Cách quay phỏng vấn bằng điện thoại

Bạn đã từng trải nghiệm một buổi phỏng vấn qua video? Bí quyết nào giúp bạn làm nên thành công trên con đường “săn lùng” công việc trong mơ khi thực hiện phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng từ nửa kia Trái đất?

Hãy hình dung trong buổi phỏng vấn xin việc sắp tới, bạn sẽ yên vị tại một căn phòng yên tĩnh, trả lời các câu hỏi phỏng vấn qua màn hình LCD, đầu đường truyền bên kia là nhà tuyển dụng của một công ty hàng đầu bạn đã mong muốn được đầu quân từ lâu. Đây chính là hình thức phỏng vấn videoCareerBuilder.vn đã có dịp giới thiệu sơ lược ở bài viết trước!


Hình thức phỏng vấn video

Giải pháp nào cho những khoảng cách về địa lý?
Thời đại công nghệ đột phá mạnh mẽ, khoảng cách địa lý không thể trở thành rào cản làm khó nhà tuyển dụng trong công cuộc “đãi cát tìm vàng”. Hình thức phỏng vấn qua các cuộc gọi video chính là giải pháp sáng giá nhất và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của loại hình phỏng vấn này là tính chất riêng tư sẽ được bảo đảm so với các cuộc phỏng vấn chỉ qua điện thoại đồng thời tiết kiệm chi phí không nhỏ khi ứng viên ở cách xa nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc hình ảnh được truyền đi trực tuyến sẽ hỗ trợ nhà tuyển dụng đánh giá các biểu cảm, phong cách giao tiếp của ứng viên để đưa ra quyết định tuyển dụng một cách chính xác.


Thời đại công nghệ đột phá mạnh mẽ

Bạn đã nghe đến Skype? Đây là một chương trình cung cấp dịch vụ gọi điện thoại trực tuyến miễn phí ra đời vào năm 2003 được hầu hết các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp tin dùng và đánh giá cao. Câu hỏi: “Tài khoản Skype của bạn là gì?” đang ngày càng được nhà tuyển dụng đến từ các công ty đa quốc gia sử dụng phổ biến song hành cùng sự phát triển của hình thức phỏng vấn qua video. Vì vậy, nếu chưa có tài khoản Skype cho riêng mình, hãy nhanh chóng cài đặt và thiết lập tài ngay bây giờ. Đừng để thái độ lúng túng làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng!

Con đường dẫn lối thành công - cần chuẩn bị những gì?
Tham gia vào một buổi phỏng vấn qua video, có rất nhiều yếu tố bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng để gặt hái kết quả tốt nhất. CareerBuilder.vn xin liệt kê những thông tin hữu ích kèm theo vô số mẹo nhỏ giúp bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng, chiến thắng hàng loạt ứng cử viên sáng giá tại “đấu trường nghề nghiệp” đầy cạnh tranh, biến đổi.
1. Không gian phỏng vấn


Không gian phỏng vấn

- Lắp đặt các thiết bị ghi hình trong buổi phỏng vấn tại một nơi yên tĩnh. - Cố gắng giảm thiểu các tiếng ồn gây phân tán tư tưởng như: chuông điện thoại, TV, thú nuôi, công trình đang thi công,… - Chú ý chuẩn bị phông nền phỏng vấn sạch sẽ và nghiêm túc. - Đảm bảo nguồn điện, ánh sáng phòng ổn định xuyên suốt thời gian phỏng vấn. - Điều chỉnh ảnh sáng hướng về phía trước mặt bạn, không nên để ánh sáng hắt từ phía sau.

2.Thiết bị kỹ thuật


Video
Kiểm tra chất lượng ghi hình của webcam. - Điều chỉnh vị trí webcam để thu được góc hình, ánh sáng tốt nhất. - Hình ảnh, biểu cảm gương mặt của bạn xuất hiện trên màn hình trông thế nào? Còn chờ gì mà không nhờ một người bạn nhận xét và có những điều chỉnh hợp lý nhất.

