương đất nước, về lại với cội nguồn, với các khán giả đã mến mộ ông đến ngày hôm này, ngoài ra ông vẫn hàng ngày ước nguyện rằng có đầy đủ sức khỏe để về quê hương, để tạ ơn đất địa đã cho ông hình hài này. Đến năm 2011, ông tổ chức liveshow 30 năm tái ngộ tại Hà Nội, sau đó ông vẫn về Việt nam để du lịch, làm văn hóa cho dân tộc và biểu diễn.

“Trong chuyến về của mình, mình đi làm một số công tác cho các làng mạc của Chàm, mình góp được chút nào thì mình góp, mình là người Chăm, con dân Việt, mình phái có trách nhiệm với quê hương mình, mình tu bổ một số di sản của người Chàm, bởi vì cái đó là cái quý hóa nhất, kể cả Vương quốc Chăm mất rồi nhưng mà tổ tiên đã để lại cho mình ở trên quê hương, đất nước suốt từ Quảng Bình về tới Đồng Nai đó là phần biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà nhiều người nhen nhóm muốn tranh đoạt, vương quốc Chàm mất từ 1932 mà tiếng Chàm với cả người Chàm vẫn còn, đã thành 1 phần của Việt Nam nhưng mà lại tranh chấp làm mình thấy vô cùng đau đớn” 

Chế Linh còn tiết lộ sắp tới đây ông sẽ trình bày 1 album nhạc song ngữ Chăm – Việt dể làm quà cho những khán thính giả của mình, góp phần chia sẻ văn hóa nghệ thuật của người Chàm.

Tiết lộ về bài hát Nỗi buồn sa mạc cùng song ca “Hai con lạc đà”, bài hát này thời đầu được viết trong hoàn cảnh Chế Linh buồn và đi xem phim ở rạp đang nói về sa mạc, đến khi gặp Tuấn Lê [Con Nhạc sĩ Hoài Linh], Chế Linh mới chia sẻ tác phẩm chưa hoàn thiện này với lời mời “tiếp sức” sáng tác với đàn em, Hoài Linh sau đó mới hoàn thiện bài này. Bài hát lúc phát hành có bìa là hình 2 con lạc đà đi trên sa mạc nổi danh cùng đôi song ca “Hai con lạc đà” Chế Linh – Giang Tử lúc ấy, Giang Tử lúc đó là 1 người bạn lính, có tài hát hay nhưng chưa có tên tuổi nên khi thâu âm, nhà sản xuất có ý để mỗi Chế Linh hát thôi nhưng ông từ chối vì theo ông, Giang  Tử có giọng trầm rất tốt, có thể bổ sung những khuyết thiếu của chính mình khi không khai thác được giọng trầm. Tuy sau này, hai con lạc đà không còn hát chung nhưng vẫn còn liên lạc mãi đến khi Giang Tử ra hải ngoại họp mặt. Sum vầy không bao lâu, Giang Tử ra đi năm 2014 để lại con lạc đà Chế Linh.

[Còn tiếp]

Thiên Huy.

Kim Anh sưu tầm & audio

Trường Hải là một trong những ca sĩ được đông đảo công chúng yêu thích trước năm 1975 với hàng loạt ca khúc nổi bật gắn liền với tên tuổi của ông như: Hận Đồ Bàn, Tình Như Mây Khói, Tôi Đưa Em Sang Sông,…

Bên cạnh đó, ông cũng là một nhạc sĩ tài năng có nhiều sáng tác nổi tiếng và lưu truyền theo thời gian như: Những Chiều Không Có Em, Mimosa, Tình Ca Người Đi Biển,… Không chỉ vậy, ông còn là người thực hiện cuốn băng nhạc mang tên “Trường Hải Không Chủ Đề” sản xuất trước năm 1975 và đó cũng chính là băng video đầu tiên tại hải ngoại từ đầu thập niên 1980.

Trường Hải tên đầy đủ là Tạ Trường Hải, sinh năm 1938 tại Sóc Trăng. Ông là người bạn cùng trang lứa và cùng quê với nhạc sĩ Thanh Sơn. Vì đều cùng có niềm đam mê với âm nhạc từ nhỏ, nên hai người bạn thuở thiếu thời này cùng nhau lên Sài Gòn để vừa học tiếp trung học, vừa tìm kiếm cơ hội để bước chân vào con đường văn nghệ.

Năm 1959, Thanh Sơn đăng ký tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ trên đài phát thanh và đã đoạt được giải nhất. Năm 1960, tiếp bước người bạn thân, Trường Hải đăng ký thi tuyển lựa ca sĩ và đứng hạng nhì khi thành công trình bày ca khúc “Gặp Nhau” của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ

Sau khi đạt giải nhì trong cuộc thi hát, Trường Hải được mời đi hát trên đài phát thanh và có được một ít tiếng tăm, nhưng như vậy là chưa đủ để trở thành một ca sĩ và có thể sống bằng nghề ca hát. Trường Hải quyết tâm ở lại Sài Gòn lập nghiệp, ông cùng với Châu Long và nhạc sĩ Ngọc Sơn [tác giả bài 100 Phần Trăm] thành lập ban nhạc mang tên “Les Gitanes” để chơi nhạc ở các buổi đại nhạc hội. Cũng kể từ đó, Trường Hải bắt đầu đi hát và làm nhạc công ở các phòng trà Tự Do, Kim Sơn, Hòa Bình… cùng với Anh Quý, Song Ngọc, Duy Khiêm… Một thời gian sau, ông chơi nhạc cho vũ trường Đại Nam, trên lầu có ban nhạc do Lê Văn Thiện, Huỳnh Anh, và dưới lầu thì ban nhạc Trường Hải.

Ban đầu, Trường Hải vừa kiêm việc chơi nhạc, làm nhạc công cho ca sĩ khác hát và vừa kiêm luôn việc hát. Nhưng sau một thời gian vừa đàn vừa hát thì ông cảm thấy vướng víu vì đêm nào cũng phải mang theo cây đàn guitar nặng nề, nên sau đó quyết định chuyển hẳn sang ca hát để không phải mang theo đàn nữa.

“Hận Đồ Bàn” của nhạc sĩ Xuân Tiên là ca khúc gắn liền với tiếng hát Trường Hải trước năm 1975. Trước đó, ca sĩ Việt Ấn là người thể hiện ca khúc này rất thành công, nhưng khi Việt Ấn qua đời đột ngột thì “Hận Đồ Bàn” dường như là một ca khúc dành riêng cho giọng ca Trường Hải và nhạc phẩm này được khán giả yêu cầu rất nhiều trong các đêm nhạc ở phòng trà.

Audio : * Hận Đồ Bàn - Trường Hải

* Tôi Đưa Em Sang Sông - Trường Hải

Trong lúc chơi nhạc và hát cho vũ trường thì Trường Hải cũng bắt đầu tập tành sáng tác ca khúc. Ông không theo học sáng tác nhạc ở một trường lớp hay qua sự chỉ dạy của một ai mà chỉ tự học sáng tác và hòa âm qua sách, đặc biệt là từ cuốn Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông [của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ được soạn năm 1955] giống như 2 người bạn của ông là Thanh Sơn và Ngọc Sơn.

Ca khúc đầu tay của Trường Hải mang tên “Còn Nhớ Tôi Không”, được biết ông viết bài này để kỷ niệm tình bạn cùng nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông đang ở trong quân ngũ và phục vụ ban Văn Nghệ của Quân Vận. Nhạc phẩm “Còn Nhớ Tôi Không” ông bán tác quyền cho trung tâm phát hành Diên Hồng được 15.000 đồng, đó là một số tiền lớn, tương đương với mấy tháng lương công chức hạng trung thời bấy giờ.

Ca khúc tiếp theo ông viết là “Những Chiều Không Có Em”, ông tự phát hành đợt đầu được 3.000 bản, ca khúc này do ca sĩ Hùng Cường hát đầu tiên và được khán thính giả vô cùng yêu thích. Lúc này có chính sách văn nghệ cấm không cho phổ biến nhạc uỷ mị trên đài phát thanh Sài Gòn vì thế sự phổ biến ca khúc bị chậm lại. Sau đó, Trường Hải bán bản quyền cho trung tâm của ca nhạc sĩ Duy Khánh với giá 18.000 đồng.

Vài năm sau, Trường Hải chuyển hướng sang sáng tác nhạc có giai điệu tươi vui, như là các ca khúc Nhịp Đàn Vui, Ai, Em Yêu Nhạc Brahms… Bản “Nhịp Đàn Vui” ông tự phát hành được 10.000 bản. Đặc biệt nhất là bản “Tình Ca Người Đi Biển” được Trường Hải sáng tác năm 1968 dành cho lính hải quân, nổi tiếng qua tiếng hát của Mai Lệ Huyền, bản nhạc này được ông bán ra với số lượng 30.000 bản.

Sau đó, Trường Hải còn sáng tác thêm nhiều ca khúc khác nữa, nổi tiếng nhất là Chuyện Tình Mimosa, Ai, Hai Cánh Phượng Buồn, Cớ Sao Em Buồn... hầu hết những bài hát này đều được xuất hiện trong những băng nhạc do chính ông thực hiện.

Khoảng đầu thập niên 1970, Trường Hải thành lập một trung tâm băng nhạc, sản xuất được gần 20 cuốn băng với sự góp mặt của hầu hết các ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh, Thanh Lan, Thanh Thúy, Giao Linh, Trúc Mai, Thanh Tuyền, Nhật Thiên Lan… Các băng nhạc này được thu tại phòng thu âm của ca sĩ Pat Lâm ở Chợ Lớn.

Cũng cùng lúc đó, trung tâm Trường Hải thu mua lại một số băng nhạc trẻ của nhóm Tùng Giang, Lê Hựu Hà thực hiện để phát hành.

Sau sự kiện tháng 4 năm 1975, Trường Hải làm nghề buôn bán nhạc cụ và có một dạo ông tham gia vào đoàn hát của Hoàng Biểu, đi lưu diễn các tỉnh để sinh sống qua ngày và tìm đường vượt biển.

Năm 1979 Trường Hải rời Việt Nam đến Nam Dương. Năm 1980, ông định cư tại Quận Cam. Là người có tầm nhìn và có đầu óc kinh doanh nhạy bén, chưa đầy 1 năm sau khi sang đến Hoa Kỳ, Trường Hải thành lập trung tâm băng nhạc Trường Hải hải ngoại, được coi là trung tâm nhạc sớm nhất, và cũng là nơi đầu tiên sản xuất băng nhạc video tại hải ngoại với 2 cuốn băng mang tên Không 1 và 2 vô cùng ăn khách.

Từ thành công của cuốn băng video Không số 1, Trường Hải giới thiệu thành công ca sĩ Kim Ngân đến công chúng – cô là người đẹp nổi tiếng một thời của làng nhạc hải ngoại đầu thập niên 80, cũng là con nuôi của ông. Trong cuốn băng Không số 2 phát hành năm 1983, Trường Hải tiếp tục giới thiệu thành công tiếng hát mới nổi là Ngọc Lan, sau này cô trở thành 1 ca sĩ vô cùng nổi tiếng

Trường Hải là một nghệ sĩ đa tài, ông không chỉ là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, nhạc sĩ hòa âm, nhà sản xuất và biên tập nhạc, khi sang đến hải ngoại, Trường Hải còn là người có công chép ký âm lại các bài hát nổi tiếng trước năm 1975 của nhiều nhạc sĩ, để các ca sĩ hải ngoại hát lại.

Kể từ sau tuổi 70, sức khỏe của Trường Hải ngày một yếu đi. Căn bệnh Parkinson đã làm cho ông đi đứng và nói chuyện rất khó khăn.

Sáng sớm ngày 11 tháng 6 năm 2021, người nhạc sĩ tài hoa Trường Hải đã trút hơi thở cuối cùng, ông từ giã cõi đời khiến gia đình, đồng nghiệp và đông đảo người hâm mộ vô cùng bàng hoàng, xót xa và thương tiếc.

Thoixua biên soạn

Video liên quan

Chủ Đề