Các biện pháp thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự và việc dân sự là giống nhau

Yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự là một trong những bước quan trọng trong quá trình thu thập chứng cứ của đương sự nếu đương sự không tự mình thu thập được. Vì vậy việc nắm rõ các thủ tục yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự là rất cần thiết, giúp việc thu thập chứng cứ được diễn ra nhanh chóng, góp phần giải quyết vụ án một cách hiệu quả.

Thủ tục yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ

Ai có quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 58, điểm e khoản 1 Điều 97 và khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những đối tượng sau có quyền yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ:

  • Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát
  • Đương sự của vụ án
  • Tòa án

Các căn cứ yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự

Căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 97 và khoản 2, khoản 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được.

Trong trường hợp không có yêu cầu của đương sự nhưng Tòa án xét thấy cần thiết phải thu thập chứng cứ để quá trình giải quyết vụ án dân sự được trở nên thuận lợi, khách quan, đúng đắn thì sẽ tự thu thập chứng cứ.

Các biện pháp mà Tòa án tiến hành để thu thập chứng cứ

Để thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp sau:

  • Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho đương sự có yêu cầu;
  • Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho Tòa án.

Thủ tục đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ, đương sự phải làm đơn yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ ghi rõ các nội dung sau:

  • Vấn đề cần chứng minh;
  • Tài liệu, chứng cứ cần thu thập;
  • Lý do mình không tự thu thập được;
  • Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.

Mẫu đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ

Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc xử phạt không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.

>> Tham khảo thêm: MẪU ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN THU THẬP CHỨNG CỨ

Luật sư hỗ trợ, tư vấn khách hàng thực hiện yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự

Các công việc của luật sư để hỗ trợ, tư vấn khách hàng bao gồm:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thành đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ;
  • Nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan Nhà nước thay mặt khách hàng;
  • Các công việc cụ thể khác tùy vào tình hình thực thực tế.

Luật sư hỗ trợ khách hàng

Trên đây là một số quy định của pháp luật về Thủ tục yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ vụ án dân sự. Nếu quý khách có vấn đề nào còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến Tư vấn Luật Dân sự, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và tư vấn đầy đủ nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Hiện nay việc tranh chấp về dân sự diễn ra ngày càng gay gắt nhất là lĩnh vực tranh chấp liên quan có liên quan đến đất đai. Do đó, đòi hỏi việc giải quyết đúng pháp luật vừa là trách nhiệm, cũng là vinh dự của hệ thống Tòa án nhân dân được Đảng và Nhà nước giao cho. Để nâng cao chất lượng giải quyết dân sự tôi mạnh dạn cần có một số giải pháp như sau: a. Xác định điều kiện để Tòa án thu thập chứng cứ: – Thứ nhất, cần xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp: Khi xác định quan hệ pháp luật tranh chấp chúng ta thường phải dựa vào yêu cầu của đương sự và quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội mà đương sự tham gia. Để giải quyết vụ án dân sự được chính xác, triệt để, tránh việc phải giải quyết đi, giải quyết lại nhiều lần không những gây khó khăn, mệt mỏi cho các đương sự mà còn cho chính các cơ quan tiến hành tố tụng thì một trong những nội dung quan trọng nhất chính là xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Từ việc xác định đúng quan hệ pháp luật tranh chấp sẽ dẫn đến xác định đúng thẩm quyền giải quyết, thời hiệu khởi kiện và chứng cứ cần thu thập vì chứng cứ cần thu thập trong các vụ án tranh chấp dân sự có những đặc thù riêng. – Hồ sơ còn thiếu chứng cứ: Cần kiểm tra xem những tài liệu chứng cứ do đương sự cung cấp đã đủ để làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án hay chưa, cần phải thu thập thêm tài liệu chứng cứ nào, kiểm tra tính hợp pháp của chứng cứ và nguồn chứng cứ. Sau khi kiểm tra ghi chép cụ thể từng loại và những sai sót cần được bổ sung để nghiên cứu sâu hơn về nội dung vụ án. b. Yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ nhưng đương sự không thu thập giao nộp được và đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ. Nếu chứng cứ mà đương sự giao nộp còn thiếu, yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ bổ sung. Hình thức yêu cầu là bằng văn bản thông báo. Về nội

dung, Thông báo phải ghi rõ chứng cứ mà đương sự cần giao nộp bổ sung là

2 chứng cứ gì, hậu quả pháp lý nếu đương sự không giao nộp chứng cứ đó. Việc yêu cầu đương sự bổ sung chứng cứ còn thiếu có thể kết hợp khi ghi biên bản lấy lời khai của đương sự. Dù với cách thức nào, thì yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ bổ sung cũng phải được thể hiện bằng văn bản để lưu trong hồ sơ vụ án. c. Kỹ năng tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự * Ghi lời khai của đương sự – Trước khi lấy lời khai đương sự, Thư ký và thẩm phán cần trao đổi trước về những nội dung cần lấy lời khai, các tình huống có thể phát sinh trong quá trình ghi lời khai để khi ghi lời khai của đương sự, thư ký không bị động. Việc ghi lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. yêu cầu của các bên đương sự, các căn cứ pháp lý và chứng cứ thực tế để bảo vệ yêu cầu của các đương sự Đối với đương sự quy định tại khoản 4,5 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự là đương sự chưa đủ 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự; đương sự từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Trong trường hợp lấy lời khai của họ thì phải có mặt người đại diện hợp pháp của họ và người đại diện hợp pháp phải ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào biên bản lấy lời khai. Sau khi lấy lời khai thì bản thân yêu cầu người khai tự đọc hoặc được đọc lại cho nghe. Người khai phải ký vào biên bản xác nhận, nếu người khai không biết chữ thì điểm chỉ xác nhận. Trường hợp biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang. Nếu người khai không ký thì phải yêu cầu họ phải cho biết và ghi rõ lý do vì sao không ký. Nếu đã giải thích họ vẫn không ký, không nêu lý do thì đề xuất Thẩm phán yêu cầu mời người chứng kiến xác nhận sự việc và ký tên vào biên bản.

* Ghi lời khai của người làm chứng

3 – Phương pháp ghi lời khai và cách ghi biên bản người làm chứng: Về căn bản phương pháp lấy lời khai và cách ghi biên bản người làm chứng giống phương pháp và cách ghi biên bản lấy lời khai đương sự. Ngoài ra có một số điểm cần chú ý: Nếu người làm chứng là người thân thích, gần gũi với đương sự như cha, mẹ, vợ, chồng, con … hoặc bạn bè thân thích thì trong biên bản cũng phải ghi rõ quan hệ đó. Trong biên bản ghi lời khai phải có các nội dung cam đoan đã được Tòa án giải thích về quyền và nghĩa vụ, cam đoan khai báo trung thực trước Tòa án, cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình [Theo mẫu biên bản ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao]. * Đối chất: Khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau theo thứ tự hợp lý. * Xem xét thẩm định tại chỗ Đối với những vụ án tranh chấp có liên quan đến việc xem xét thẩm định tại chỗ thì cần ban hành các quyết định, văn bản tố tụng liên quan đến việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ phải lập theo đúng trình tự thủ tục và ghi chép rõ ràng. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.

Võ Thị Tám

Trước những vận hội mới, thời đại công nghệ 4.0 tiến tới xây dựng chính …

Video liên quan

Chủ Đề