Cách pha chất điều hòa sinh trưởng

Các chất điều hoà sinh trưởng thực vật là một nhóm chất có bản chất hoá học khác nhau nhưng đều có một tác dụng điều hoà quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đảm bảo mối liên hệ giữa các cơ quan, bộ phận của cây...

  • Auxin

    Thông tin tổng hợp về Auxin [IAA] - Chất kích thích sinh trưởng thực vật: Nguồn gốc, cấu tạo, vai trò sinh lý của Auxin đối với cây trồng, các loại auxin và ứng dụng của Auxin trong trồng trọt...

  • Gibberellin [GA]

    Thông tin tổng hợp về Gibberellin [GA] - Chất kích thích sinh trưởng thực vật: Nguồn gốc, cấu tạo, vai trò sinh lý của Gibberellin đối với cây trồng, các loại Gibberellin và ứng dụng của Gibberellin trong trồng trọt... GA đã được ứng dụng rộng r

  • Xitôkinin - Cytokinin

    Thông tin tổng hợp về Cytokinin - Chất kích thích sinh trưởng thực vật: Nguồn gốc, cấu tạo, vai trò sinh lý của Cytokinin đối với cây trồng, các loại Cytokinin và ứng dụng của Cytokinin trong trồng trọt...

  • Abxixic [ABA] - Acid Abscisic [Chất ức chế sinh trưởng]

    Thông tin tổng hợp về Acid Abscisic [Axit Abxixic] - Chất ức chế sinh trưởng thực vật: Nguồn gốc, vai trò sinh lý của Abscisic đối với cây trồng và ứng dụng của Abscisic trong trồng trọt...

  • Hexanoic acid, 2-[diethylamino] ethyl estercitrate

    DA-6 có thể nâng cao hàm lượng và tốc độ quang hợp của yếu tố diệp lục trong thân của thực vật, của protein và Nucleic Acid, nâng cao hoạt tính của...

  • Compound Sodium Nitrophenolate

    Chất điều tiết sinh trưởng thực vật là chất được phổ biến rộng rãi, kích thích tính lưu động chất nguyên sinh tế bào, nâng cao sức sống của tế bào...

  • Brassinolide

    Đối với lúa, lúa mì: Pha dung dịch Brassinolide với tỷ lệ 0.05-0.5mg/kg: Dùng ngâm hạt giống [ngâm trong vòng 24h], hiệu quả cao trên gốc thực vật, phun lên lá vào giai đoạn lúa đẻ nhánh kích thích lúa đẻ nhánh tập trung, tăng số nhánh hữu hiệu

  • Transplantone [ABT]

    Là loại thuốc điều tiết sinh trưởng thực vật được dùng kích thích ra rễ cho các cành cây ươm chủ yếu giúp cho các loại cây giống, cây trồng bằng cành sớm ra rễ và ra rễ nhiều...

  • Etilen [C2H4] - Ethylene

    Ethylene [Etilen] là gì? Chất thúc đẩy sự chín của quả, nguồn gốc phát hiện, đặc tính, hiệu ứng sinh học, cơ chế tác dụng của và ứng dụng của Etilen trong trồng trọt...

  • Auxin tổng hợp - NAA 99%

    Giới thiệu chung về auxin tổng hợp NAA: đặc điểm, tính chất, hướng dẫn cách sử dụng, cách pha chế, ứng dụng trong nông nghiệp,...

  • Auxin tổng hợp - IBA

    Giới thiệu chung về chất điều hòa sinh trưởng IBA: Đặc điểm hóa học, tính chất, độ tan, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, lưu ý khi sử dụng,...

  • Xytokinin - DA6

    Tác dụng chính: hoạt hóa sự phân chia tế bào, kích thích hình thành chồi, là hocmon hóa trẻ, tăng khả năng đậu hoa cái, kích thích nảy mầm của củ, hạt,....

  • Xytokinin - 6 BA [Benzylaminopurine 6BA]

    Dạng bột kết tinh màu trắng khó tan trong nước, tan ít trong ethyl alcohol; ổn định trong dung dịch axit, kiềm. Có tác dụng chính giúp phân chia tế bào, khống chế sự phát triển ngọn, thúc đẩy sự sinh trưởng của mầm nách, khống chế sự lão hóa của lá,.

- Giữ được hầu hết các đặc điểm của cây giống [cây mẹ], cây mới được tạo ra không phân li, biến dị.

- Vườn chè: được trồng bằng cành giâm sinh trưởng đồng đều, các lứa búp non phát sinh tập chung, thuận tiện cho việc thu hái, năng suất chè búp tươi trông bằng phương pháp giâm cành so với chè trồng hạt cùng giống, cùng tuổi tăng 30 – 40%, phẩm chất chè búp khô khá đồng nhất.

2. Yêu cầu về chọn cành làm hom giống chè

- Chọn cành bánh tẻ ngoài mặt tán khỏe mạnh vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển sang màu nâu, không bị sâu bệnh hại.

- Đối với cây chè, trồng với diện tích lớn cần hệ số nhân giống cao nên thường bố trí những vườn sản xuất cành giống chè riêng, tiện cho việc chăm sóc, để cho cành vươn dài, không ngắt búp.

3. Thời gian giâm và kỹ thuật cắt cành giâm

3.1. Thời gian giâm

- Nên cắt cành giâm vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát.  

- Cắt cành giâm vào khoảng tháng 6 – 7 đến cuối mùa thu.

3.2. Kỹ thuật cắt cành giâm

- Cắt thành các hom dài 3 – 4 cm có 1 lá và mầm nách lá [có thể cắt bớt 1 phần phiến lá để tránh bốc hơi nước].

-Lưu ý: Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư thối.

4. Kỹ thuật giâm chè có sử dụng chất kích thích ra rễ NAA

Muốn kích thích cành giâm ra rễ nhanh, khỏe ta sử dụng chất kích thích ra rễ α – NAA 99% với liều lượng như sau:

- Đối với hom còn xanh pha dung dịch với nồng độ 2000 ppm tương ứng với 2g/lít.

- Đối với hom hóa gỗ 1/3 pha dung dịch với nồng độ 3000 – 4000 ppm tương ứng với 3 – 4 g/lít.

- Đối với hom hóa gỗ hoàn toàn pha dung dịch với nồng độ 400 – 600 ppm tương đương 4 – 6 g/10 lít.

Lưu ý: Hom giống sau khi cắt đem nhúng nhanh vào dung dịch mới pha [5 – 10 giây]

Cách pha dung dịch:

Lưu ý: NAA ít tan trong nước, dễ tan trong nước nóng: độ tan trong nước 0,42g/lít. Độ hòa tan trong rượu etylic 33g/lít. Tan tốt trong các dung môi khác như acetone, eter, cloroform, dung dịch kiềm…

* Hướng dẫn pha NAA bằng dung dịch kiềm:

Để tạo dung dịch kiềm ta hòa tan khoảng 2 – 3 thìa cà phê Baking Soda hoặc Nabica [có thể mua Baking Soda hoặc muối Nabica tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng hóa chất] vào khoảng 200 – 300ml nước nóng [80 – 95ºC], khuấy đều cho tan hoàn toàn. Cân lượng NAA cho vào dung dịch kiềm vừa pha và khuấy đều đến tan hết, sau đó mới thêm đủ lượng nước nguội theo định mức trước khi ngâm hoặc nhúng cành giâm.

5. Kỹ thuật giâm cành sau khi ngâm, nhúng qua dung dịch NAA

- Cắm hom vào luống: Cứ 1m2 cắm 160 hom với mật độ 6x10cm, để cách mặt đất 1cm, nén chặt đất và tưới ngay. Đối với túi bầu: 1 – 2 hom/túi. Chất nền có độ ẩm 80- 85%.

- Sau khi cắt hom cho tới khi ra rễ, cần luôn giữ ẩm trong vườn ươm, tưới phun hằng ngày, trữ khi trời mưa. Nhiệt độ thích hợp là 21 – 25 ºC. Sau 1 thì tưới 3 – 5 ngày/lần, sau 3 tháng thì 7 – 15 ngày/lần tùy theo thời tiết.

- Điều chỉnh ánh sáng vườn ươm: sau 3 – 5 tháng, tác dần dàn che từ 1/3 – ½. Trên 6 tháng bỏ dàn che.

Nguồn: admin tổng hợp

1.    Các con đường thu nhận

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật sử dụng trong nông nghiệp được thu nhận bằng 3 con đường chính:

- Chiết suất từ thực vật

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đều có trong các bộ phận của cây nhưng thường ở nồng độ rất thấp. Vì vậy, bằng phương pháp chiết suất từ thực vật thì hiệu suất thu nhận rất thấp và giá thành cao. Những chất nào cần thiết mà không thể thu nhận được từ các phương pháp khác thì mới chiêt suất từ thực vật. Thí dụ gần đây Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt chiết suất từ một loại rong biển chất Oligo saccarit có khả năng kích thích sinh trưởng cây trồng như một auxin. Các Polyphenol cũng đã được chiết suất từ nhiều loài cây.

- Lên men vi sinh vật

Chất điều hòa sinh trưởng nổi tiếng và có nhiều ứng dụng nhất là Gibberillin [GA] đã được thu nhận bằng phương pháp này. Bằng kỹ thuật lên men, người ta nuôi cấy nấm Fusarium moniliforme. Trong quá trình phát triển, nấm đã tổng hợp chất GA và tiết vào môi trường lên men rồi với kỹ thuật tách chiết, GA đã được tách khỏi dịch nuôi cây nấm và kết tinh dưới dạng tinh thể màu trắng. Ở Việt Nam, GA đã được thu nhận bằng phương pháp này ở viện Công nghệ Sinh học [Trung tâm KHTN và TN Quốc gia] và đưa vào ứng dụng trong nông nghiệp.

- Công nghệ hóa học

Có nhiều chất điều hào sinh trưởng được sản xuất bằng phương pháp hóa học như các chất Auxin, Ethylen. Đây là con đường kinh tế nhất. Ở nước ta, hiện nay các chất Auxin, Ethylen được thu nhận bằng phương pháp công nghệ hóa học cũng đang được tiến hành ở các viện và trung tâm hóa học.

2.    Các phương pháp sử dụng

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng trên cây bằng nhiều phương pháp như phun lên cây, phun vào dung dịch, bôi lên cây hoặc tiêm chích vào cây. Tùy theo mục đích yêu cầu mà người ta ứng dụng có thể sử dụng một trong các phương pháp trên hoặc có thể sử dụng cùng một lúc vài phương pháp cho cùng một đối tượng nghiên cứu hoặc sản xuất.

- Phun lên cây

Thường áp dụng cho các cây trồng lấy thân, lá, hoa, quả. Nồng độ phun thường tính bằng mg hoạt chất/lít nước [còn gọi là ppm, tức là 1 phần triệu]. Để tiện pha chế và an toàn cho cây, người ta thường sản xuất thành các chế phẩm có hàm lượng hoạt chất thấp và pha theo nồng độ hướng dẫn trên nhãn bao bì.

Nên phun vào lúc trời mát, ít nắng, tốt nhất là khoảng 7 – 9 giờ sáng hoặc 4 – 6 giờ chiều. Lúc này, các lỗ khí khổng trên lá mở nhiều nhất, thuốc dễ thấm vào cây hơn.

Nếu phun xong mà gặp mưa ngay thì hiệu quả giảm, có thể phải phun lại, cũng không nên phun ngay sau khi mưa xong vì lá cây đã no nước sẽ ít hấp thụ thuốc.

Có thể pha chung với các thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng với các loại phân bón lá hoặc với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun. Pha chung xong cần phun ngay.

Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong trồng trọt

- Ngâm [hoặc nhúng] hạt, củ, cành vào dung dịch thuốc

Để tăng thời gian tiếp xúc và khả năng hấp thụ thuốc, người ta ngâm hạt, củ hoặc cành vào dung dịch chất điều hòa sinh trưởng ở nộng độ thích hợp. Đối với cành giâm có thể nhúng nhanh đầu gốc cành vào dung dịch có nồng độ cao hơn. Các phương pháp ngâm hoặc nhúng thường áp dụng để phá ngủ nghỉ, kích thích nảy mầm cho hạt và củ, nhân nhanh các giống cây bằng phương pháp giâm cành để kích thích ra rễ.

- Bôi hoặc đắp lên cây

Có thể bôi trực tiếp dung dịch chất điều hòa sinh trưởng có nồng độ đậm đặc lên cây hoặc nhào trộn với các loại chất độn khác [như cao lanh, đất sét, chất làm bầu chiết] để đắp lên cây. Phương pháp này thường dùng trong chiết cành cây giống, làm cho cành chiết mau ra rễ.

- Tiêm chích lên cây

Có thể tiêm thẳng dung dịch chất điều hòa sinh trưởng vào chồi, vào mắt ngủ của thân cây hoặc củ. Phương pháp này thường áp dụng trong công tác nghiên cứu để so sánh, xác định hiệu quả của các chất điều hòa sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau.

Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng trong trồng hoa

ĐỘ ĐỘC CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT

Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật nói chung đều rất ít độc với người và môi trường, hầu như không độc với tôm cá và các loài côn trùng có ích. Khả năng phân hủy nhanh trong tự nhiên lại được sử dụng với nồng độ rất thấp nên rất ít để lại dư lượng trong nông sản, thời gian cách ly nói chung không đề cập tới.

Độ độc của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật

 [theo Farm Chemical handbook]:

Riêng chất Alar [ADHS] tích lũy tương đối lâu trong môi trường nên đã hạn chế sử dụng ở nhiều nước.

Video liên quan

Chủ Đề