Cách làm đọc hiểu văn bản lớp 12 năm 2024

Phần đọc hiểu Ngữ văn 12, cũng giống như phần đọc hiểu của những lớp 10, 11 mà các em đã học trước đó. Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:

Show
  • Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:

● Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản. ● Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt. ● Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản. ● Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

● Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản... ● Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng...(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả... Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại. ● Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

Các bước khi làm phần đọc – hiểu

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau.

● Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau: ● Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa ngay vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để nhận dạng được các phong cách như: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ. ● Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả). ● Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ...); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê). ● Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc. ● Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng... để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn bản...

Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.

Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.

Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.

Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.

Một số lưu ý trong quá trình làm bài

● Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài. ● Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề. ● Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc chắn từng 0,25 điểm bài.

  • Câu 3: phân tích khổ thơ như bình thường, tức là đi từ nghệ thuật đến nội dung của khổ thơ. Xác định nội dung khổ thơ theo trình tự sau: Lớp nghĩa trên bề mặt (diễn xuôi câu thơ) -> liên tưởng, tưởng tượng (các hình ảnh thơ trong câu thơ) -> Dụng ý của tác giả
  • Với văn
  • Câu 1 (Thường là xác định phong cách ngôn ngữ/ Phương thức biểu đạt/Thao tác lập luận của đoạn trích):
  • Có một số loại phong cách ngôn ngữ cơ bản sau:
  1. Khẩu ngữ (Sinh hoạt): được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường với ba hình thức chủ yêu là trò chuyện, nhật kí, thư từ; tồn tại chủ yếu dưới dạng nói.

Các đặc điểm ngôn ngữ:

  • Mang đậm dấu ấn cá nhân
  • Dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và cảm xúc.
  • Những từ ngữ chỉ nhu cầu về vật chất và tinh thần thông thường (ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,...) chiếm tỉ lệ lớn

\=> Một số hiện tượng nổi bật: lớp từ ngữ chỉ tồn tại trong phong cách này như tiếng tục, tiếng lóng,...; sử dụng nhiều từ láy, đặc biệt là các từ láy tư (đỏng đa đỏng đảnh, hậu đà hậu đậu, tầm bậy tầm bạ,....); dùng cách nói tắt (hihu, ...); sử dụng kết hợp từ không có quy tắc (xấu điên xấu đảo, xấu như con gấu,...)

  • Thường sử dụng câu đơn, đặc biệt là những câu cảm thán, câu chào hỏi...
  • Kết cấu trong câu có thể tỉnh lược tối đa hoặc dài dòng, lủng củng.
  1. Khoa học: dùng trong nghiên cứu, học tập với ba hình thức chuyên sâu, giáo khoa và phổ cập; tồn tại chủ yếu dưới dạng viết.

Các đặc điểm ngôn ngữ:

  • Sử dụng nhiều và chính xác các thuật ngữ khoa học.
  • Sử dụng các từ ngữ trừu tượng, không biểu lộ cảm xúc cá nhân.
  • Các đại từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất với ý nghĩa khái quát được sử dụng nhiều như người ta, chúng ta, chúng tôi...
  • Câu hoàn chỉnh, cú pháp câu rõ ràng, chỉ có một cách hiểu.
  • Câu ghép điều kiện – kết quả thường được sử dụng phổ biến trong phong cách ngôn ngữ này, chứa nhiều lập luận khoa học và khả năng logic của hệ thống.
  • Thường sử dụng những cấu trúc khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định (vì hướng tới nhiều đối tượng chứ không bó hẹp trong phạm vi một đối tượng)
  1. Báo chí: sử dụng trong lĩnh vực báo chí với ba dạng tồn tại chủ yếu dạng nói (đài phát thanh), dạng hình – nói (thời sự), dạng viết (báo giấy).

Các đặc điểm ngôn ngữ:

  • Từ ngữ có tính toàn dân, thông dụng
  • Từ có màu sắc biểu cảm, cảm xúc: giật tít trên các báo mạng, báo lá cải
  • Sử dụng nhiều từ có màu sắc trang trọng hoặc lớp từ ngữ riêng của phong cách báo chí.
  1. Chính luận: Dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội (thông báo, tác động, chứng minh)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

  • Lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng xác thực để tỏ rõ quan điểm, lập trường của cá nhân.
  • Sử dụng đa dạng các loại câu: đơn, ghép, tường thuật, nghi vấn, cảm thán...
  • Câu văn thường dài, chia làm tầng bậc làm tư tưởng nêu ra được chặt chẽ
  • Sử dụng lối nói trùng điệp, cách so sánh giàu tính liên tưởng và tương phản để nhấn mạnh vào thông tin người viết cung cấp
  1. Hành chính: Sử dụng trong giao tiếp hành chính (nhà nước – nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước...)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

  • Lớp từ ngữ hành chính mang nét riêng, nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính
  • Dùng những từ ngữ chính xác về nội dung, không sử dụng những từ thể hiện cảm xúc cá nhân

2

Miêu tả Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng

  • Các câu văn miêu tả
  • Từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ

3

Biểu cảm Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về thế giới xung quanh

  • Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết
  • Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi....

4

Thuyết minh Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

  • Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng
  • Có thể là những số liệu chứng minh

5

Nghị luận Bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình

  • Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết
  • Từ ngữ thường mang tính khái quát cao (nêu chân lí, quy luật)
  • Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh

6

Hành chính - công vụ

Là phương thức giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí

  • Hợp đồng, hóa đơn...
  • Đơn từ, chứng chỉ...

(Phương thức và phong cách hành chính công vụ thường không xuất hiện trong bài đọc hiểu)

  • Thao tác lập luận

STT Thao tác lập luận Khái niệm

1 Giải thích Dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải sự vật, hiện tượng, khái niệm

2 Phân tích Chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố có tính hệ thống để xem xét đối tượng toàn diện

3 Chứng minh Dùng dẫn chứng xác thực, khoa học để làm rõ đối tượng

Dẫn chứng thường phong phú, đa dạng trên nhiều phương diện

4 So sánh Đặt đối tượng trong mối tương quan, cái nhìn đối sánh để thấy đặc điểm, tính chất của nó

5 Bình luận Đưa ra nhận xét, đánh giá, bàn bạc của cá nhân về một vấn đề

4 Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng

Long lanh, âm ỉ...

5 Thành ngữ Loại từ có cấu tạo cố định, có vai trò như một từ

Có chí thì nên, kiến bò miệng chén

6 Tục ngữ Những câu nói tổng kết kinh nghiệm dân gian

Ngựa non háu đá; chó treo, mèo đậy...

7 Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị

Bàn, ghế, văn, toán...

8 Từ nhiều nghĩa là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa của từ mang lại

Lá phổi của thành phố

9 Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Là hiện tượng tạo ra thêm nghĩa mới cho một từ đã có trước đó tạo ra từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc (đen) -> nghĩa chuyển (bóng))

Bà em đã 70 xuân

10 Từ đồng âm Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng không liên quan tới nhau về mặt ngữ nghĩa

Con ngựa đá con ngựa đá

11 Từ đồng nghĩa Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau

Heo – lợn, ngô – bắp, chết – hi sinh....

12 Từ trái nghĩa Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau

Béo – gầy, chăm – lười, xinh – xấu...

13 Từ Hán Việt Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt

Phi cơ, hỏa xa, biên cương, viễn xứ...

14 Từ tượng hình Là những từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

Lom khom, mập mạp, gầy gò...

15 Từ tượng thanh

Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

Khúc khích, xào xạc, rì rầm...

16 Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt

Uống nước nhớ nguồn; Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng....

17 Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật..ằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta....

18 Nói quá

Là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Nở từng khúc ruột; một giọt máu đào hơn ao nước lã....

  • Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông...)
  • Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.
  • Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
  • Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về các vấn đề của đời sống xã hội như : đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,...
  • Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng , mục đích sống); Về tâm hồn,tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng..., tính trung thực ,dũng cảm chăm chỉ , cần cù, ...); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (Tình mẫu tử , tình anh em, tình thầy trò , tình bạn, tình đồng bào...); Về lối sống, quan niệm sống,...
  • Phân biệt 2 dạng nghị luận

Các bước làm

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bước 1 (chung) giải thích

  • Tìm những từ khó trong câu để giải thích. VD: giông tố, cúi đầu...
  • Giải thích nghĩa của cả câu, bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Giải thích xem hiện tượng đó là gì?

