Cách dùng máy trợ thở

Máy thở oxy là giải pháp hiệu quả cho những người dễ bị thiếu oxy, khó thở như bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp, bà bầu, vận động viên... Vậy, sử dụng máy thở oxy như thế nào là đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất? Bạn đọc hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng dưới đây của chúng tôi.

Máy thở oxy là gì?

Máy thở oxy [hay còn gọi là máy tạo oxy] là thiết bị y tế điện tử cung cấp oxy cho người bệnh bằng cách lấy trực tiếp không khí từ xung quanh, qua hệ thống lọc để loại bỏ hết những chất độc hại, tạo ra oxy tinh khiết có nồng độ trên 90%.

>> Xem chi tiết: Cấu tạo và nguyên lý của máy tạo oxy

Cách sử dụng máy thở oxy như thế nào?

Những bệnh nhân cần phải sử dụng đến máy thở oxy đa số đều có tình trạng bệnh liên quan đến việc thiếu oxy. Đây chính là liệu pháp hỗ trợ tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sử dụng máy thở oxy như thế nào là đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn đọc hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng dưới đây của chúng tôi.

Bước 1: Người dùng cần lựa chọn vị trí thích hợp để cho phép thiết bị có thể kéo đi kéo lại trong phòng mà không bị hạn chế. Lưu ý, bạn cần để thiết bị cách tường và các vật dụng khác ít nhất 15 - 30cm và đặc biệt không để gần với bất kỳ nguồn nhiệt nào.

Bước 2: Trước khi sử dụng thiết bị, bạn cần kiểm tra và gắn các phụ kiện đi kèm sao cho thích hợp với ổ cắm oxy.

Trường hợp máy không sử dụng bộ phận làm ẩm, bạn hãy kết nối ống thông mũi của máy đến đầu ra oxy, còn nếu máy sử dụng bộ phận làm ẩm thì bạn cần:

  • Tháo cốc tạo ẩm.
  • Mở nắp cốc rồi đổ nước tinh khiết vào cốc theo vạch chỉ định sẵn của nhà sản xuất, sau đó vặn nắp lại như trước.
  • Gắn cốc lọc vào thân máy.
  • Cắm đường dây dẫn vào vị trí cổng giao trên cốc lọc.
  • Cắm nguồn điện và khởi động máy.

Bước 3: Nhấn công tắc nguồn để máy bắt đầu hoạt động. Bệnh nhân có thể thở bằng máy ngay lập tức hoặc có thể chờ khoảng 10 phút để máy đạt được độ oxy tinh khiết. Lưu ý: Cần sử dụng lưu lượng oxy phù hợp theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bước 4: Để điều chỉnh lưu lượng dòng oxy theo yêu cầu, bạn xoay núm điều chỉnh trên đầu ống thủy đo lưu lượng oxy. Mức oxy có thể điều chỉnh là 1 - 10 lít, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng máy thở oxy

Máy thở oxy sau khi đã qua lọc loại bỏ các khí độc hại có thể tạo ra oxy tinh khiết có nồng độ 93 - 98%. Tùy vào mức độ thiếu oxy của người bệnh mà bạn đưa ra cách chỉnh mức áp suất tạo oxy cho phù hợp và cần lưu ý một số điều như sau:

Trường hợp người bệnh đang ở mức độ 1:

  • Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì mức lưu lượng oxy tạo ra sẽ là 2 - 2,5 lít/phút.
  • Đối với loại máy tạo oxy 5 lít thì mức lưu lượng oxy tạo ra sẽ là 2 lít/phút.

Trường hợp người bệnh cần thở ở mức độ 2:

  • Đối với bệnh nhân cần được thở oxy ở mức 2 thì nên sử dụng máy tạo oxy 3 lít ở mức vặn vạch tạo oxy là 3 - 3,5 lít/phút.
  • Đối với máy 5 lít thì vặn ở vạch 3 lít/phút.

