Các chỉ tiêu đánh giá máy năm 2024

Ngày 3/4/2020, Bộ TT&TT đã ban hành văn bản số 1145/BTTTT-CATTT hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây (ĐTĐM) phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử (CPĐT/CQĐT).

Công văn được gửi đến các Bộ ngành, UBND các tỉnh thành trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức tài chính.

Các chỉ tiêu đánh giá máy năm 2024

Kèm theo Công văn 1145 là bộ tài liệu “Hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử”.

Bộ tài liệu gồm 64 trang bao gồm 4 chương và phần phụ lục. Theo đó, phạm vi áp dụng của văn bản này là đưa ra các hướng dẫn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá và lựa chọn giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử. Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào hướng dẫn này làm cơ sở để đánh giá, lựa chọn giải pháp hoặc thuê dịch vụ nền tảng điện toán đám mây phục vụ phát triển Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức nhà nước xây dựng, triển khai giải pháp nền tảng điện toán đám mây phục vụ CPĐT/CQĐT; Doanh nghiệp cung cấp giải pháp, dịch vụ nền tảng điện toán đám mây phục vụ CPĐT/CQĐT; Khuyến khích cơ quan, tổ chức khác tham khảo xây dựng, triển khai giải pháp nền tảng điện toán đám mây.

Bộ tài liệu đưa ra bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá, lựa chọn nền tảng ĐTĐM bao gồm các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật và an toàn thông tin. Các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật được mô tả tại Chương 3 bao gồm các nhóm tính năng liên quan đến: (1) Máy ảo, (2) Thiết bị lưu trữ, (3) Mạng và mạng định nghĩa bằng phần mềm, (4) Máy vật lý, (5) Quản trị và vận hành, (6) Tích hợp và các yêu cầu khác liên quan.

Các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật an toàn thông tin được mô tả tại Chương 4 bao gồm yêu cầu liên quan đến: (1) Yêu cầu cơ bản về tính năng an toàn thông tin, (2) Yêu cầu thiết lập cấu hình bảo mật cho cơ sở hạ tầng ĐTĐM.

Chương 2 bao gồm những thông tin tổng quan về nền tảng ĐTĐM. Bên cạnh việc đưa ra khái niệm về ĐTĐM, chương này đã đưa ra phân loại một số phương pháp triển khai ĐTĐM và phân loại các mô hình cung cấp dịch vụ ĐTĐM, trong đó nêu rõ mỗi mô hình sẽ phù hợp với những đối tượng cơ quan, đơn vị nào, những vấn đề cần lưu ý về kỹ thuật và đảm bảo ATTT.

Điểm đáng chú ý của chương 2 là đưa ra khuyến nghị việc triển khai nền tảng ĐTĐM có thể triển khai theo 2 phương án: Phương án tự xây dựng và quản lý, vận hành hoặc Phương án thuê dịch vụ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Đối với phương án tự triển khai, quản lý vận hành, yêu cầu cơ quan, tổ chức có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực để có thể xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì và bảo đảm an toàn thông tin cho nền tảng. Do đó, cơ quan, tổ chức được khuyến nghị triển khai theo hướng thuê dịch vụ chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đối với một số hệ thống thông tin có yêu cầu đặc thù riêng, yêu cầu đơn vị chủ quản tự quản lý, vận hành hệ thống, cơ quan, tổ chức cần xem xét phương án thuê doanh nghiệp triển khai xây dựng hạ tầng ĐTĐM. Sau khi hệ thống được xây dựng hoàn thiện thì doanh nghiệp sẽ bàn giao, chuyển giao công nghệ, đào tạo và hướng dẫn quản lý vận hành hệ thống.

Trường hợp cơ quan, tổ chức thuê dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây của doanh nghiệp, Bộ TT&TT khuyến nghị cơ quan, tổ chức ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp trong danh sách được Bộ TT&TT công bố các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTĐM đáp ứng các tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật.

Doanh nghiệp được lựa chọn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo quy định tại tại Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và các văn bản khác theo quy định tại tài liệu hướng dẫn này.

Trong kinh doanh,việc lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiêp mình phụ thuộc vào yếu tố nào là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng có nhiều người chưa biết nên chọn chỉ tiêu nào cho phù hợp để đánh giá cho công ty mình.

Dưới đây, Nhanh.vn sẽ chia sẻ các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế - chính trị mà các tổ chức, cá nhân đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế nhà nước Việt Nam, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau.

Nhóm các chỉ tiêu gồm:

  • Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất - kinh doanh: chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, mức sinh lời,...
  • Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả về tài chính: Báo cáo tài chính, thể hiện khả năng sinh lời và vị thế tài chính của doanh nghiệp như: lợi nhuận ròng, các tỷ số sinh lời, tổng tài sản,…
  • Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội: tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống cho ngươi lao động,...
    Đọc thêm: Quy trình phân tích báo cáo tài chính

2. Các chỉ tiêu đánh giá

2.1. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận

Khi bắt đầu xem một bảng báo cáo, điều không thể thiếu mà các nhà phân tích quan tâm đầu tiên là lợi nhuận. Lợi nhuận là thứ tuyệt đối, là mục tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp của bạn có hoạt động hiệu quả hay không?

Chỉ tiêu lợi nhuận

Được tính theo công thức:

𝚷= TR- TC

Trong đó: 𝚷: Lợi nhuận

TR: Tổng doanh thu

TC: tổng chi phí

Các chỉ tiêu đánh giá máy năm 2024

Khi lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên thì đây cũng không phải là cái để đánh giá hết hiệu suất trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất ở một doanh nghiệp liên doanh cũng như các hoạt động kinh doanh của các công ty khác người ta sẽ phải so sánh với tiêu chí chi phí đã sử dụng và vốn kinh doanh với doanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Đọc thêm: ROI - Return On Investment là gì? 5 điều bạn phải biết về ROI

2.2. Chỉ tiêu hiệu quả về tài chính

  • Hệ số thanh toán ngắn hạn

CT: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

  • Hệ số thanh toán nhanh:

CT: (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn.

  • Khả năng thanh toán lãi vay:

CT: Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)/Chi phí trả lãi vay

Nếu chỉ số <1: khả năng doanh nghiệp bị lỗ

chỉ số =2: doanh nghiệp an toàn.

  • Khả năng hoàn trả nợ vay:

CT: (Lưu chuyển tiền thuần từ HDKD + thuế thu nhập+ chi phí trả lãi vay)/Chi phí trả lãi vay

Nếu chỉ số < 1: doanh nghiệp bị lỗ

chỉ số tối thiểu =2: an toàn.

  • Khả năng thanh toán lãi vay:

(LNTT + Khấu hao + CP trả lãi vay)/(tiền trả nợ gốc + CP lãi vay)

Tỷ số >1: khả năng công ty hoàn lãi vay cao, <1 thì khả năng công ty đã vay quá nhiều, khó có khả năng chi trả.

  • Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = LNST/VCSH bình quân

Nếu ROE cao thì chứng tỏ hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là tốt bởi vốn chủ sở hữu bỏ ra đã tạo ra mức lợi nhuận sau thuế tốt

  • Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

ROA = LNST/Tổng TS bình quân.

ROA càng cao càng tốt vì cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.

2.3. Chỉ tiêu đo lường về kinh tế - xã hội

  • Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nhiều mức độ: Nước ta là nước đang phát triển, tình trạng kém về kỹ thuật và thất nghiệp vẫn còn phổ biến. Để tạo công ăn việc làm cho người lao đông và để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
  • Nâng cao mức sống cho người dân: Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho người lao động. Để làm việc đó thi đòi hỏi doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như: gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội,...

Bài viết trên đây đã tổng hợp những giải pháp quan trọng để đo lường hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Mong rằng tài liệu này sẽ mang lại nhiều ý nghĩa trong việc kinh doanh của các bạn.