Âm Thanh:
Nếu có thể, hãy sử dụng tai nghe gắn kèm micro để chất lượng âm thanh được ổn định và loại bỏ các tạp âm không mong muốn.

- Thử giọng qua micro trước khi thực hiện phỏng vấn

Đường truyền Internet và tình trạng máy tính:
Kiểm tra tốc độ đường truyền Internet.

- Đảm bảo tình trạng máy tính ổn định, tắt tất cả các chương trình không liên quan khi thực hiện phỏng vấn để tránh tình trạng tốc độ máy bị ảnh hưởng dẫn đến treo máy. - Luyện tập thực hiện toàn bộ cuộc phỏng vấn cùng một người bạn tin tưởng là điều vô cùng cần thiết. Hãy thao tác các bước gọi và nhận cuộc gọi trên Skype đến khi thật thuần thục, điều này sẽ giúp bạn loại bỏ sự lúng túng và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Tạo phong thái chuyên nghiệp


Tạo phong thái chuyên nghiệp

- Không khác gì một buổi phỏng vấn thông thường, hãy chuẩn bị trang phục lịch sự và chuyên nghiệp. Lựa chọn màu trắng sẽ là một điểm trừ vì đây là màu sắc có thể làm lóa các đường nét trên gương mặt bạn. - Chuẩn bị tất cả các văn bản quan trọng phòng trường hợp cần thiết: hồ sơ cá nhân, thông tin người tham chiếu và cả lịch để bàn để lên lịch hẹn cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo [nếu có]. - Chiếc điện thoại sẽ là “kế hoạch B” cứu nguy khi tín hiệu đường truyền Internet gặp sự cố. Hãy giữ “anh bạn” này gần khu vực phỏng vấn! - Ghi nhớ cẩn thận lịch hẹn phỏng vấn và luôn luôn “có mặt” đúng giờ. - Điều khiển ánh mắt nhìn về đúng hướng máy ghi hình đang hoạt động. - Mỉm cười và sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tự tin vì bạn không đơn giản là chỉ đang trò chuyện cùng máy móc vô tri – bạn đang thực hiện một buổi phỏng vấn việc làm! - Tập trung vào buối phỏng vấn; việc kiểm tra email, Facebook… là điều tối kị. - Chuẩn bị nước uống phòng khi cần giữa buổi phỏng vấn.

- Ý thức điều khiển bản thân về việc thực hiện các hành động theo bản năng như rung ghế, nhịp tay xuống mặt bàn, xoay bút, nghịch trang sức…

Ngoài các yếu tố công nghệ cần lưu ý như trên, thao tác tìm hiểu thông tin chi tiết về doanh nghiệp và vị trí phỏng vấn là nguyên tắc cơ bản để “lấy lòng” nhà tuyển dụng, đạt được thành công trong hầu hết các buổi phỏng vấn. Hãy để các nhà tuyển dụng hàng đầu thấy được rằng bạn thật sự tâm huyết và đầu tư cho buổi trò chuyện cùng họ. Gây ấn tượng bằng cách chuẩn bị những câu hỏi thể hiện sự thắc mắc của bạn về vị trí công việc, đồng thời đừng quên nói lời “Cám ơn” nhà tuyển dụng đã dành thời gian cùng bạn thực hiện buổi phỏng vấn này. Tất cả sự nỗ lực chuẩn bị của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng một “công việc trong mơ” mà bạn hằng mơ ước.

Nguồn ảnh: Internet

Hình thức phỏng vấn video hay phỏng vấn trực tuyến trở thành xu hướng trong tuyển dụng, kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 và dĩ nhiên, xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Ngay cả với phỏng vấn trực tiếp thì nhà tuyển dụng và ứng viên cũng đều phải chuẩn bị khá nhiều. Tuy nhiên, phỏng vấn video thì có những đặc điểm khác nên đòi hỏi quy trình chuẩn bị và thực hành cũng không giống nhau. Cùng tham khảo một số bí quyết mà JobOKO chia sẻ sau đây để sẵn sàng cho buổi phỏng vấn video thành công bạn nhé.

