Cách quản lý của Amazon

Công ty khởi nghiệp với AWS
Câu chuyện khởi nghiệp Chương trình khởi nghiệp Bắt đầu xây dựng AWS Activate AWS Lofts Tài nguyên về khởi nghiệp
Blog về khởi nghiệp Podcast khởi nghiệp Now Go Build trên Amazon Prime Video
AI/ML dành cho công ty khởi nghiệp Phi máy chủ cho các công ty khởi nghiệp Bộ chứa cho các công ty khởi nghiệp
  • Công ty khởi nghiệp với AWS
  • Bắt đầu xây dựng
  • Quản lý chi phí

Quản lý chi phí

Cách quản lý chi phí hiệu quả

Bài viết này nằm trong loạt nội dung kỹ thuật do Kiến trúc sư giải pháp khởi nghiệp AWS tạo nhằm hướng dẫn các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu đặt nền móng cần thiết để bắt đầu xây dựng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Loạt nội dung này cung cấp thông tin tổng quan cấp cao về các quyết định kỹ thuật mà người sáng lập công ty khởi nghiệp cần đưa ra khi bắt đầu, cùng với dịch vụ AWS nào phù hợp nhất để giải quyết những quyết định đó.

Cách quản lý chi phí AWS

Khi công ty của bạn mới bắt đầu, mọi sự tập trung đều hướng về việc làm sao ra mắt thị trường thật nhanh chóng. Việc bất chấp đưa ra một vài lựa chọn không tiết kiệm chi phí để giúp thúc đẩy quá trình nhanh hơn là rất phổ biến. Tuy nhiên, khi sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ra mắt thị trường và doanh nghiệp bắt đầu mở rộng quy mô, quản lý chi phí nên là ưu tiên hàng đầu. Chắc chắn bạn không muốn thấy những chi phí hoạt động không cần thiết ngốn sạch mọi nỗ lực chinh phục khách hàng vất vả! Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu 5 biện pháp tốt nhất để hiểu và quản lý hiệu quả chi phí cho AWS.

Bật AWS Organizations

Rất có thể cho đến nay, bạn vẫn đang xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ trên một tài khoản AWS duy nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích học thuật, tạo nguyên mẫu hay tự học và cũng mang đến cách trực tiếp nhất để giám sát và báo cáo chi phí cho tài nguyên của bạn, chẳng hạn như phiên bản Amazon EC2, các bảng Amazon DynamoDB, Amazon Kinesis Streams, v.v. Tuy nhiên, đối với công ty khởi nghiệp đã trưởng thành, họ sẽ nhận được một số lợi ích từ biện pháp tốt nhất đầu tiên của chúng tôi, giúp bật AWS Organizations. AWS Organizations là một dịch vụ để tạo và quản lý tài khoản, sắp xếp tài khoản theo thứ bậc và áp dụng chính sách từ trên xuống để thiết lập giới hạn những việc có thể làm trong các tài khoản thuộc chính sách đó. Các chính sách này trở thành thành phần chính để kiểm soát chi phí khi bạn mở rộng quy mô.

Để thực hiện điều này, trước hết bạn hãy tạo một tài khoản AWS mới để làm tài khoản thứ hai, theo y như cách bạn tạo tài khoản ban đầu. Sau khi tạo, hãy bật AWS Organizations trên tài khoản đó để biến tài khoản đó thành tài khoản chính mới của tổ chức. Tài khoản chính này được dành riêng để thu thập, giám sát và báo cáo chi phí, còn các tài khoản con là nơi bạn lưu trữ tài nguyên thực sự để phát triển, sản xuất, bảo mật, v.v. Sau đó, bạn có thể mời tài khoản ban đầu tham gia Tổ chức mới. Việc tạo ra sự phân tách và bổ sung các tài khoản khi doanh nghiệp phát triển giúp bạn duy trì môi trường gọn gàng, minh bạch chi phí và quản lý bảo mật dễ dàng hơn.

