Nguyên tố nào có nhiều nhất trong vũ trụ năm 2024

Dòng sự kiện: Trắc nghiệm kiến thức

Thủ đô của đất nước chuột túi là gì?

Thứ bảy, 29/09/2018 - 01:08

Bạn có biết: Muối biển đến từ đâu?

Thứ năm, 20/09/2018 - 09:37

Bạn có vững kiến thức nhiều mặt?

Thứ ba, 18/09/2018 - 03:03

Châu Mỹ được phát hiện ra năm nào?

Thứ hai, 17/09/2018 - 14:55

Thử kiểm tra kiến thức tổng hợp của bạn

Chủ nhật, 09/09/2018 - 14:50

Khi các ngôi sao lớn gấp 150 lần kích thước mặt trời của chúng ta phát nổ, chúng sản sinh ra các nguồn ánh sáng mạnh nhất trong vũ trụ và giải phóng lượng năng lượng khổng lồ chỉ trong vài giây, tương đương tổng số năng lượng mặt trời của chúng ta tạo ra trong toàn bộ cuộc đời kéo dài khoảng 10 tỉ năm của nó hay 10 triệu tỉ tỉ tỉ quả bom triệu tấn.

Các vụ nổ khủng khiếp như trên sản sinh ra các chùm bức xạ năng lượng cực lớn, gọi là sự bùng nổ tia gamma (GRB). Giới thiên văn học coi chúng là thứ mạnh nhất trong vũ trụ.

Các nhà khoa học từng bày tỏ hy vọng, con người không cô độc trong vũ trụ, nhưng nếu đó là sự thật, những sinh vật ngoài hành tinh khác đang ở đâu? Một lời giải thích khả dĩ là sự sống trong vũ trụ thực sự rất hiếm vì các vụ GRB đang "tiệt trùng" các thiên hà. Các vụ nổ này có thể đang tiêu diệt mọi cơ hội khám phá ra sự sống trên những hành tinh khác của chúng ta.

Nguyên tố nào có nhiều nhất trong vũ trụ năm 2024

Theo lý giải của các chuyên gia, GRB là một vụ bùng nổ bức xạ ấn tượng, bao gồm các chùm bức xạ gamma thường kéo dài vài giây tới vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài giờ đồng hồ.

Trên Trái đất, bức xạ gamma hình thành từ sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố và vô cùng nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật. Trong khi đó, các chùm bức xạ gamma siêu mạnh trong vũ trụ ra đời từ dạng nổ sao khủng khiếp nhất: siêu siêu tân tinh (hypernovae), với năng lượng bằng năng lượng của hơn 100 siêu tân tinh (supernova). Khi xảy ra vụ nổ siêu siêu tân tinh, một lượng rất lớn bức xạ gamma độc hại được phát thải vào không gian với vận tốc cực nhanh.

Nếu hành tinh nào đó nằm trên đường đi của các chùm bức xạ GRB, hành tinh đó sẽ chứng kiến sự tuyệt chủng hàng loạt, nếu không muốn nói là hoàn toàn. Những sự cố như thế này có thể đang "tiệt trùng" vũ trụ. Nếu các hành tinh khác cũng có điểm giống Trái đất, chúng sẽ mất hàng tỉ năm tiến hóa mới đạt tới thời điểm sự sống trên hành tinh đủ thông minh và phát triển về kỹ thuật để chế tạo được các tàu vũ trụ có thể vượt ra ngoài hệ mặt trời của chúng và đi khám các hành tinh khác.

Các vụ bùng nổ tia gamma là nguồn sáng mạnh nhất trong vũ trụ và được con người phát hiện một cách ngẫu nhiên lần đầu tiên ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Cụ thể là, vào cuối những năm 1960, Mỹ đã triển khai hàng loạt vệ tinh quân sự nhằm giám sát không gian và tìm ra bất kỳ bằng chứng nào về bức xạ gamma còn sót lại từ hoạt động thử nghiệm hạt nhân của Liên Xô. Các vệ tinh Mỹ đã phát hiện ra bức xạ gamma, nhưng từ các nguồn cách Trái đất hàng triệu, thậm chí hàng tỉ năm ánh sáng.

Vì chúng rất sáng rõ, nên chúng ta có thể quan sát các vụ nổ GRB ở khoảng cách rất xa, từ mọi góc của vũ trụ. Giới thiên văn học trung bình đang phát hiện 1 vụ nổ GRB mỗi ngày, đồng nghĩa với 1 thiên hà đơn lẻ sẽ chứng kiến một vụ bùng nổ bức xạ gamma cứ mỗi 100.000 năm - 1 triệu năm, tương đối hiếm ngay cả với các tiêu chuẩn của vũ trụ.

Các chuyên gia cho biết, thiên hà của chúng ta - Dải Ngân hà - chưa bao giờ chứng kiến nổ GRB. Ứng viên nhiều tiềm năng nhất cho nổ GRB trong thiên hà của chúng ta hiện cách Trái đất khoảng 7.500 năm ánh sáng, khoảng cách đủ an toàn cho hành tinh chúng ta.

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất và không gian hiện có được coi là một tổng thể. Vũ trụ được cho là có đường kính ít nhất 10 tỷ năm ánh sáng và chứa một số lượng lớn các thiên hà; nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ...

Đọc tiếp

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất và không gian hiện có được coi là một tổng thể. Vũ trụ được cho là có đường kính ít nhất 10 tỷ năm ánh sáng và chứa một số lượng lớn các thiên hà; nó đã được mở rộng kể từ khi thành lập ở Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28 tỷ parsec (91 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn.Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.

Xuyên suốt các thư tịch lịch sử, các thuyết vũ trụ học và tinh nguyên học, bao gồm các mô hình khoa học, đã từng được đề xuất để giải thích những hiện tượng quan sát của Vũ trụ. Các thuyết địa tâm định lượng đầu tiên đã được phát triển bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ. Trải qua nhiều thế kỷ, các quan sát thiên văn ngày càng chính xác hơn đã đưa tới thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus và, dựa trên kết quả thu được từ Tycho Brahe, cải tiến cho thuyết đó về quỹ đạo elip của hành tinh bởi Johannes Kepler, mà cuối cùng được Isaac Newton giải thích bằng lý thuyết hấp dẫn của ông. Những cải tiến quan sát được xa hơn trong Vũ trụ dẫn tới con người nhận ra rằng Hệ Mặt Trờinằm trong một thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao, gọi là Ngân Hà. Sau đó các nhà thiên văn phát hiện ra rằng thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hàng trăm tỷ thiên hà khác. Ở trên những quy mô lớn nhất, sự phân bố các thiên hà được giả định là đồng nhất và như nhau trong mọi hướng, có nghĩa là Vũ trụ không có biên hay một tâm đặc biệt nào đó. Quan sát về sự phân bố và vạch phổ của các thiên hà đưa đến nhiều lý thuyết vật lý vũ trụ học hiện đại. Khám phá trong đầu thế kỷ XX về sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà gợi ý rằng Vũ trụ đang giãn nở, và khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụcho thấy Vũ trụ phải có thời điểm khởi đầu. Gần đây, các quan sát vào cuối thập niên 1990 chỉ ra sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tốc cho thấy thành phần năng lượng chủ yếu trong Vũ trụ thuộc về một dạng chưa biết tới gọi là năng lượng tối. Đa phần khối lượng trong Vũ trụ cũng tồn tại dưới một dạng chưa từng biết đến hay là vật chất tối.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm..

Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về Số phận sau cùng của Vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có nhiều giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau.