Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024

Đối với những người mắc ung thư đang phải trải qua quá trình hóa trị, nỗi lo rụng tóc luôn hiện hữu. Trong bài viết này, ECO Pharma sẽ giải đáp thắc mắc “hoá trị có rụng tóc không“, đồng thời cung cấp thông tin về mức độ rụng tóc, thời điểm rụng tóc cũng như những biện pháp hạn chế và chăm sóc tóc hiệu quả trong quá trình hóa trị.

Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024

Hóa trị là gì?

Hóa trị là việc sử dụng thuốc hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này hoạt động bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, phân chia và tạo ra nhiều tế bào hơn. Hóa trị thường được sử dụng để điều trị ung thư vì tế bào ung thư phát triển và nhân lên nhanh hơn nhiều so với hầu hết các tế bào trong cơ thể. [1]

Mặc dù hóa trị là một cách hiệu quả để điều trị nhiều loại ung thư nhưng phương pháp này cũng có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ của hóa trị là nhẹ và có thể khắc phục được, trong khi một số khác có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem hóa trị có rụng tóc không?

Hóa trị có rụng tóc không?

Hóa trị là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc, có khoảng 65% số người được hóa trị sẽ bị rụng tóc. Sau hóa trị, một số người rụng hết tóc nhanh chóng; những người khác có thể chỉ rụng một ít tóc hoặc không rụng chút nào. Mặc dù rụng tóc ở đầu là phổ biến nhất nhưng người bệnh có thể thấy lông mày, lông mi, lông ở nách, chân, ngực, râu và vùng mu cũng bị rụng. [2]

Tế bào ung thư có xu hướng phân chia rất nhanh, với tốc độ cao hơn nhiều so với hầu hết các tế bào trong cơ thể. Một số tế bào bình thường trong cơ thể chúng ta cũng phân chia nhanh chóng như tế bào nang lông, các tế bào tạo máu trong tủy xương,… [3]

Thuốc hóa trị làm tổn thương vật liệu di truyền (RNA và DNA) bên trong các tế bào đang phân chia nhanh chóng, có vai trò hướng dẫn sự phân chia tế bào. Bởi vì những loại thuốc này không thể phân biệt được sự khác biệt giữa tế bào khỏe mạnh và tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng nên chúng cũng ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Trong đó có các tế bào ở nang tóc, khiến tóc rụng. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi hóa trị có rụng tóc không?

Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024
Hoá trị có rụng tóc không là điều lo lắng của nhiều người mắc phải căn bệnh ung thư.

Yếu tố ảnh hưởng đến rụng tóc sau hóa trị

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến rụng tóc sau hóa trị như loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng cũng như độ tuổi và sức khỏe của người bệnh.

1. Loại thuốc hóa trị

Nhiều loại thuốc hóa trị có thể gây rụng tóc nhưng không phải tất cả chúng đều gây ra tác dụng phụ này. Có nhiều loại thuốc hóa trị, mỗi loại ảnh hưởng đến một phần khác nhau của chu kỳ phát triển tế bào.

  • Chất chống chuyển hóa: Nó có tác dụng ngăn không cho tế bào ung thư phân chia. Chúng được sử dụng cho bệnh ung thư vú, buồng trứng và ruột kết cũng như bệnh bạch cầu. Loại thuốc hóa trị này ít có khả năng gây rụng tóc hơn so với các loại thuốc khác nhưng có thể làm cho tóc mỏng hơn.
  • Thuốc kháng sinh chống khối u: Thuốc kháng sinh chống khối u tác động lên khả năng tạo bản sao DNA của tế bào, ức chế sự phát triển và phân chia tế bào. Chúng được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư. Không phải tất cả các loại kháng sinh chống khối u đều gây rụng tóc. Trong số này, Adriamycin (doxorubicin) và Idamycin (idarubicin) có nhiều khả năng gây rụng tóc hơn.
  • Thuốc ức chế Topoisomerase: Nhóm thuốc này nhắm vào các enzyme cụ thể cho phép các chuỗi DNA tách ra và tạo ra các bản sao. Chúng được sử dụng cho bệnh ung thư phổi, buồng trứng, đại trực tràng và tuyến tụy, cũng như một số bệnh bạch cầu. Trong nhóm này, tình trạng rụng tóc xảy ra nhiều hơn khi dùng VePesid (etoposide) và Camptosar (irinotecan).

2. Liều lượng thuốc được sử dụng

Sử dụng thuốc hóa trị liều cao hơn thường có nguy cơ rụng tóc nhiều hơn hơn. Ngược lại, khi người bệnh điều trị bằng thuốc hóa trị liều lượng thấp sẽ có ít nguy cơ bị rụng tóc hơn. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hóa trị có rụng tóc không? [4]

3. Thời gian điều trị bằng hóa chất

Thời gian hóa trị càng dài thì khả năng rụng tóc cao hơn và ngược lại. Thời gian thực hiện hóa trị sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thuốc được sử dụng, mức độ nặng của người bệnh,…

Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024
Hoá trị có rụng tóc không? Phương pháp điều trị ung thư này khiến tóc rụng ở những mức độ khác nhau.

4. Sức khỏe tổng quát của người bệnh

Một số người có nhiều khả năng bị rụng tóc hơn những người khác, ngay cả khi dùng cùng một liều lượng thuốc giống nhau. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tính nhạy cảm khác nhau ở mỗi người. Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc hóa trị có rụng tóc không?

5. Độ tuổi của người bệnh

Người lớn tuổi có khả năng phục hồi sau hóa trị chậm hơn và thường có bệnh nền người trẻ, vì thế độ tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến rụng tóc sau hóa trị. Ngoài ra, nguy cơ người bệnh rụng tóc cao hơn nếu được hóa trị bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hoặc sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.

⇒ Xem thêm: Xạ trị có rụng tóc không?

Quá trình rụng tóc sau hóa trị diễn ra thế nào?

Quá trình rụng tóc sau hóa trị thường diễn ra từ từ chứ không đột ngột, bao gồm 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Tóc bắt đầu rụng từ một đến ba tuần sau khi bắt đầu hóa trị.
  • Giai đoạn 2: Tóc trên da đầu dần rụng nhiều và rụng trước, sau đó đến lông mặt, lông trên cơ thể và lông mu cũng có thể rụng.
  • Giai đoạn 3: Một vài tuần sau khi kết thúc hóa trị, tóc bắt đầu mọc lại ở hầu hết mọi người. Sẹo trên da đầu hoặc các vấn đề khác rất hiếm gặp. Ở một số người, lông mọc lại có thể nhạt hơn hoặc sẫm màu hơn một chút và thường xoăn hơn trước nhưng điều này thường chỉ là tạm thời. [5]
    Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024
    Truyền hoá chất có rụng tóc không là điều lo lắng thường trực của nhiều người bệnh ung thư.

Có phương pháp hóa trị không rụng tóc không?

Không có phương pháp hóa trị nào có thể đảm bảo tóc của người bệnh sẽ không rụng trong hoặc sau khi điều trị. Một số phương pháp điều trị đã được nghiên cứu như những cách có thể để ngăn ngừa rụng tóc. Tuy nhiên, không có cách nào có hiệu quả hoàn toàn. Vì thế, truyền hóa chất không rụng tóc là điều khó có thể đảm bảo. [6]

Làm sao hạn chế rụng tóc khi hóa trị trong điều trị ung thư?

Mặc dù nguy cơ rụng tóc khi hóa trị ung thư khó có thể tránh khỏi nhưng người bệnh vẫn có thể hạn chế tối đa tác dụng phụ này thông qua việc:

1. Trao đổi với bác sĩ về loại thuốc sẽ sử dụng

Có nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau và tác dụng phụ gây rụng tóc của chúng cũng không giống nhau. Nếu như lo ngại sự rụng tóc sẽ gây mất thẩm mỹ, người bệnh có thể chủ động thông báo đến bác sĩ, từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc về loại thuốc sử dụng vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa hạn chế tình trạng rụng tóc ở mức cho phép.

