Cao đẳng thực hành tài chính kế toán college practice năm 2024

Thứ hai, khả năng phân tích dữ liệu kế toán ngày càng được cải thiện rõ rệt với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin. Hiện nay, dữ liệu được tạo ra từ nền công nghiệp hiện đại đã đạt mức 1000 exabytes hàng năm và dự báo sẽ tăng lên gấp 20 lần trong vòng 10 năm tiếp theo. Những số liệu này đã tạo ra một kỷ nguyên dữ liệu lớn (big data), được thúc đẩy bởi công nghệ điện toán đám mây, vạn vật kết nối (IoT) hay hệ thống CPPS (Shen Yin, Okyay Kaynak, 2015). Đối với bộ phận kế toán, Big data thường gắn liền với quá trình phân tích dữ liệu hoặc phân tích dự báo. Với việc ứng dụng Big data vào trong công việc, kế toán sẽ kiểm tra được khối lượng giao dịch lớn hơn, dễ dàng phát hiện các sai sót dựa trên các công nghệ được sử dụng. Vì vậy, cách mạng 4.0 tạo động lực cải tiến công nghệ cho hệ thống thông tin kế toán tại các đơn vị.

Thứ ba, xu hướng kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối Internet vạn vật tạo điều kiện thúc đẩy phát triển vượt bậc của máy móc tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học đã tác động lớn đến cầu lao động và phương thức tổ chức lao động kế toán. Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã chuẩn hóa, do vậy trong tương lai không xa, công nghệ tự động hóa hoàn toàn có thể thay thế nhân viên kế toán xử lý công việc. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 66% thời gian của bộ phận kế toán dành cho việc xử lý chứng từ, trong khi đó theo một số nhà nghiên cứu (Deloitte, 2015) nếu ứng dụng quy trình tự động hóa trong kế toán thì mô hình lý tưởng cho phép tỷ lệ này chỉ còn khoảng 11%. CMCN 4.0 sẽ hỗ trợ rất nhiều con người hướng đến mô hình lý tưởng, tuy nhiên để khai thác được những lợi ích của công nghệ đem lại đòi hỏi bộ phận kế toán ở Việt Nam nói riêng, kế toán trên thế giới nói chung cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Căn cứ vào sự vận động của CMCN lần thứ 4, các nhà kinh tế trên thế giới cũng dự báo cầu về lao động kế toán có kỹ năng, trình độ chuyên môn, sức sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của khoa học công nghệ sẽ tăng nhanh. Việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo đã giúp kế toán không chỉ xử lý các công việc ghi chép (bookkeeping) đơn giản mà còn có thể thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng khiến số lượng nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp có sự sụt giảm một cách đáng kể.

Thứ tư, trí thông minh nhân tạo (AI) là một yếu tố quan trọng được đề cập tới trong cách mạng 4.0, không chỉ trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán mà trong toàn bộ các lĩnh vực. Việc đưa trí thông minh nhân tạo vào hỗ trợ công việc của con người đã không còn là điều quá mới mẻ hiện nay. Theo Frey và Osborne (2015), có tới 47% số lượng việc làm tại Mỹ trong năm 2010 có khả năng bị thay thế bởi máy tính trong vòng 10 – 20 năm tiếp theo, trong đó có công việc văn phòng bao gồm kế toán. Đặc biệt, xu hướng máy tính hóa này được chia thành hai đợt, phân cách bởi “đoạn bình ổn về công nghệ” và nghề nghiệp văn phòng cũng như ngành kế toán – kiểm toán nằm trong đợt sóng đầu tiên bị thay thế bởi máy tính và AI. Theo số liệu về các ngành nghề có khả năng bị máy tính hóa từ nghiên cứu này, xếp theo thứ tự tăng dần xác suất từ “0” (không bị máy tính hóa) đến “1” (bị máy tính hóa), ngành kế toán – kiểm toán có xác suất 0.94, có khả năng rất cao bị máy tính hóa trong tương lai. Lý do là các thuật toán trong Big Data đang xâm nhập nhanh chóng vào các miền lưu trữ và truy cập thông tin, dẫn tới viễn cảnh rõ ràng về các công việc văn phòng nói chung và kế toán nói riêng sẽ được tin học hóa. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, mặc dù ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần, ngay cả với những công nghệ tiên tiến mới được phát triển gần đây về AI và robot, cho phép nhận diện các xu hướng thông minh hơn, nguồn lao động từ con người vẫn có lợi thế so sánh nhất định đối với các công việc, tình huống đòi hỏi sự nhận thức phức tạp. Tuy nhiên, với sự cải tiến không ngừng và nhanh chóng của công nghệ, lợi thế so sánh này sẽ nhanh chóng biến mất.

3. Thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ vào tổ chức thông tin kế toán hiện nay của các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương Các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua cũng đã sử dụng máy tính, phần mềm kế toán với kết nối internet, kết nối mạng LAN vào công tác kế toán tại đơn vị, việc làm này bước đầu đạt đã được một số thành tựu đáng ghi nhận như:

– Phân quyền cho kế toán viên: Thời điểm hiện tại, tám trường Cao đẳng tại Hải Dương đều thực hiện công tác kế toán thông qua hệ thống phần mềm kế toán được cài đặt trên máy vi tinh, việc quản lý chung và phân quyền cho kế toán viên được lãnh đạo bộ phận kế toán bố trí, sắp xếp. Thực tế tại các trường, quyền truy cập và sử dụng phần hành kế toán còn chưa hiệu quả, thường chỉ do kế toán tổng hợp và kế toán trưởng hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng kế toán thực hiện. Phần hành kế toán cơ bản chỉ được dùng vào việc lập chứng từ, tổng hợp số liệu, lập sổ, lập báo cáo kế toán nhằm phục vụ cho hoạt động kiểm tra và thanh quyết toán, với cách làm như hiện nay việc phân quyền chưa được thực hiện rộng rãi trong toàn bộ kế toán viên. Vẫn có nhiều phần hành kế toán chưa được sử dụng triệt để và như vậy, kết quả thông tin kế toán cung cấp còn chưa phong phú, chủ yếu mới dừng ở việc cung cấp thông tin kế toán tài chính, toàn bộ số liệu và thông tin kế toán quản trị hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của lãnh đạo các trường.

– Khai báo cơ sở dữ liệu ban đầu: Khi sử dụng phần mềm kế toán, việc làm đầu tiên đối với người sử dụng là khai báo và mã hóa thông tin về đối tượng kế toán, việc làm này đòi hỏi bộ phận kế toán phải phân loại, mã hóa theo từng loại đối tượng như: Nguyên vật liệu, công dụng cụ, tài sản, cán bộ, viên chức, học sinh sinh viên, khách hàng, các loại tiền, nguồn tiền, công nợ phải thu, phải trả, các khoản tạm ứng, … Hiện tại khi sử dụng phần mềm kế toán, các trường Cao đẳng tại Hải Dương mới chỉ tập trung mã hóa ở mức cơ bản đủ phục vụ cho việc cung cấp thông tin kế toán tài chính mà cụ thể là phục vụ công tác thanh kiểm tra, quyết toán ngân sách, … Nhiều đối tượng kế toán vẫn còn được theo dõi thủ công không qua hệ thống phần mềm nh ư: Công nợ của học sinh sinh viên với Nhà trường, danh mục và tình hình nhập xuất nguyên liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và quản lý, … Với việc mã hóa như này, việc cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị là hầu như không thể thực hiện, qua đó gây khó khăn trong việc đánh giá và đưa ra các quyết định tức thời liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo các đơn vị thuộc Nhà trường, đặc biệt là Ban Giám hiệu Nhà trường.

