Các bài luận văn về phân tích thu nhập năm 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG VĂN CHƯƠNG PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE TRON

G QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM, tháng 05 năm 2015 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH DƯƠNG VĂN CHƯƠNG PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN TP HCM, tháng 5 năm 2015 2 LỜI CẢM ƠN Học viên xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tấn Khuyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô thuộc Khoa Kinh tế Phát triển, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua. Cảm ơn các đơn vị: Cục thống kê tỉnh Bến Tre, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri, Ủy ban nhân dân xã Tân Thủy, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Chánh,.đã giúp đỡ cung cấp những thông tin, số liệu đồng thời tạo điều kiện để tiến hành khảo sát, điều tra hộ. 3 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, có sự hỗ trợ của Thầy Nguyễn Tấn Khuyên đã tận tình hướng dẫn khoa học. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015 Tác giả Dương Văn Chương 4 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN . 2 LỜI CAM ĐOAN . 3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 1. Sự CầN THIếT CủA Đề TÀI . 1 2. MụC TIÊU NGHIÊN CứU . 1 2.1 Mục tiêu tổng quát 1 2.2 Mục tiêu cụ thể: 2 3. ĐốI TƯợNG NGHIÊN CứU . 2 4. PHạM VI VÀ NộI NGHIÊN CứU 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU: 2 5.1 Cách tiếp cận:. 2 5.2 Dữ liệu: . 2 5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu: . 3 6. KếT CấU CủA Đề TÀI 3 CHƯƠNG 1 4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4 1.1 CƠ Sở LÝ THUYếT . 4 1.1.1 Các khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm nông hộ: 5 1.1.3 Thu nhập và chi tiêu của nông hộ 5 1.2 TổNG QUAN TÀI LIệU 6 1.3. TổNG QUAN Về XÂY DựNG NÔNG THÔN MớI ở BếN TRE 9 1.4 KINH NGHIệM Về PHÁT TRIểN NÔNG THÔN 10 1.4.1 Kinh nghiệm ngoài nước . 10 1.4.2 Hoạt động xây dựng NTM ở một số địa phương của Việt Nam 12 CHƯƠNG 2 15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU . 15 2.1.1 Phương pháp luận . 15 2.1.2 Phương pháp định tính và định lượng . 15 2.1.2.1 Khung phân tích 15 2.1.2.2 Phương pháp định lượng. 16 2.1.2.3 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu . 17 2.1.2.4 Phương pháp thống kê mô tả 18 2.1.2.5 Phương pháp phân tích . 18 2.1.3 Thiết kế nghiên cứu . 18 5 2.1.3.1 Giai đoạn 1 18 2.1.3.2 Giai đoạn 2: . 19 2.1.4 Cơ sở dữ liệu . 19 2.1.4.1 Dữ liệu sơ cấp . 19 2.1.4.2 Dữ liệu thứ cấp 19 2.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN Tố CủA MÔ HÌNH ĐịNH LƯợNG 20 2.2.1 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy 20 2.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình . 20 2.2.3 Kiểm định hệ số và dấu của các hệ số hồi quy . 20 2.2.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến . 21 CHƯƠNG 3 22 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU . 22 3.1.THựC TRạNG Tự NHIÊN, KINH Tế, XÃ HộI HUYệN BA TRI 22 3.1.1 Các điều kiện tự nhiên . 22 3.1.1.1 Vị trí địa lý của huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 22 3.1.1.2 Diện tích tự nhiên . 22 3.1.1.3 Một số điều kiện tự nhiên khác . 23 3.1.2 Đặc điểm kinh tế 23 3.1.2.1 Ngành nông nghiệp . 23 3.1.2.2 Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 24 3.1.2.3 Diêm nghiệp 24 3.1.2.4 Khai thác đánh bắt hải sản 24 3.1.2.5 Điện năng 24 3.1.2.6 Giao thông 24 3.1.2.7 Hệ thống ngân hàng-tín dụng 25 3.1.2.8 Thương mại, dịch vụ và du lịch 25 3.1.2.9 Bưu chính-viễn thông . 25 3.1.2.10 Đất đai . 25 3.1.2.11 Lao động . 27 3.1.3 Đặc điểm xã hội . 28 3.1.3.1 Dân số và dân tộc 28 3.1.3.2 Y tế 30 3.1.3.3 Giáo dục 30 3.1.3.5 Hệ thống chính trị . 31 3.1.3.6 Tình hình khác 31 CHƯƠNG 4 33 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 4.1 KếT QUả KHảO SÁT . 33 6 4.1.1 Xã Tân Thủy 33 4.1.2 Xã Mỹ Chánh . 38 4.1.3 So sánh một số chỉ tiêu quan trọng giữa xã Tân Thủy đã thực hiện NTM và xã Mỹ Chánh chưa thực hiện NTM. 42 4.2 THựC HIệN MÔ HÌNH ĐịNH LƯợNG . 44 4.2.1 Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập . 44 4.2.2 Đánh giá ý nghĩa toàn diện của mô hình 44 4.2.3 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến . 45 4.2.4. Kiểm định hệ số hồi quy và dấu kỳ vọng . 45 4.3. Quan sát tính phân phối chuẩn của sai số mô hình 46 4.4. KếT QUả PHÂN TÍCH 47 4.4.1 Mô hình định lượng được viết lại theo kết quả . 47 4.4.2 Thảo luận: . 47 4.4.3. Sắp xếp các biến theo kết quả về dấu và mức độ từ lớn đến nhỏ . 47 KếT LUậN VÀ KHUYếN NGHị . 50 KếT LUậN . 50 KHUYếN NGHị 51 PHỤ LỤC 1. I BẢNG KHẢO SÁT I XÃ MỸ CHÁNH CHƯA THỰC HIỆN XDNTM . I PHỤ LỤC 2 V PHIẾU KHẢO SÁT XÃ TÂN THỦY CÓ XDNTM V PHỤ LỤC 3 IX SỐ LIỆU THU THẬP HUYỆN BA TRI IX PHỤ LỤC 4 XI SỐ LIỆU THU THẬP XÃ TÂN THỦY XI PHỤ LỤC 5. XIII SỐ LIỆU THU THẬP XÃ MỸ CHÁNH . XIII PHỤ LỤC 6. XV BỘ BỮ LIỆU XV PHỤ LỤC 7XIX KẾT QUẢ HỒI QUY .XIX 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt NTM XDNTM CTMTQG UBND TP. HCM NQ QĐ Chú giải Nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới Chương trình mục tiêu quốc gia ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nghị quyết Quyết định 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2 1: Tóm tắt ý nghĩa các biến và căn cứ chọn biến 17 Bảng 3 1: Một số điều kiện tư nhiên khác của huyện Ba Tri 23 Bảng 3 2: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Ba Tri . 26 Bảng 3 3: Lao động và cơ cấu lao động của huyện Ba Tri 27 Bảng 3 4: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực . 28 Bảng 3 5: Dân số, mật độ dân số huyện Ba Tri . 29 Bảng 3 6: Một số tình hình y tế của Huyện Ba Tri 30 Bảng 3 7: Tình hình ngành giáo dục huyện Ba Tri năm học 2013-2014 . 31 Bảng 4. 1: Tình hình đất đai của xã Tân Thủy trước và sau 4 năm thực hiện NTM . 33 Bảng 4. 2: Dân số và lao động xã Tân Thủy 34 Bảng 4. 3: Trình độ chuyên môn của lao động trong tuổi xã Tân Thủy 35 Bảng 4. 4: Điều kiện sản xuất của xã Tân Thủy . 36 Bảng 4. 5: Tổng hợp tình hình một số lĩnh vực . 36 Bảng 4. 6: Thu nhập và tình hình nghèo của người dân xã Tân Thủy. 37 Bảng 4. 7: Một số chỉ tiêu tiêu biểu . 37 Bảng 4. 8: Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất của xã Mỹ Chánh 40 Bảng 4. 9: Tình hình dân số, giới tính và lao động của xã Mỹ Chánh 40 Bảng 4. 10: Trình độ chuyên môn của lao động trong tuổi xã Mỹ Chánh 41 Bảng 4. 11: Tình hình cơ bản một số lĩnh vực của xã Mỹ Chánh . 41 Bảng 4. 12: Thu nhập và tình hình nghèo của người dân xã Mỹ Chánh . 42 Bảng 4. 13: So sánh khi có NTM của xã Tân Thủy với xã Mỹ Chánh chưa có NTM 43 Bảng 4. 14: Kiểm định hệ số tương quan tổng thể giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập . 44 Bảng 4. 15: Kiểm định F, bảng ANOVA 44 Bảng 4. 16: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 45 Bảng 4. 17: Kiểm định hệ số hồi quy và dấu kỳ vọng . 45 9 DANH MỤC ĐỒ BIỂU, SƠ ĐỒ SỐ 2.1. TÊN Khung nghiên cứu TRANG 14 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết của đề tài Nông thôn Việt Nam là cụm từ chỉ về làng-xã, ấp, thôn,…biểu trưng cho sự xa phố thị, đồng thời cũng hàm chứa thiếu thốn nhiều mặt từ vật chất đến tinh thần, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều phong tục tập quán. Sau 40 năm sống trong hòa bình, nhiều địa phương đã thay da đổi thịt về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đời sống người dân được nâng lên có nơi khá cao, tuy nhiên cũng còn một bộ phận dân cư còn chưa đủ nhiều mặt, điều kiện sản xuất gặp khó khăn. Đứng trước bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, nhiều cơ hội lắm thách thức, trong đó có việc xóa đói giảm nghèo là giải pháp căn cơ để có thể đưa đất nước sánh vay cùng bạn bè khu vực và thế giới. Sau 4 năm [2011-2014] triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới [MTQG XDNTM] đã có tác động tích cực và làm cho bộ mặt nông thôn được khang trang hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Xuất phát từ vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng to lớn đó đến kinh tế - xã hội của huyện nhà, đồng thời sau khi tìm hiểu trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Ba Tri chưa có phân tích thu nhập của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tác giả chọn đề tài: Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích thu nhập của người dân huyện Ba Tri trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng thay đổi thu nhập của người dân tại địa bàn nghiên cứu. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trước và sau xây dựng nông thôn mới. - Gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới để tăng thu nhập cho người dân. 3. Đối tượng nghiên cứu Thu nhập của người dân trước và sau khi xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới. 4. Phạm vi và nội nghiên cứu - Về mặt không gian, trên địa bàn xã Tân Thủy, huyện Ba Tri là xã điểm xây dựng nông thôn mới và xã so sánh [Mỹ Chánh, huyện Ba Tri chưa XDNTM]. - Về mặt thời gian, sử dụng số liệu trong 4 năm [ từ năm 2011 đến 2014]. 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1 Cách tiếp cận: Đề tài tiếp cận từ hộ dân để khảo sát sự thay đổi của thu nhập trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Ở đây phân tích thu nhập trong một quá trình trước và sau khi xây dựng nông thôn mới. Luận văn thực hiện sự so sánh, đối chiếu giữa xã điểm xây dựng nông thôn mới và một xã so sánh. 5.2 Dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp của luận văn được thu thập từ các văn bản pháp quy, các báo cáo về phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, từ các cơ quan: Cục thống kê tỉnh Bến Tre, phòng Tài chính -Kế hoạch, phòng Kinh tế - hạ tầng,…, đặc biệt là các thông tin về xây dựng nông thôn mới. 3 Dữ liệu sơ cấp, luận văn khảo sát 120 hộ, gồm 60 hộ ở xã Tân Thủy và 60 hộ ở xã Mỹ Chánh. Việc chọn mẫu theo cách thức thuận tiện. 5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn thực hiện phương pháp thống kê mô tả để phân tích về sự thay đổi thu nhập. Luận văn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 6. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu: Tổng quan của việc nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần Kết luận, khuyến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Các khái niệm - Khái niệm Nông thôn, nông thôn là khái niệm để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ ở đó người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. - Khái niệm nông hộ, Frank Ellis [1993] Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. Đào Thế Tuấn [1997] thì cho rằng hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Nguyễn Sinh Cúc [2001] cho rằng hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp [làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,.] và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp. Từ các nghiên cứu trên, có thể định nghĩa: Nông hộ là những hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp [trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp], có tính tự sản xuất, do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của mình. 5 1.1.2 Đặc điểm nông hộ: - Đặc điểm về kinh tế, nhóm nhân tố về kinh tế đối với nông hộ được nghiên cứu bao gồm biến về diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng thu nhập hàng năm của hộ. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng đây là biến có tác động mạnh [Chambers and Foster 1983; Zbinden and Lee 2005] và là yếu tố chính trong tạo thu nhập của hộ nông dân. Ngoài các nhân tố nêu trên, việc tiếp cận các dịch vụ [Nowak 1987] và sự hỗ trợ của chính phủ [Guo and Jian 2004] cũng có tác động đến quyết định của chủ hộ trong nhu cầu vay nhằm kiểm định tác động của biến đối với thu nhập của hộ nông dân. - Đặc điểm về xã hội: Các nông hộ vì đặc điểm chuyên sản xuất nông nghiệp nên đa số là thành viên của Hội nông dân. Ngoài ra, tùy vào giới tính, độ tuổi. họ còn là thành viên của các tổ chức hội, đoàn thể khác. Việc tham gia các tổ chức như HTX, hội, đoàn thể giúp các nông hộ dễ tiếp cận và cập nhật thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; có cơ hội giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau; cùng hợp tác, liên kết để sản xuất cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập hộ. 1.1.3 Thu nhập và chi tiêu của nông hộ - Thu nhập của nông hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm: [1] Thu từ tiền công, tiền lương; [2] Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản [đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất]; [3] Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản [đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất]; [4] Thu khác được tính vào thu nhập [không tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được]. .

Chủ Đề