Sử dụng Trung tâm quản lý chi phí AWS

Biện pháp thứ hai là bắt đầu sử dụng Trung tâm quản lý chi phí AWS, nơi bạn sẽ tìm thấy Cost Explorer. Tại đây, mọi chi phí trên khắp các tài khoản AWS có thể được chia nhỏ, phân tách và trực quan hóa, từ mức chi tiết theo giờ đến theo năm và nhiều quy mô khác. Bạn cũng có thể nhóm dữ liệu theo thuộc tính như Dịch vụ, Khu vực, Loại hình sử dụng và các thuộc tính khác để hiểu những điều chi phối chi phí và mức sử dụng. Ví dụ: Bạn có thể muốn tìm hiểu chi phí chuyển dữ liệu giữa các Vùng sẵn sàng tại us-west-2. Sử dụng Cost Explorer, đặt Region [Khu vực] thành us-west-2, Service [Dịch vụ] thành EC2, và Usage Type Group [Nhóm loại mức sử dụng] thành Inter AZ data transfer [Truyền dữ liệu giữa các vùng sẵn sàng].

Trở lại bảng điều khiển Quản lý chi phí, bạn sẽ thấy AWS cũng dự đoán mức chi tiêu của bạn cho số ngày còn lại trong tháng hiện tại. AWS cũng tìm kiếm mẫu hình trong mức sử dụng của bạn để nêu bật các xu hướng và điểm bất thường có thể cần được xem xét thêm. Nếu bạn chưa thực hiện điều đó, chúng tôi khuyến khích bạn hãy xem trung tâm Quản lý chi phí ngay hôm nay và xem những thông tin chuyên sâu có trong đó.

Giữa Cost Explorer và những bảng điều khiển khác, AWS cũng cung cấp một số khía cạnh mặc định để bạn có thể phân tích mức chi tiêu. Các khía cạnh này chủ yếu dựa trên các thuộc tính về chính cơ sở hạ tầng. Chúng sẽ giúp bạn biết dịch vụ nào tạo ra chi phí nào, nhưng bạn có thể cũng muốn căn chỉnh chi phí theo các khía cạnh quan trọng với doanh nghiệp của bạn. Ví dụ: Bạn có thể muốn biết chi phí của tài nguyên được cung cấp cho một khách hàng cụ thể hoặc chi phí cho hệ thống phụ cụ thể trong kiến trúc tổng thể của bạn, chẳng hạn như nhóm vi dịch vụ hoặc kênh dẫn dữ liệu.

Bật và áp dụng chính sách thẻ

Những thông tin chuyên sâu này đến từ biện pháp tốt nhất thứ ba của chúng tôi: áp dụng thẻ cho tài nguyên AWS. Cách tốt nhất để bắt đầu gắn thẻ là hãy xác định Chính sách thẻ cho Tổ chức trước tiên. Chính sách thẻ cho phép bạn xác định thẻ bạn muốn yêu cầu trên khắp các tài khoản. Nếu muốn, bạn cũng có thể chỉ định giá trị chúng được phép mang. Sau đó, bạn có thể xem tài nguyên nào không tuân thủ hoặc đặt cấu hình cho chính sách để thực thi việc tuân thủ bắt buộc. Khách hàng của chúng tôi hay sử dụng các thẻ như Trung tâm chi phí, Khách hàng, Ứng dụng hoặc Dự án. Hãy tìm những thẻ này và nhiều ý tưởng khác trên trang Chiến lược gắn thẻ của chúng tôi.

Nếu chưa sẵn sàng bật AWS Organizations và muốn bắt đầu thực thi chính sách gắn thẻ, bạn cũng có thể làm được bằng cách kết hợp Điều kiện chính sách IAM và giám sát bằng AWS Config.

Bạn có thể gắn thẻ theo một số cách. Cách phổ biến nhất là chỉ cần xác định chúng như một phần của mẫu Cơ sở hạ tầng dưới dạng mã, chẳng hạn với AWS CloudFormation hoặc các công cụ tùy chọn khác. Bạn cũng có thể tự động hóa việc gắn thẻ thông qua API Gắn thẻ. Dù bạn chọn cách nào, chúng tôi đề xuất bạn hãy sớm phát triển phương thức gắn thẻ vì điều này giúp giảm nỗ lực tổng thể để áp dụng phương thức gắn thẻ.

Sau khi hoàn thành, hãy chỉ định các thẻ bạn muốn kích hoạt nhằm mục đích báo cáo chi phí. Bạn có thể thực hiện điều này trong phần Thẻ phân bổ chi phí ở Cài đặt tài khoản. Lưu ý rằng có thể mất đến 24 giờ để các thẻ này mới hiển thị trong cả Cost Explorer và Báo cáo chi phí và mức sử dụng của bạn.

Thường xuyên kiểm tra Cost Explorer để nắm rõ khoản chi tiêu hiện tại và dự trù của bạn là một chuyện, nhưng nếu bạn có thể được cảnh báo một cách chủ động khi chi phí có vẻ sắp vượt quá ngưỡng mong muốn thì còn tốt hơn nữa. Biện pháp tiếp theo của chúng tôi sẽ giúp bạn có được điều đó bằng AWS Budgets.

Thiết lập cảnh báo với AWS Budgets

AWS Budgets cung cấp một số loại chỉ số khác nhau để giám sát, bao gồm Chi phí, Mức sử dụng, Dự trữ và Savings Plans, nhưng bạn nên bắt đầu từ Ngân sách chi phí.

Khi thiết lập Ngân sách chi phí, bạn có thể chọn khía cạnh bất kỳ do AWS cung cấp hoặc khía cạnh tùy chỉnh bất kỳ bạn đã tạo qua việc gắn thẻ. Bạn có thể tạo Ngân sách có khả năng cảnh báo khi chi phí cho một dịch vụ hoặc tài nguyên cụ thể dùng chung một thẻ cụ thể vượt quá một lượng tiền được đặt trước hoặc vượt quá tỷ lệ phần trăm trong chi phí mục tiêu của bạn. Bạn cũng có thể đặt cấu hình nhiều cảnh báo về ngân sách, như thông báo đầu tiên được gửi khi bạn đạt 50% ngưỡng chi tiêu và thông báo thứ hai khi đạt 80%.

Phân tích ảnh hưởng chi phí

Biện pháp tốt nhất cuối cùng là xem xét giá của từng dịch vụ bạn sử dụng, hiểu các yếu tố góp phần vào chi phí đó, mô hình giảm giá hiện có và xem cách tối ưu hóa kiến trúc xung quanh các thuộc tính đó.

Ví dụ: DynamoDB rất phổ biến với các công ty khởi nghiệp với tư cách là cơ sở dữ liệu NoSQL có chi phí chung thấp và hiệu suất cao. Trang định giá bên dưới cho bạn thấy có hai mô hình chi phí: một mô hình dành cho dung lượng theo nhu cầu và một mô hình dành cho dung lượng được cung cấp. Mỗi trang nêu chi tiết về rất nhiều thuộc tính, chẳng hạn như số yêu cầu và dung lượng của bản ghi, mức độ ảnh hưởng đến chi phí của bạn.

Trong trường hợp đọc từ DynamoDB, chúng tôi thấy rằng mỗi lần đọc bao gồm một hoặc nhiều đơn vị yêu cầu đọc. Mỗi đơn vị yêu cầu đọc có thể tải tối đa 4 KB dữ liệu. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng lượt đọc nhất quán cuối cùng chỉ yêu cầu một nửa đơn vị yêu cầu đọc, lượt đọc nhất quán mạnh chỉ yêu cầu một đơn vị yêu cầu đọc và lượt đọc giao dịch yêu cầu hai đơn vị yêu cầu đọc. Vì vậy, việc thiết kế để ứng dụng sử dụng lượt đọc nhất quán cuối cùng trong khi duy trì mỗi bản ghi có dung lượng dưới 4 KB cho phép bạn tiết kiệm ít nhất là 4 lần chi phí so với việc sử dụng giao dịch.

Kết luận

Có nhiều cơ hội để giảm thiểu chi phí trong hầu hết mọi dịch vụ AWS. Bằng cách tạo tài khoản chính cho Tổ chức, làm quen với Cost Explorer, tạo và thực thi chính sách gắn thẻ, tận dụng Ngân sách, nắm rõ các thuộc tính ảnh hưởng đến chi phí dành cho dịch vụ bạn sử dụng và thiết kế ứng dụng để giảm thiểu chúng, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát và tối ưu hóa chi phí khi mở rộng quy mô.

Chúc bạn vui vẻ và tiếp tục phát triển!

Tài nguyên

  • 6 cách giảm chi phí sử dụng AWS
  • Công cụ tính giá của AWS
  • Re:Invent 2020: Biện pháp thực hành tốt nhất về phân bổ chi phí
  • Hướng dẫn quản lý tài chính trên nền tảng Đám mây AWS

Video liên quan

Chủ Đề