– Đối tượng sử dụng thông tin: Thông tin kế toán là kết quả phản ánh tình hình tài chính, được đo lường bằng thước đo tiền tệ hoặc hiện vật, được trình bày trên hệ thống sổ và báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Hiện tại, thông tin kế toán của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương được cung cấp chủ yếu là thông tin kế toán tài chính và phục vụ chủ yếu cho lãnh đạo Nhà trường, cán bộ viên chức, kho bạc, cơ quan thuế, kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài việc cung cấp thông tin cho những đối tượng trên, thông tin kế toán cũng đã được cung cấp cho một số khách hàng liên quan như: Đơn vị liên kết đào tạo, ngân hàng, nhà thầu và đơn vị cung cấp hàng hóa. Mục đích của người sử dụng thông tin kế toán do các trường cung cấp vẫn chủ yếu là kiểm soát việc chấp hành chế độ và quy định về công tác tài chính, đối với cơ quan chủ quản thì thông tin kế toán là căn cứ để giao kinh phí, phê chuẩn phương án sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí đã sử dụng,…, bên cạnh đó cũng có một bộ phận nhỏ sử dụng những thông tin kế toán này để đánh giá năng lực tài chính, khả năng hoạt động của nhà trường trước khi đưa ra quyết định về việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

– Chất lượng và việc khai thác thông tin kế toán: Nhược điểm cố hữu vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan của dữ liệu và thông tin kế toán trong thời gian vừa qua là chưa đầy đủ, chưa phong phú, chưa kịp thời, còn có những thông tin chưa chính xác, đối tượng được sử dụng thông tin kế toán còn bị hạn chế, … nguyên nhân này đã gây ra nhiều tổn thất về mặt vô hình và cả hữu hình cho chính bản thân các trường và đối tác liên quan. Mặc dù cũng đã áp dụng khoa học công nghệ vào phục vụ công tác kế toán, xong do cách tổ chức, quan điểm chỉ đạo mà cơ sở dữ liệu kế toán của các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong điều kiện hội nhập về kế toán kiểm toán. Thực tế thì, chất lượng cơ sở dữ liệu kế toán và thông tin kế toán của các trường chỉ bó hẹp trong việc phục vụ nhu cầu kế toán tài chính, phục vụ cho công tác xây dựng dự toán, kiểm tra tính tuân thủ, báo cáo thanh quyết toán của cơ quan nhà nước. Việc khai thác, tiếp cận, sử dụng cơ sở dữ liệu kế toán vẫn còn bị nhiều cản trở, đặc biệt là đối với các cá nhân, đơn vị liên kết, khách hàng, ngân hàng, nhà đầu tư, người học và gia đình người học, … Vấn đề quan trọng nữa quyết định đến thành công trong con đường đi đến tự chủ tài chính của các trường là cơ sở dữ liệu và thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc định hướng, điều hành của Ban Giám hiệu thì gần như không có, các phương án, kế hoạch, quyết định, … của lãnh đạo phần lớn được đưa ra dựa trên kinh nghiệm hoặc các thông tin quá khứ do kế toán tài chính cung cấp.

4. Định hướng và yêu cầu đặt ra đối với tổ chức thông tin kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương trên con đường hướng tới tự chủ tài chính Cách mạng công nghiệp 4.0 với trụ cột là kỹ thuật số, liên quan đến việc tự động hóa, các hành vi thông minh, trí tuệ nhân tạo do con người lập trình tạo nên để hướng tới mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Bên cạnh đó là mạng lưới Internet vạn vật kết nối, có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. Kết quả là cơ sở dữ liệu lớn “Big Data” đa dạng, phong phú với tốc độ kết nối và xử lý nhanh, đáp ứng được mọi nhu cầu của người sử dụng thông tin,… Để hỗ trợ thực hiện việc này đòi hỏi các trường phải đầu tư thêm hệ thống máy tính cấu hình cao, hệ thống kết nối internet tốc độ cao, hệ thống phần mềm, hệ thống an ninh mạng, kho lưu trữ dữ liệu, đội ngũ nhân lực có chuyên môn,…