Trường hợp bệnh nhân cần thở ở mức độ 3:

  • Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì bạn nên vặn vạch oxy 3 lít/phút.
  • Đối với máy tạo oxy 5 lít thì khi sử dụng nên vặn vạch oxy 4,5 - 5 lít/phút.

Một số loại máy tạo oxy được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Máy tạo oxy 5 lít Carer Medical Oxygen Concentrator Cr-P5W - Giá bán: 12.250.000 đồng

Máy tạo oxy 5 lít Carer Medical Oxygen Concentrator Cr-P5W được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Mỹ, tạo ra lượng oxy có độ tinh khiết phù hợp với tiêu chuẩn oxy y tế với phương pháp hấp phụ xoay áp [phương pháp PSA]. Máy an toàn và dễ dàng sử dụng, có chế độ hẹn giờ tiện dụng và được tích hợp đồng thời 3 chức năng chính đó là:

  • Tạo oxy tinh khiết cao: Giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng thiếu oxy hay các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Xông khí dung: Giúp khuếch tán các phân tử chất lỏng và làm phân tán các hoạt chất của thuốc dưới dạng sương mù, làm thuốc có thể xâm nhập sâu vào đường hô hấp với lưu lượng 0,15ml/phút.
  • Tạo ion âm - vitamin của không khí: Giúp diệt khuẩn, khử mùi, lọc không khí, loại bớt các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, phòng chống các loại bệnh tốt hơn.

Máy có thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng mang theo đến bất cứ đâu. Sản phẩm được làm bằng vật liệu cao cấp, độ ồn và mức tiêu thụ điện năng thấp.

Máy tạo oxy 5 lít Yuwell 7F-5 - Giá bán: 12.990.000 đồng

Máy tạo oxy 5 lít Yuwell 7F-5 sẽ cung cấp nguồn oxy tinh khiết, hỗ trợ người bệnh về đường hô hấp, người làm việc căng thẳng, bị khó thở, tức ngưc,... Máy được sử dụng tại các cơ sở y tế, tại gia đình có bệnh nhân điều trị tại nhà.

Máy có khả năng tạo ra lượng khí oxy tinh khiết đạt 93% ± 3. Lưu lượng khí oxy có thể điều chỉnh trong mức từ 1 - 5 lít/phút, áp suất đầu ra là 0,04 - 0,05 Mpa. 

Máy vận hành ổn định, tạo tiếng ồn thấp, không làm ảnh hưởng đến bệnh nhân trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, sản phẩm còn được trang bị thêm 4 bánh xe để bạn có thể di chuyển thuận tiện giữa các phòng. 

Máy tạo oxy y tế Yuwell 8F-5A - Giá bán: 10.990.000 đồng

Máy tạo oxy y tế Yuwell 8F-5A có lượng khí oxy tinh khiết đạt 93% ± 3, có thể dễ dàng điều chỉnh lưu lượng khí oxy từ 0,5 - 5 lít/phút. tốt cho sức khỏe người sử dụng. Máy vận hành êm ái với công suất là 300W, không gây ra tiếng ồn, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng. 

Máy thở Yuwell 8F-5A sử dụng đơn giản, được thiết kế bánh xe tiện lợi để di chuyển. Máy có một màn hình LCD với kích thước vừa đủ, hiển thị đầy đủ các thông số một các chi tiết, đầy đủ. 

Máy tạo oxy Dedakj DE-1A - Giá bán: 7.250.000 đồng

Máy tạo oxy Dedakj DE-1A là sản phẩm giúp duy trì và hỗ trợ quá trình hô hấp cho người bệnh, có thiết kế nhỏ gọn, sở hữu dung tích lớn, phù hợp với nhu cầu sử dụng tại gia đình. Máy được trang bị nhiều tiện ích quan trọng trong quá trình sử dụng như chức năng tạo ion âm lọc không khí, chức năng ngủ với độ ồn thấp,... 

Máy tạo ra oxy với dung tích từ 1 - 7 lít tùy vào sự điều chỉnh của người dùng và còn có thể hỗ trợ tối đa 2 người sử dụng cùng lúc. 