2. Hạn chế các tác động xấu lên tóc trước, trong và sau hóa trị

Trước khi hóa trị

Hãy chăm sóc mái tóc một cách nhẹ nhàng, tập thói quen không tẩy, nhuộm màu, duỗi hoặc uốn tóc, vì những điều này làm tóc bị suy yếu. Tránh sử dụng máy uốn tóc, máy sấy tóc. Việc giữ tóc khỏe mạnh trước điều trị giúp tóc có nhiều khả năng lưu lại trên đầu lâu hơn một chút trong quá trình điều trị. Hãy cân nhắc việc cắt tóc vì tóc ngắn có xu hướng trông đầy đặn hơn tóc dài.

Khi tóc rụng, tình trạng này sẽ không dễ nhận thấy nếu người bệnh để tóc ngắn. Đây cũng là lúc người bệnh có thể chuẩn bị tóc giả, khăn quàng cổ hoặc các loại khăn che đầu khác. Việc lựa chọn đội khăn trùm đầu để che giấu tình trạng rụng tóc hay không là tùy thuộc vào mỗi người. Nhưng việc lập kế hoạch ngay bây giờ sẽ dễ dàng hơn là sau khi điều trị.

Trong quá trình hóa trị

Hãy chăm sóc tốt phần tóc còn lại trên da dầu, tiếp tục thói quen chăm sóc tóc nhẹ nhàng trong suốt quá trình hóa trị. Người bệnh chỉ nên gội đầu khi cần thiết, cân nhắc sử dụng dầu gội nhẹ nhàng. Nếu đầu của người bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc không khí lạnh, hãy bảo vệ đầu bằng kem chống nắng hoặc khăn trùm đầu. Da đầu có thể nhạy cảm hơn khi trải qua quá trình điều trị. Điều này có nghĩa là thời tiết cực lạnh hoặc ánh nắng mặt trời có thể dễ dàng gây kích ứng da.

Sau hóa trị

Người bệnh cần tiếp tục chăm sóc tóc nhẹ nhàng. Tóc mới mọc thường rất mỏng manh, có thể dễ bị hư hại hơn bởi các sản phẩm tạo kiểu và máy sấy tóc. Hãy tạm dừng việc nhuộm màu hoặc tẩy tóc mới cho đến khi tóc mọc chắc khỏe hơn. Việc tạo kiểu tóc trong giai đoạn này có thể làm hỏng mái tóc mới và gây kích ứng da đầu nhạy cảm của người bệnh.

Hãy cố gắng kiên nhẫn vì có khả năng là tóc sẽ mọc lại từ từ và trông không giống như cũ ngay lập tức. Nhưng sự tăng trưởng của tóc cần có thời gian. Cơ thể người bệnh cũng cần có thời gian để sửa chữa những tổn thương do điều trị ung thư gây ra.

Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024
Sau hóa trị, người bệnh cần tránh sử dụng máy sấy tóc để tránh làm tổn hại đến tóc

3. Sử dụng mũ làm mát da đầu

Các nghiên cứu về mũ làm mát da đầu cho thấy nó có tác dụng phần nào ở hầu hết những người được thử nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này khiến da đầu rất lạnh. Trong quá trình truyền hóa chất, người bệnh được đội một chiếc mũ vừa khít được làm mát bằng chất lỏng lạnh lên đầu. Nhiệt độ lạnh giúp làm chậm lưu lượng máu đến da đầu. Bằng cách này, thuốc hóa trị ít có khả năng ảnh hưởng đến tóc của người bệnh hơn.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mũ làm mát có thể không hoạt động tốt trên tóc có lọn xoăn chặt. Loại tóc này phổ biến hơn ở người da đen. Những lọn tóc và cuộn chặt có thể khiến mũ không đủ lạnh cho da đầu. Để chiếc mũ vừa khít với đầu, người bệnh có thể cần phải thay đổi cách tạo kiểu tóc.

Cách mọc tóc nhanh sau hóa trị

Việc kiên trì áp dụng kết hợp những cách sau đây có thể giúp tóc của người bệnh nhanh mọc và chắc khỏe hơn.

1. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Chế độ ăn uống sau hóa trị đóng một vai trò rất lớn trong việc phục hồi, đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của tóc. Các loại thực phẩm tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển của tóc sau hóa trị là trứng, hải sản, bông cải xanh, cam, bưởi, chuối, thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt,… Người bệnh cũng cần chú ý đến các loại vitamin giúp tóc mọc lại sau hóa trị.

Biotin (vitamin B7) luôn là loại vitamin được nhắc tới nhiều nhất khi nói về mái tóc, làn da và móng tay khỏe mạnh. Tuy nhiên, không có bằng chứng lâm sàng chắc chắn nào cho thấy việc bổ sung biotin để kích thích mọc tóc sau hóa trị. Sự thiếu hụt biotin rất hiếm vì cơ thể cần một lượng rất nhỏ và nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Nguồn biotin tốt là ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, trứng và các loại rau lá xanh đậm.

Vitamin A giữ cho làn da khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy sự tiết bã nhờn. Bã nhờn là chất nhờn có tác dụng dưỡng ẩm cho da đầu, do đó làm giảm hư tổn và thúc đẩy sự phát triển của tóc. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy dùng quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến rụng tóc, vì vậy hãy bổ sung loại vitamin này một cách hợp lý từ sữa, trứng, cá, gan,…

Ngoài ra, protein rất quan trọng cho sự phát triển và sẽ hỗ trợ tóc mọc lại khỏe mạnh. Với mỗi bữa ăn nên có một nguồn protein nạc; trứng, cá, sữa, đậu hoặc thịt. Đặt mục tiêu uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày là một cách khác để hỗ trợ cơ thể phục hồi, làm giảm nguy cơ hư tổn cho tóc khi tóc đang phát triển.

2. Chăm sóc tóc đúng cách

Người bệnh có thể thực hiện một số bước để giữ cho tóc khỏe mạnh trong quá trình tóc mọc lại, chẳng hạn như:

  • Tránh sử dụng máy sấy tóc vì có thể làm hỏng tóc.
  • Không gội đầu nhiều hơn hai lần mỗi tuần.
  • Nhẹ nhàng lau khô tóc bằng khăn mềm sau khi gội.
  • Dùng lược có lông mềm hoặc lược răng thưa để gỡ tóc rối.
  • Sử dụng dầu gội trẻ em.
  • Sử dụng kem chống nắng cho da đầu hoặc đội mũ khi ra ngoài trời.
  • Sau khi tóc đã hồi phục hoàn toàn, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ung thư và bác sĩ da liễu trước khi nhuộm, tẩy và uốn tóc.
    Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024
    Người bệnh cần sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ để gội đầu sau hóa trị.

3. Cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào mầm tóc

Phương pháp hóa trị điều trị ung thư như hóa trị sẽ tiêu diệt tế bào mầm tóc, làm tóc rụng nhiều. Vì thế, để cải thiện tình trạng tóc rụng sau hóa trị hiệu quả hơn, song song với việc chú ý chăm sóc tóc đúng cách, người bệnh cần bổ sung thêm các dưỡng chất có khả năng tác động vào tế bào mầm tóc, thúc đẩy các tế bào mầm tóc phát triển trở lại. Từ đó, mái tóc sẽ được “tái sinh” một cách hiệu quả hơn.

Các dưỡng chất quý Cynatine®, Pumpkin Seed, Horsetail, Black cohosh,… giúp cân bằng thần kinh nội tiết nữ, nuôi dưỡng và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, bảo vệ tế bào mầm tóc trước nhiều yếu tố gây hại như stress, hóa chất, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, tóc mọc chắc khỏe, ít bị khô xơ.

Các dưỡng chất như Cynatine®, Eurycoma Longifolia, Saw Palmetto, American Ginseng,… giúp cân bằng thần kinh nội tiết nam, bảo vệ và tăng trưởng tế bào mầm tóc, giúp kích thích tóc mọc chắc khỏe, dày mượt.

4. Nghỉ ngơi đầy đủ

Việc nghỉ ngơi đầy đủ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của cơ thể và sự phát triển của tóc. Một giấc ngủ ngắn hàng ngày (30 phút hoặc ít hơn) là điều cần thiết, nhưng đừng ngủ quá nhiều khiến bạn khó ngủ vào ban đêm. Tốt nhất, bạn nên nghỉ ngơi sau khi ăn để thức ăn được tiêu hóa. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm là điều quan trọng để giữ cho bộ não và cơ thể nhanh chóng phục hồi.

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, ngủ sâu giấc, tăng cường năng lượng và có những tác động tích cực nhất định đến tóc. Điều quan trọng là người bệnh cần bắt đầu chậm rãi, hãy thử đi bộ, tập yoga hoặc giãn cơ trước khi bắt đầu các bài tập cần nhiều sức lực hơn. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về bài tập và cường độ tập luyện phù hợp nhất cho mình.

Hóa trị sau bao lâu thì mọc tóc năm 2024
Hóa trị có bị rụng tóc không? Phương pháp này dẫn đến rụng tóc và người bệnh cần phải ăn uống dinh dưỡng, tập luyện khoa học để hỗ trợ tóc mọc lại nhanh hơn.

6. Kiên trì

Quá trình cơ thể phục hồi sau hóa trị và tóc mọc trở lại cần nhiều thời gian. Ví dụ, một người bệnh ung thư vú có thể cần 6 tháng hoặc lâu hơn để cơ thể phục hồi sau hóa trị. Vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giảm stress và tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ trong một thời gian dài để giúp cơ thể nhanh phục hồi và tóc mọc trở lại khỏe hơn.

Hoá trị có rụng tóc không? Đây là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị, ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Mức độ rụng tóc có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là rụng tóc do hóa trị thường chỉ là tạm thời. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, tóc sẽ mọc lại dần dần.

Hãy nhớ rằng, việc điều trị ung thư là ưu tiên hàng đầu. Hãy trao đổi cởi mở với bác sĩ về những lo lắng của bạn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hãy giữ tinh thần lạc quan, kiên cường đối mặt với thử thách này.

Sau khi hóa trị bao lâu thì tóc sẽ mọc lại?

1-2 tháng: Sợi tóc chắc hơn bắt đầu mọc. 2-3 tháng: Tóc mọc dài khoảng 2,5 cm. 6 tháng: 5-7cm tóc mọc lên, che các mảng hói. 12 tháng: Tóc có thể đã mọc từ 10-15 cm và đủ dài để chải hoặc tạo kiểu.

Bao lâu thì tóc con mọc lại?

Rụng tóc sau sinh chỉ là tình trạng tạm thời, bắt đầu từ 2 – 4 tháng sau khi sinh và kéo dài vài tháng tiếp theo do sự thay đổi nội tiết tố. Tóc sẽ mọc lại bình thường sau 6 tháng. Tuy nhiên, 1 số phụ nữ có thể bị rụng tóc kéo dài 1 năm sau đó.

Sau khi truyền hóa chất bao lâu thì rụng tóc?

Rụng tóc thường xuất hiện sau khi dùng hóa chất khoảng 1 – 2 tuần, nặng nhất khoảng 1 tháng sau hóa trị, người bệnh sẽ bị rụng tóc với đặc điểm rụng từng toàn bộ hoặc rụng từng mảng ở những vùng có ma sát cao khi nằm như đỉnh đầu, 2 bên tai,…

Tóc có thể mọc lại trong bao lâu?

Những người có cơ địa tốt hơn thì tóc có thể mọc được dài nhất là 0,2cm mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng, những nang lông ở trên đầu có thể kích thích cho tóc của chúng ta mọc thêm khoảng 2 - 3cm. Sau một năm, tóc có thể sẽ dài thêm được khoảng 15 - 20cm.