Báo cáo kiểm toán sau niên độ ngân hàng năm 2024

(ĐTCK) Dưới sức ép minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán từ nhiều phía, các DN niêm yết đã ý thức được trách nhiệm trong việc lập báo cáo tài chính (BCTC) một cách trung thực, rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh đầy khó khăn, nhiều DN vẫn có xu hướng “làm đẹp” BCTC để làm hài lòng cổ đông, NĐT. Vì vậy, NĐT cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản khi xem xét các BCTC bán niên năm nay, để có thể hiểu rõ về “sức khỏe” tài chính của DN đằng sau những con số doanh thu, lợi nhuận đơn thuần.

1. Khi đọc BCTC, NĐT cần đưa ra được sự so sánh về lợi nhuận của DN trong 6 tháng đầu năm nay với cùng kỳ các năm trước, để xem xét có sự biến động lớn hay không, cũng như nguyên nhân của những biến động này.

2. Cần chú ý hàng tồn kho và nợ xấu. Hàng tồn kho và nợ là các khoản mục mang tính chất trọng yếu trên BCTC. Trong tình hình kinh tế khó khăn, sức cầu hàng hóa giảm sút, lượng hàng tồn kho của DN tăng cao, đặc biệt là đối với các DN ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp. Hàng tồn kho nhiều, chưa có đầu ra, nguồn vốn sản xuất hạn chế nên sản xuất - kinh doanh của DN cũng bị ngưng trệ. Thậm chí, nhiều DN bán được hàng nhưng không thu được tiền, làm gia tăng nợ xấu. Trong tình hình kinh doanh không thuận lợi, DN có thể không trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản nợ xấu, hàng tồn kho.

NĐT cần chú ý đến số liệu hàng tồn kho và nợ, những khoản mục mang tính trọng yếu trên BCTC của DN

NĐT cũng cần chú ý đến doanh thu và các khoản vay. Doanh thu ổn định hoặc tăng đều cho thấy DN vẫn duy trì được thị phần của mình. Ngoài con số về các khoản vay trên BCTC, NĐT cần quan tâm đến lãi suất vay của DN để đặt vào sự so sánh với tăng giảm của doanh thu và nợ phải thu.

3. NĐT cần xem xét kỹ những trường hợp DN ghi nhận lãi, nhưng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm. Thực chất, có nhiều DN bán được hàng, nhưng không thu được tiền, làm gia tăng nợ xấu.

4. Ngoài việc giấu nợ xấu, hàng tồn kho, DN có thể áp dụng nhiều thủ thuật khác để tạo ra các khoản lãi ảo cho mình. NĐT cần xem xét kỹ thuyết minh về chính sách kế toán, tìm hiểu về nguyên nhân cũng như tác động của việc thay đổi của chính sách kế toán (nếu có) của DN đối với con số chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Nếu thay đổi do chính sách lương, thưởng thì không sao, nhưng nếu do bất đồng trong quan điểm về tuân thủ chuẩn mực kế toán, tài chính thì đây là vấn đề cần lưu tâm.

5. NĐT cũng nên xem xét công ty kiểm toán thực hiện soát xét BCTC có uy tín trên thị trường hay không, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên thực hiện soát xét báo cáo. Nhận diện được các vấn đề này, NĐT cũng sẽ đánh giá được phần nào độ tin cậy của BCTC soát xét.

Đối với việc soát xét BCTC bán niên, kiểm toán viên thường bị hạn chế về mặt thời gian, điều kiện không giống với công việc kiểm toán BCTC năm. Do đó, việc tìm ra các vấn đề trọng yếu khi soát xét là thách thức lớn đối với kiểm toán viên, đòi hỏi kiểm toán viên phải có sự xét đoán, nghiệp vụ chuyên môn cao.

Hiện nay, nhiều DN còn chưa có hiểu biết đầy đủ về công việc soát xét BCTC, nên gây khó khăn cho kiểm toán viên khi thực hiện soát xét cũng như thống nhất ý kiến kiểm toán, dẫn tới báo cáo soát xét chậm phát hành. Trong một số trường hợp, việc không thống nhất được ý kiến giữa DN kiểm toán và kiểm toán viên có thể dẫn đến việc khó phát hành được báo cáo kiểm toán.

Để công việc soát xét có thể tiến hành thuận lợi, có thể cung cấp cho cổ đông, NĐT một bản BCTC bán niên sau soát xét chính xác, trung thực về tình hình tài chính của DN, các DN niêm yết nên ký hợp đồng kiểm toán nhiều năm liền với một công ty kiểm toán. Việc này giúp cho kiểm toán viên có sự hiểu biết rõ ràng về DN, công việc soát xét nhờ đó cũng trở nên nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, với sự gắn kết chặt chẽ, đồng hành cùng DN, công ty kiểm toán sẽ là người tư vấn chính xác và kịp thời nhất cho DN. Các vấn đề vướng mắc DN cần trao đổi ngay với kiểm toán viên để đưa ra được các xử lý kế toán phù hợp, điều đó sẽ giảm thiểu sự chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán.

Thế nào là báo cáo tài chính giữa niên độ? Báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ gồm những tài liệu nào? Câu hỏi của anh B.P.H đến từ TP.HCM.

Thế nào là báo cáo tài chính giữa niên độ? Báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ gồm những tài liệu nào?

Thế nào là báo cáo tài chính giữa niên độ?

Theo Chuẩn mực số 27 thuộc Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC năm 2005 giải thích về báo cáo tài chính giữa niên độ như sau:

Báo cáo tài chính giữa niên độ được hiểu là báo cáo tài chính gồm các báo cáo đầy đủ theo quy định trong Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” hoặc các báo cáo tài chính tóm lược quy định trong Chuẩn mực này cho một kỳ kế toán giữa niên độ.

Báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ gồm những tài liệu nào?

Theo Chuẩn mực số 27 thuộc Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC năm 2005 thì báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán tóm lược;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm lược;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm lược; và

- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc.

Tải về Chuẩn mực kế toán số 21: TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tải về Chuẩn mực số 27: BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ

Báo cáo kiểm toán sau niên độ ngân hàng năm 2024

Thế nào là báo cáo tài chính giữa niên độ? Báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ gồm những tài liệu nào? (Hình từ Internet)

Báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước có phải được kiểm toán độc lập hay không?

Trước đây, điểm d khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
...
d) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
...

Theo quy định này thì Báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập.

Tuy nhiên, hiện tại điểm d khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp 2020 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 7 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 quy định về công bố thông tin định kỳ:

Công bố thông tin định kỳ
1. Công ty phải công bố định kỳ trên trang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
a) Thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty;
b) Mục tiêu tổng quát; mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm;
c) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);
d) Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm, bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); việc công bố phải thực hiện trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;
đ) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;
e) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu (nếu có) và trách nhiệm xã hội khác;
g) Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty.
...

Như vậy, theo quy định hiện hành thì báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước không bắt buộc phải được kiểm toán độc lập.

Doanh nghiệp nhà nước bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính có bị công bố thông tin bất thường không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020 về công bố thông tin bất thường:

Công bố thông tin bất thường
1. Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
b) Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
c) Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty;
d) Thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
đ) Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp;
e) Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
g) Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
h) Có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.
...

Như vậy, doanh nghiệp nhà nước bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính phải công bố thông tin bất thường theo quy định.