Cách phản ánh hóa đơn điện tăng cao năm 2024

+Ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCM): Trong tháng 8, ngành điện TP HCM có thay đổi ngày ghi chỉ số điện từ những ngày trong tháng chuyển sang ngày cuối tháng cho khoảng 400.000 khách hàng. Việc thay đổi này mục đích để phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Thứ nhất, khách hàng nhớ ngày ghi điện là cuối tháng. Thứ hai, thời gian sử dụng điện trọn trong tháng nên dễ phân biệt được lượng lượng năng sử dụng từng tháng (so với trước đây có thể là nửa tháng này đến nửa tháng sau chứ không phải trọn một tháng trong tháng dương lịch) để điều chỉnh lại nhu cầu sử dụng điện.

Việc này ngành điện cũng đã cân nhắc và lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiện chứ không làm vào giữa tháng nắng nóng.

- Nhiều khách hàng cho rằng họ đã không biết đến sự thay đổi này cho đến khi nhận được giấy báo tiền điện tháng 8?

Chúng tôi có gửi các thông tin thông báo cho khách hàng trên các phương tiện như zalo hoặc trên ứng dụng Chăm sóc khách hàng CSKH EVNHCMC theo thông tin khách hàng đăng ký số điện thoại theo hợp đồng trong thời gian sử dụng điện. Có thể khách hàng sơ ý nên để trôi tin nhắn này hoặc không để ý tin nhắn đến.

- Một thắc mắc khác là số ngày sử dụng điện tăng, số kWh điện tiêu thụ cũng tăng cao so với tháng bình thường, vậy khách hàng có bị cộng dồn số kWh để tính giá điện theo lũy tiến bậc thang không, thưa ông?

Ngành điện khẳng định không tính dồn bậc thang mà việc kéo dài thời gian sử dụng thì bậc thang cũng sẽ được mở rộng theo số ngày tương ứng.

- Nhưng vì sao nhiều khách hàng vẫn phản ánh tiền điện của họ cao bất thường?

Chúng tôi đã thực hiện việc thay đổi ngày ghi điện đợt 1 vào quý I/2023 cho khoảng hơn 1 triệu khách hàng. Trong tháng 8, chúng tôi thực hiện tiếp cho khoảng 400.000 khách hàng. Mục tiêu là thực hiện cho toàn bộ hơn 2,6 triệu khách hàng trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, chúng tôi lựa chọn những thời điểm thích hợp để tiền điện chênh lệch không quá nhiều.

Nguyên nhân tiền điện tháng 8 của những khách hàng được điều chỉnh ngày ghi điện cao là những khách hàng có số ngày ghi chỉ số điện bình thường vào nửa cuối tháng thì chúng tôi đã làm vào đợt 1.

Đợt này chúng tôi thực hiện cho những khách hàng có thời gian ghi điện vào nửa đầu tháng. Vì vậy, tổng số ngày sử dụng điện sẽ trên 45 ngày nên tiền điện cao hơn so với bình thường. Tuy nhiên, khách hàng có thể xem kỹ phiếu báo tiền điện, trong đó có chi tiết số ngày sử dụng điện.

Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập ứng dụng Chăm sóc khách hàng CSKH EVNHCMC để tham khảo lượng điện sử dụng ngày bình quân hoặc những trong suốt thời gian của tháng ghi điện vừa qua. Tôi nghĩ là mức chênh lệch không đáng kể so với các tháng bình thường.

-Nếu thực hiện chia chu kỳ ghi điện ngay vào cuối tháng 7 (số ngày trong kỳ dưới 30 ngày) số tiền điện khách hàng phải trả sẽ ít hơn. Vì sao ngành điện không chọn phương án này mà lại gộp chung vào tháng 8?

Việc chuyển ngày ghi điện về cuối tháng thì kéo dài số ngày sử dụng điện, tương ứng với định mức điện của khách hàng cũng tăng theo, do đó tổng số tiền sẽ không đổi. Vì vậy, chúng tôi cân nhắc thực hiện việc này để làm sao thuận tiện nhất cho khách hàng, tuy nhiên số tiền sẽ nhiều hơn so với hằng tháng đã chi trả.

Về ý kiến thắc mắc vì sao không tách ra 2 kỳ hóa đơn để số tiền sử dụng ít lại, theo điều 17 nghị định 137 năm 2013 có quy định các ngành dịch vụ như ngành điện, mỗi năm không được phát hành quá 12 kỳ hóa đơn. Nếu trong tháng chuyển ngày ghi điện mà phát hành 2 kỳ hóa đơn thì năm 2023 Tổng Công ty Điện lực TP HCM phát hành đến 13 kỳ hóa đơn và vi phạm quy định. Ngoài ra, nếu phát hành thêm 1 kỳ hóa đơn sẽ phát sinh thêm chi phí trong khi ngành điện đang triệt để tiết kiệm để giảm những khoảng chi phí lỗ trong thời gian qua.

Nửa đầu tháng 6, không ít gia đình phản ánh hóa đơn tiền điện đã tăng lên mức tương đối lớn, từ mức 30% đến 50%, thậm chí 100% so với tháng trước.