Hoạt động tổ chức thông tin kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương trong thời gian tới đây, đặc biệt là khi các trường hội nhập sâu rộng vào thị trường giáo dục – đào tạo, với yêu cầu phải tự đảm bảo tình hình tài chính và xây dựng mô hình hoạt động như một doanh nghiệp, mục tiêu đối với tổ chức thông tin kế toán là khắc phục được những hạn chế trước đây và hiện tại, nhanh chóng hội nhập toàn diện với hoạt động tài chính kế toán của các đơn vị đào tạo khác trong điều kiện mở cửa và xã hội hóa giáo dục. Muốn vậy, việc tổ chức thông tin kế toán của các trường Cao đẳng tại Hải Dương cần tập trung vào triển khai tốt một số nội dung sau:

(1). Lãnh đạo các trường cần phải thay đổi quan điểm và yêu cầu đối với bộ phận kế toán, theo đó phải yêu cầu bộ phận kế toán mã hóa và phản ánh toàn bộ mọi đối tượng, thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của trường, từ đối tượng trực tiếp đến đối tượng gián tiếp, từ đối tượng có giá trị cao đến đối tượng có giá trị nhỏ, … Các trường cần tiếp tục đầu t ư, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào công tác kế toán, sử dụng các phần mềm để quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu kế toán, kết nối thông tin kế toán với các thông tin thuế, bảo hiểm, ngân hàng, người học, nâng cấp hệ thống an ninh mạng, khả năng bảo mật dữ liệu, cho phép truy cập và xử lý nhanh cơ sở dữ liệu.

(2). Bộ phận kế toán phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đối với từng kế toán viên, phải thực hiện việc mã hóa và phân quyền nhập và xử lý dữ liệu cho tất cả các thành viên, phải xây dựng và thiết lập được quy trình kế toán, từ hoạt động thu nhận, xử lý thông tin, kiểm tra hoàn thiện thông tin, nhập dữ liệu, xử lý, kết xuất thông tin, xây dựng các loại báo cáo kế toán tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo đúng yêu cầu của người sử dụng. Đưa vào ứng dụng và cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số liên quan đến công tác tài chính kế toán như: Hoạt động thanh toán số giữa nhà trường với người học, với các đối tác, với các đơn vị tín dụng; cung cấp hệ thống chứng từ điện tử, tăng cường sử dụng đồng tiền kỹ thuật số trong giao dịch thanh toán nhằm đảm bảo yêu cầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt là phù hợp với xu thế của hội nhập thế giới.

(3). Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng kho cơ sở dữ liệu kế toán, muốn làm được việc này thì đòi hỏi người sử dụng thông tin kế toán phải có một trình độ nhất định để khai thác. Các thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị sẽ được cung cấp bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ địa điểm nào, ưu điểm này đảm bảo mọi điều kiện hỗ trợ cho lãnh đạo các trường và đối tượng sử dụng thông tin để có thể đưa ra các đánh giá và quyết định ngay tức thì. Cơ sở dữ liệu và thông tin kế toán mở đối với mọi người sẽ luôn đảm bảo cho việc minh bạch hóa các hoạt động của nhà trường, qua đó ngăn chặn được các hoạt động tiêu cực, đem lại lòng tin cho các đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết, tổ chức tín dụng, khách hàng, người học và đặc biệt là lòng tin của đội ngũ công nhân viên chức.

(4). Bảo quản, bảo trì, lưu trữ kho cơ sở dữ liệu là yêu cầu quan trọng đòi hỏi các trường phải đặc biệt quan tâm, muốn làm việc này nhà trường phải đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống máy tính, kết nối internet, hệ thống lưu trữ đám mây, hệ thống phần mềm an ninh mạng, xây dựng hệ thống tường rào an ninh mạng, đầu tư nâng cao trình độ cho con người. Kho cơ sở dữ liệu kế toán lúc này được coi như là kho tài nguyên vô giá đối với bộ phận kế toán, nó phản ánh quy mô, tầm cỡ, lịch sử hoạt động của các trường, nó có thể cung cấp cho người dùng thông tin về toàn bộ những hoạt động tài chính kế toán đã diễn ra tùy theo yêu cầu của người dùng. Cơ sở dữ liệu kế toán an toàn, đồng nghĩa với việc thông tin kế toán cung cấp là đáng tin cậy với chất lượng cao.