Dedakj DE-1A được trang bị màn hình LCD rõ nét để hiển thị thời gian làm việc, hẹn giờ,... cho người dùng tiện theo dõi. Ngoài ra người dùng còn có thể điều khiển thiết bị từ xa với điều khiển bằng tia hồng ngoại, khoảng cách tối ưu là 20m. Sản phẩm có bánh xe, trọng lượng nhẹ để tiện cho việc di chuyển giữa các phòng. 

Máy tạo oxy Owgels OZ-5-01TW0 - Giá bán: 12.800.000 đồng

Máy tạo oxy Owgels OZ-5-01TW0 là thiết bị được sử dụng trong liệu pháp oxy tại nhà nhằm tạo sự thoải mái và an toàn cho bệnh nhân. Máy có màn hình điện tử giúp bạn dễ dàng đọc các thông số và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thông qua bảng điều khiển bằng các nút bấm đơn giản. 

Máy tạo oxy Owgels OZ-5-01TW0 có lưu lượng lọc tối đa 5 lít/phút, tuy nhiên, người dùng có thể tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng của bản thân. Máy hoạt động êm dịu, công suất 340W nhưng độ ồn thấp chỉ dưới 46dB, không gây cảm giác khó chịu khi gia đình có người già, trẻ nhỏ. 

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ hơn về máy thở oxy và cách sử dụng máy thở oxy như thế nào. Nếu bạn đang có ý định tìm mua các sản phẩm máy thở oxy chính hãng, hãy truy cập ngay website META.vn hoặc liên hệ với hotline dưới đây để được mua sản phẩm nhé. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Máy thở oxy là thiết bị y tế được sử dụng trong điều trị bệnh, cung cấp nguồn oxy sạch cho người bệnh, người thiếu oxy, mẹ bầu hay các vận động viên bị thiếu oxy tạm thời. Vậy loại máy này có cấu tạo ra sao, cần lưu ý gì khi sử dụng để an toàn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về thiết bị y tế chuyên dụng này cùng hướng dẫn sử dụng máy thở đúng cách và an toàn!!

Tìm hiểu máy thở là gì?

Máy thở oxy [hay máy trợ thở] là thiết bị y tế dùng để cung cấp oxy cho người bệnh bằng cách lấy không khí trực tiếp từ môi trường xung quanh và đưa qua hệ thống lọc để loại bỏ bụi bẩn, các chất độc hại hay vi khuẩn. Nhờ đó, tạo ra nguồn oxy sạch, tinh khiết với nồng độ lên đến 90 - 95%. 

Máy tạo oxy mang lại nguồn oxy tinh khiết với nồng độ 90 - 95 %

Thiết bị này chuyên dụng cho các bệnh nhân đang mắc các vấn đề về hen suyễn, bệnh phổi hay các bệnh về đường hô hấp. Máy thích hợp sử dụng cho cả trẻ em, người già hay người bệnh nặng khó khăn trong việc hít thở. 

Cấu tạo của máy trợ thở oxy

Các loại máy máy trợ thở oxy nhìn chung có cấu tạo cơ bản gồm các thành phần:

  • - Hệ thống lọc khí: đây là bộ phận quan trọng nhất của máy thở giúp loại bỏ các bụi bẩn, chất độc hại, khí N2 [nitơ] từ không khí để mang đến nguồn oxy tinh khiết cho người bệnh. 

  • - Máy nén khí: đảm nhận nhiệm vụ nén khí oxy được lọc sạch vào máy sau đó cung cấp khí thở liên tục đến bệnh nhân. 

  • - Bình tạo ẩm: có chức năng cung cấp độ ẩm cho oxy đầu ra.

  • - Hệ thống điều khiển: với chức năng tạo và điều chỉnh các chế độ thở khác nhau cho từng bệnh nhân khác nhau. 

  • - Ống thông khí: là phần ống nối từ máy thở đến đường hô hấp của bệnh nhân, thường được làm từ các vật liệu như silicon, nhựa PVC hay hytrel đáp ứng tiêu chuẩn về vật liệu dùng trong y tế. Tùy vào loại máy mà có thể bao gồm 1 hoặc 2 ống thở, kết nối với bệnh nhân qua mặt nạ hoặc ống nội khí quản. 

  • - Màn hình hiển thị: cung cấp trực quan các thông số hoạt động của máy thở, tình trạng bệnh nhân, chế độ cảnh báo,...

  • - Nguồn cấp năng lượng: cung cấp nguồn hoạt động cho toàn bộ hệ thống máy thở, bao gồm đầu cắm điện và pin sạc dự phòng. 

Tác hại của việc sử dụng máy tạo oxy không đúng cách

Với tác dụng cung cấp dưỡng khí nhằm hỗ trợ quá trình hô hấp cho người bệnh, máy thở là thiết bị y tế không thể nào thiếu tại các bệnh viện, trung tâm y tế và nay còn có thể được sử dụng ngay tại nhà cho các bệnh nhân hoặc người lớn tuổi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người bệnh, trước khi sử dụng người nhà bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như được hướng dẫn sử dụng máy thở sao cho đúng cách để không gây bất kỳ sự cố, tai nạn nào. Cụ thể những tác hại của việc sử dụng máy tạo oxy sai cách như:

  • - Sử dụng máy thở oxy với tần suất quá cao có thể gây áp lực lên thành mạch máu, khiến cho chức năng vận chuyển oxy trong máu bị tắc nghẽn. Bệnh nhân có thể bị chứng khó thở, tăng nhịp tim, suy hô hấp,...

  • - Sử dụng máy tạo oxy liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây ức chế hô hấp, không mang lại hiệu quả ngược lại còn làm chậm nhịp thở của bệnh nhân.

  • - Oxy tồn tại lâu ngày trong cơ thể bệnh nhân cũng làm tổn thương đến các cơ quan khác, làm suy giảm chức năng phổi, tim, mao mạch,... Nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Sử dụng máy thở cần tuân theo quy định để không gây nguy hiểm cho sức khỏe

  • - Sử dụng sai cách có thể gây ra một số triệu chứng: khô niêm mạc, mũi, họng,... giảm chức năng của đường hô hấp hoặc gây bệnh viêm xoang. 

  • - Máy thở không được vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là ống dẫn khí sẽ hình thành các vi khuẩn gây hại, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và nhiễm trùng máu.

  • - Nếu không bảo quản và tuân theo hướng dẫn sử dụng máy thở đúng cách có thể gây cháy nổ, nguy hiểm cho bệnh nhân và những người xung quanh.

Hướng dẫn sử dụng máy thở oxy cho đúng đối tượng?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các loại máy tạo oxy với đa dạng chủng loại đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Không khó để có thể tìm mua một thiết bị máy thở, tuy nhiên chọn mua loại máy nào và hướng dẫn sử dụng máy thở ra sao là điều được quan tâm hàng đầu. 

Với các phương án điều trị khác nhau sẽ cần lượng khí oxy nguyên chất với nồng độ cho phép khác nhau để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường, có 2 loại máy thở oxy với dung tích 3 lít/phút và 5 lít/phút. Cả 2 loại này đều có thể sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, tuy nhiên hướng dẫn sử dụng máy thở sẽ khác nhau với từng cấp độ thiếu oxy trong máu:

Bệnh nhân thở oxy mức độ 1

Các bệnh nhân thở oxy mức độ 1 có tình trạng thiếu oxy trong máu ở mức thấp. Thông thường sẽ cần điều chỉnh áp suất máy thở với lượng khí oxy như sau:

  • - Đối với máy tạo oxy sản sinh 3 lít khí/phút, cần điều chỉnh để lượng khí oxy thở ra ở mức từ 2 - 2.5 lít/phút. 