VD: hiện tượng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận giới trẻ; hiện tượng thanh niên sống thờ ơ, vô cảm với cuộc đời...

Bước 2

BÀN LUẬN: đặt các câu hỏi để khai thác vấn đề ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh như trình bày ở trên

HIỆN TRẠNG của hiện tượng tồn tại trong thực tế đời sống là gì? Phân tích mặt đúng – sai của hiện tượng đó.

VD: xuống cấp đạo đức được thể hiện qua những khía cạnh nào (quan hệ thầy trò, quan hệ con cái – cha mẹ...); sống thờ ơ, vô cảm được thể hiện qua mặt nào (vô trách nhiệm với chính bản

thân mình, ko có lí tưởng, mục đích sống; chai sạn về cảm xúc...)

Bước 3 PHẢN BIỆN lại vấn đề: trả lời câu hỏi được đưa ra ở phía trên.

NGUYÊN NHÂN của hiện tượng là gì?

  • Khách quan: do môi trường xung quanh tác động vào nhận thức của con người (bố mẹ li thân, gia đình không hạnh phúc, sống trong một môi trường đầy rẫy những tệ nạn xã hội....)
  • Chủ quan: do chính bản thân mỗi con người (lí chí không có, sống buông thả, vô trách nhiệm, bất cần và đôi khi là có vấn đề về tâm lí....)

Bước 4 Hậu/hệ quả: mà hiện tượng tác động tới đời sống xã hội

  • Xã hội
  • Cá nhân
  • Có 2 dạng đề:
  • Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
  • Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vào ý nghĩa câu nói, câu chuyện , văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.
  1. Câu nghị luận văn học: Phân tích giống như bình thường
  • Mở bài: Nêu được tác phẩm gì, của ai, yêu cầu của đề bài
  • Thân bài:
  • Đoạn đầu tiên: Nêu những nét khái quát nhất về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung tóm tắt của tác phẩm (trong trường hợp đề bài yêu cầu phân tích một phần), yêu cầu của đề bài.
  • Lí giải nhan đề, lời đề từ
  • Phân tích tác phẩm theo bố cục bình thường (Phần chốt lại của mỗi ý cần nhấn mạnh yêu cầu của đề bài)
  • Tổng kết: Sau khi phân tích xong cả tác phẩm, có phần tổng kết lại nghệ thuật, nội dung chính và đặc biệt là nêu quan điểm của mình về ý kiến người ta yêu cầu trong đề bài => Phần này sẽ được cho điểm sáng tạo và cộng điểm, vì ít học sinh chú ý đến nó.

\=> Trong trường hợp không kịp viết kết bài thì phần tổng kết sẽ làm nhiệm vụ đấy, tức bài của mình vẫn đầy đủ kết cấu 3 phần

\=> Trường hợp đang viết thân bài nhưng hết thời gian, chấm chấm thân bài để xuống viết luôn kết bài, ĐẢM BẢO 3 PHẦN của bài văn.

  • Kết bài: Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm, nhắc lại ý kiến trong đề bài
  1. Một số lưu ý
  • Trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí cần có một đoạn lập luận (đưa lí lẽ) rồi mới tới dẫn chứng.
  • Các dẫn chứng đưa ra cần tiêu biểu, là các hiện tượng xã hội nóng bỏng: Nick Vujicic, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí, Edison,... Dẫn chứng cần lấy trên tất cả các lĩnh vực, không nên bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định => Thể hiện tầm hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân.
  • Trong bài viết tránh xưng tôi và đưa cái tôi vào trong bài, nên sử dụng đại từ mang ý nghĩa khái quát là ta, chúng ta, họ.
  • Khi phân tích tác phẩm văn học, chỉ mở rộng bằng các dẫn chứng (thơ, văn) khi thực sự nhớ chính xác nếu không thì tuyệt đối không được đưa vào.

Sơ đồ tư duy phần đọc - hiểu

Sơ đồ tư duy về các phong cách ngôn ngữ

Sơ đồ tư duy về các phương thức biểu đạt

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã

Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ

Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi

Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch

Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng

Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát

Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp

Cả những khi rổ rá đội lên đầu

Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu

Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

Đáp án

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.

1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm

0.

2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ... (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0 điểm)

0.

3 – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.

1.

4 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình...)

1.

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 - Đề 2

  1. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích dưới đây:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(...) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không?