Chị Hà (29 tuổi) sống một mình tại một chung cư ở Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, hầu như ngày nào chị cũng đi làm ở công ty từ 8h sáng đến 6h tối, vì vậy thời gian sử dụng điện tại nhà là tương đối ít. Tuy nhiên, tiền điện tháng 5 vừa qua của chị lại tăng gấp 4 lần so với tháng trước.

Cách phản ánh hóa đơn điện tăng cao năm 2024

Dù chỉ ở một mình nhưng hóa đơn tiền điện nhà chị Hà tăng 4 lần

Bà Loan (62 tuổi), sinh sống tại khu tập thể Hồ Quỳnh, phường Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng cho hay, gia đình bà cho các cháu về quê, người nhà đi làm cả ngày, tối thỉnh thoảng nóng lắm mới dùng điều hòa nhưng tháng vừa rồi tiền điện tăng vọt gần gấp 3 lần.

Không chỉ chị Hà, bà Loan, nhiều người cũng tỏ ra thắc mắc về việc tiền điện tăng vọt so với tháng trước: "Rõ ràng tháng rồi khu nhà mình mất điện liên tục. Dùng khoảng 50% - 70% điện so với tháng trước. Vậy mà hóa đơn tiền điện vẫn tăng, chưa hiểu nguyên nhân do đâu".

Gia đình anh Hoàng, sinh sống tại Hà Đông, Hà Nội thì cho biết, tiền điện tháng này của gia đình anh tăng thêm 30% so với tháng trước. Tuy nhiên, do gia đình anh sử dụng điều hòa gần như liên tục trong năm ở mức 26 độ C, cho nên không cảm thấy hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Trong khi đó, nhiều hộ gia đình chỉ sử dụng các thiết bị làm mát vào những ngày nóng nực, nên mới “tá hỏa” khi tiền điện tăng gấp ba, gấp bốn lần.

Có thể thấy, nắng nóng kỷ lục kéo dài nên các thiết bị làm mát trong gia đình như quạt, điều hòa, quạt phun sương, máy tạo ẩm ... đều được sử dụng hết công suất. Trong đó máy lạnh là một trong những thiết bị hao tốn điện năng nhất và chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện lớn trong hộ gia đình.

Làm gì khi nhận hóa đơn tiền điện tăng cao?

Nhằm giải quyết về nỗi lo của người dân khi tiền điện "đến hẹn lại tăng", Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến nghị khách hàng, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tắt các thiết bị điện không cần thiết và hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn vào khung giờ cao điểm của hệ thống điện, từ 11h30 đến 14h30 và từ 20h00 đến 22h00 hàng ngày; không sử dụng nhiều đồ dùng điện cùng một lúc để tránh quá tải lưới điện đồng thời đề phòng các nguy cơ gây cháy nổ lưới điện, trạm điện và khu dân cư.

EVNHANOI cũng khuyến cáo, để hạn chế tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến do nhu cầu sử dụng điện tăng cao, khách hàng nên lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo quy định của Bộ Công Thương.

Thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng để các thiết bị hoạt động ổn định, tiết kiệm cũng như nâng cao tuổi thọ. Một điều rất quan trọng với hầu hết các thiết bị điện trong gia đình là hãy rút phích cắm khi không sử dụng, bởi mặc dù không dùng nhưng chúng vẫn góp phần làm cho hóa đơn tiền điện tăng lên.

Ngoài ra, để khách hàng sử dụng điện có thể chủ động quản lý lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình, khách hàng có thể sử dụng tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị” trên App EVNHANOI để biết được công suất điện của các đồ dùng điện trong gia đình, từ đó sẽ có cách sử dụng phù hợp và hiệu quả.

Khách hàng của EVNHANOI có thể vào website evnhanoi.vn để tra cứu chỉ số công tơ, kiểm tra tình hình tiêu thụ điện năng

Trong trường hợp khách hàng nghi ngờ công tơ điện gặp trục trặc, có lỗi phát sinh khiến chỉ số điện sai lệch, tăng cao so với công suất sử dụng thực tế, có thể yêu cầu kiểm tra đồng hồ điện, điện lực sẽ mang điện kế mẫu đến để kiểm chứng đồng hồ khách hàng. Điện kế mẫu (PTS) là thiết bị chuyên dụng dùng để kiểm chứng độ chính xác của điện kế, được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường kiểm tra định kỳ hằng năm và dán tem.

Nếu vẫn chưa hài lòng, điện lực sẽ tháo đồng hồ, cùng khách hàng niêm phong rồi đưa kiểm định độc lập và khách hàng có quyền chọn đơn vị kiểm định. Khi có kết quả kiểm định, nếu đồng hồ không chính xác so với tiêu chuẩn quy định thì trong điều 20, nghị định 137/2013 của Chính phủ cũng quy định rõ điện lực sẽ phải bồi hoàn hoặc truy thu.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về các cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, khách hàng có thể trực tiếp liên hệ tổng đài chăm sóc khách hàng của đơn vị cung cấp điện để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp.