Các cơn bão năm 2023 ảnh hưởng thanh hóa

Từ nay đến hết năm 2023, dự báo có khoảng 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam; gió mùa Đông Bắc có khả năng sẽ gây ra gió mạnh.

Ảnh minh họa. [Nguồn: PV/Vietnam+]

Từ nay đến hết năm 2023, có khả năng xuất hiện khoảng 2-3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó có khoảng 1-2 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Đáng chú ý, bão hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc có khả năng sẽ gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.

Ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết như vậy khi thông tin về tình hình thời tiết từ nay tới hết năm.

Cũng theo ông Hưởng, trạng thái khí quyển và đại dương hiện đang trong điều kiện El Nino. Dự báo trong ba tháng tới, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 95%.

Với hình thái khí tượng nêu trên, ông Nguyễn Văn Hưởng đưa ra dự báo từ nay đến hết năm 2023, trên phạm vi toàn quốc, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Trong mùa Đông năm 2023-2024, không khí lạnh có khả năng hoạt động yếu hơn trung bình nhiều năm. Theo đó, rét đậm, rét hại có thể xuất hiện muộn và số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng thấp hơn.

Ngoài ra, hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá, rét đậm, rét hại, sương muối, băng giá dự báo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực trên phạm vi toàn quốc.

Ông Hưởng cho biết tổng lượng mưa trong tháng 11/2023 tại khu vực Bắc Bộ phổ biến cao hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 1/2024, tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ phổ biến từ 20-40 mm [ở mức cao hơn từ 5 - 15mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ].

Tương tự, tại khu vực Trung Bộ, tổng lượng mưa tháng 11/2023, dự báo phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với trung bình nhiều năm. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình cao hơn từ 10-30% so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 12, tổng lượng mưa tại Bắc Trung Bộ cao hơn 20-40% so với trung bình nhiều năm.

Tại khu vực Trung và Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa trong tháng 11/2023, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 1/2024, tổng lượng mưa phổ biến từ 20-60mm; phía Nam Nghệ An đến tỉnh Quảng Nam, tổng lượng mưa phổ biến từ 60-150mm [cao hơn từ 5-20mm so với trung bình nhiều năm].

Ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, Tổng lượng mưa trong tháng 11-12/2023, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Riêng tháng 12/2023, tổng lượng mưa tại Tây Nguyên ở mức thấp hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tháng 1/2024, phổ biến ít mưa, tổng lượng mưa từ 5-15mm.

Tổng lượng mưa tại khu vực thượng lưu sông Mekong cũng được dự báo phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 10-20%. Tháng 12/2023 và tháng 1/2024, tổng lượng mưa phổ biến cao hơn từ 20-50% so với trung bình nhiều năm.

Ngày 17/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn vừa ký ban hành Công điện số 09/UBND-CĐ về việc tập trung ứng phó với cơn bão số 1 năm 2023.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 17/7/2023, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu [Trung Quốc] khoảng 290km về phía Đông Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/h; đến 07 giờ ngày 18/7/2023, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông trên khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm 17/7/2023 đến ngày 19/7/2023, khu vực Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi, ngập úng cục bộ tại các đô thị và vùng thấp trũng, ven sông, suối.

Thực hiện Công điện số 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị trực tuyến về chỉ đạo ứng phó với bão số 1 và mưa lũ sau bão; để chủ động ứng phó với bão, mưa lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa, Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa và các đơn vị liên quan không được 2 chủ quan, lơ là, chỉ đạo quyết liệt triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ, tiếp tục thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 08/CĐ-PCTT,TKCN&PTDS ngày 16/7/2023 của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh; trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Chủ Đề