  • - Đối với trường hợp sử dụng máy thở oxy loại 5 lít khí/phút, người dùng cũng cần điều chỉnh lượng khí oxy thở ra ở mức phù hợp với bệnh nhân mức độ 1. Khi đó, nồng độ oxy tạo ra cũng ở mức từ 2 lít/phút trở lên.

Bệnh nhân thở oxy mức độ 2

Ở mức độ 2, tình trạng thiếu oxy trong máu của người bệnh đang ở mức trung bình, lúc này sẽ cần lượng khí oxy từ máy thở ở mức 3 lít khí/phút trở lên. Trong trường hợp này sử dụng loại máy thở sản sinh oxy 3 lít/phút sẽ là thích hợp hơn. Nếu người bệnh sử dụng loại máy tạo oxy 5 lít khí/phút thì cần điều chỉnh giảm xuống ở mức 3 - 3.5 lít khí/phút. 

Tùy vào tình trạng bệnh lý mà điều chỉnh lượng khí oxy với dung tích phù hợp

Bệnh nhân thở oxy mức độ 3

Đây là tình trạng thiếu oxy trong máu ở mức độ nặng, bệnh nhân cần cung cấp lượng khí oxy từ máy thở ở mức đủ lớn từ 4.5 lít khí/phút trở lên. Lúc này, nên ưu tiên chọn loại máy tạo oxy sản sinh 5 lít khí/phút và điều chỉnh nút vặn áp suất để cho ra lượng khí oxy phù hợp từ 4.5 - 5 lít/phút. 

Đối với các bệnh nhân mắc chứng bệnh nặng, mãn tính như suy tim, ung thư giai đoạn cuối, viêm phổi mạn tính, suy hô hấp cấp,... có thể sử dụng loại máy thở chuyên dụng  với dung tích 6 khối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để chọn phương án phù hợp nhất.

>>> BẠN CÓ BIẾT: Chỉ số SPO2 bao nhiêu là tốt?

Quy trình sử dụng máy tạo oxy đúng chuẩn kỹ thuật cơ bản

Các thiết bị y tế nói chung và máy tạo oxy nói riêng, khi sử dụng đều cần tuân theo quy trình nhất định để đảm bảo vận hành đúng cách, ổn định. Nhờ vậy mới mang đến hiệu quả trong hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy thở với quy trình cơ bản và chung nhất như sau: 

  • - Trước hết, cần đặt máy thở oxy ở vị trí thuận tiện cho bệnh nhân. Đặt thiết bị cách vách tường và các thiết bị khác từ 10 - 15 cm.

  • - Tiến hành lắp bình tạo ẩm vào thân máy đồng thời nối các đường ống dẫn oxy vào máy thở theo đúng quy định.

  • - Tiếp theo lắp nối ống thở đến vùng hô hấp của bệnh nhân. Tùy vào tình trạng bệnh mà chọn kết nối với bệnh nhân thông qua mặt nạ khí hoặc ống nội khí quản.

  • - Nhấn nút nguồn để máy thở khởi động và vận hành bình thường. 

  • - Điều chỉnh chế độ vận hành của máy bằng các nút điều khiển hoặc ngay trên màn hình cảm ứng LCD. Đồng thời vặn nút áp suất để tạo ra lượng khí oxy phù hợp với từng tình trạng thiếu oxy trong máu của bệnh nhân [như phần trên đã đề cập].

Màn hình hiển thị với các thông số và nút điều khiển máy thở oxy

  • - Kiểm tra và theo dõi thường xuyên các thông số của máy thở, tình trạng bệnh nhân,... nhằm đảm bảo không xảy ra bất kỳ rủi ro nào. Cũng cần chú ý đến các yếu tố như đèn tín hiệu, âm thanh cảnh báo,...

  • - Bệnh nhân cần có khoảng thời gian thở máy nhất định, không nên sử dụng liên tục sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiềm ẩn. Sau khi sử dụng xong, tắt nguồn máy thở để kết thúc quá trình điều trị bằng oxy và tiến hành vệ sinh các dụng cụ như: ống dẫn khí, mặt nạ khí, bình tạo ẩm,...

Trên đây là hướng dẫn sử dụng máy thở oxy cơ bản nhất có thể áp dụng cho nhiều loại máy. Các loại máy đa dạng chế độ và chức năng khác nhau có thể có thêm một vài bước cần thiết để vận hành. Do đó, bạn sẽ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy thở của đơn vị sản xuất. 

Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy tạo oxy

Nắm rõ tình trạng bệnh lý của đối tượng bệnh nhân

Máy tạo oxy là thiết bị chuyên dùng để cung cấp oxy tinh khiết cho những đối tượng bệnh nhân:

  • - Bệnh nhân suy tim, suy đường hô hấp hoặc gặp tình trạng thiếu oxy trong máu.

  • - Các bệnh nhân mắc bệnh lý nặng về đường hô hấp như: viêm phổi, ung thư, bệnh hen suyễn,...

  • - Người bệnh bị nhiễm khí độc, hóa chất dẫn đến viêm đường hô hấp, khó thở, thiếu máu,...

Cần nắm rõ tình trạng bệnh lý cũng như mức độ bệnh của các đối tượng sử dụng để sử dụng với áp suất phù hợp. Tốt nhất vẫn là cần đến tư vấn của bác sĩ, chuyên gia để có hướng dẫn sử dụng máy thở đúng cách và an toàn. 

Lựa chọn loại máy thở phù hợp

Như đã đề cập ở trên, chọn loại máy thở với áp suất và dung tích khí oxy phù hợp sẽ là điều cần chú trọng. Có thể chọn loại máy tạo oxy 3 lít/phút, 5 lít/phút hoặc đối với bệnh nhân tình trạng nặng có thể chọn thiết bị bình oxy y tế. Hướng dẫn sử dụng máy thở, cách điều chỉnh áp suất máy tạo oxy cũng đã được đề cập ở phần trên.

Tuân theo hướng dẫn sử dụng máy thở

Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng máy thở từ nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để đảm bảo máy vận hành đúng cách, ổn định và an toàn cho người bệnh. 

Bảo quản thiết bị đúng quy định

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng máy tạo oxy, cần tuân thủ các quy tắc phòng chống cháy nổ bởi đây là thiết bị dễ cháy. Nên đặt máy cách xa các khu vực như nhà bếp hoặc các vật dụng dễ bắt lửa. Tốt nhất nên bảo quản máy ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, trong phòng có nhiệt độ không quá 37oC. Thiết bị sau khi sử dụng cũng cần được vệ sinh, khử trùng ngay các dụng cụ như: bình tạo ẩm, mặt nạ khí, ống dẫn oxy,... đúng quy định để tránh nhiễm khuẩn. 

Mua máy tạo oxy chính hãng, chất lượng ở đâu?

Trên đây, công ty Hoa Đà đã mang đến cho bạn những thông tin chung nhất về thiết bị máy tạo oxy cũng như hướng dẫn sử dụng máy thở đúng cách, an toàn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua máy thở oxy chính hãng, chất lượng mà giá tốt, cùng tham khảo ngay các sản phẩm được phân phối bởi chúng tôi.

Công ty Hoa Đà là một trong những đơn vị cung cấp thiết bị y tế chính hãng, chất lượng và uy tín hàng đầu. Chúng tôi cam kết mang đến quý khách hàng các sản phẩm máy tạo oxy, máy thở chuyên dụng, đạt các tiêu chuẩn về thiết bị máy móc dùng trong y tế. Để được tư vấn cụ thể và nhận báo giá chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:

CTY TRANG THIẾT BỊ Y TẾ HOA ĐÀ

  • Điện thoại: [08] 6271 3730 - 0902 333 345
  • Địa chỉ: 245 Nhật Tảo - Phường 8 - Quận 10 - Tp HCM
  • Email:  
  • Website: www.hoadamedical.com

Video liên quan

Chủ Đề