Để phỏng vấn video thành công, chuẩn bị kỹ lưỡng là điều quan trọng

I. Phỏng vấn video là gì?

Phỏng vấn video là phỏng vấn qua video call, kết nối với nhà tuyển dụng qua webcam thay vì gặp trực tiếp ở văn phòng hay trao đổi qua điện thoại. Bạn và nhà tuyển dụng có thể kết nối với nhau qua máy tính, laptop hay điện thoại thông minh và dĩ nhiên, cần có các nền tảng trung gian như Zoom, Skype hay Google Hangouts để kết nối nhà tuyển dụng - người tìm việc.

Đối với đa số ứng viên, việc không phải di chuyển xa đến văn phòng hay không phải gặp trực tiếp nhà tuyển dụng có thể giúp họ bớt lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn không quen với trò chuyện video call hay chưa từng tham gia các cuộc phỏng vấn video thì đây có thể là một thử thách mới cần phải vượt qua. Phỏng vấn video cũng giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn lực.

Thực tế, không phải chỉ có một loại phỏng vấn video là kết nối trực tuyến với nhà tuyển dụng mà ở nước ngoài còn phổ biến một hình thức khác là nhà tuyển dụng gửi email cho ứng viên, trong đó có một danh sách các câu hỏi phỏng vấn và yêu cầu bạn tự quay phim để trả lời chúng, sau đó gửi lại. Dù vậy, ở Việt Nam hiện nay thì hầu hết là kết nối qua các nền tảng và chia sẻ màn hình để cùng trao đổi.

II. Cần chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn video?

Hãy nhớ rằng phỏng vấn video cũng quan trọng như phỏng vấn trực tiếp vậy. Chất lượng cuộc phỏng vấn có thể đưa bạn vào vòng tiếp theo hoặc là một lời mời làm việc - ngược lại cũng có thể khiến bạn mất đi cơ hội việc làm. Sự chuẩn bị là rất cần thiết, hãy chú ý để sẵn sàng ở các yếu tố như:

1. Chuẩn bị thiết bị, không gian, cài đặt và thiết lập phần mềm

Từ thiết bị như máy tính, điện thoại đến kết nối internet, tốc độ đường truyền... đều cần được bạn kiểm tra kỹ lưỡng. Hơn nữa, đừng quên tải về phần mềm, công cụ kết nối trực tuyến mà nhà tuyển dụng yêu cầu, tìm hiểu cách sử dụng và đảm bảo rằng sẽ không xảy ra sai sót như bạn không biết cách tắt mic để lắng nghe hoặc chia sẻ màn hình.

Một lưu ý khác rất quan trọng đối với ứng viên là hãy tạo một tên người dùng chuyên nghiệp, tốt nhất là họ tên thật giống với trong CV xin việc của bạn - đặc biệt tránh những biệt danh dễ thương hay có phần nhố nhăng, thiếu chuyên nghiệp.

Những điều cần làm giúp phỏng vấn video đạt hiệu quả cao

2. Chuẩn bị trang phục cho phỏng vấn video

Như đã đề cập, phỏng vấn video cũng cần chỉn chu, nhất là với cách ăn mặc, hình ảnh bạn xuất hiện trước camera. Không chỉ mặc áo hay váy đẹp, lịch sự mà quần hoặc chân váy, giày tất của bạn cũng phải ngay ngắn vì bạn không biết có "nhỡ" đứng dậy hoặc di chuyển để lộ ra sự xuề xòa, tác phong thiếu chuyên nghiệp của mình hay không. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia tuyển dụng nhân sự cho rằng mặc đẹp giúp bạn tự tin và có cách thể hiện ấn tượng hơn.

3. Đối với không gian và âm thanh

Đảm bảo rằng bạn đang ở trong một căn phòng yên tĩnh, nơi bạn sẽ không bị quấy rầy bởi người, vật nuôi hay các tiếng ồn khác. Tắt chuông, mọi báo thức và thiết bị điện tử có khả năng làm gián đoạn phỏng vấn video. Hãy cho bạn cùng phòng hoặc người thân trong gia đình biết khi nào bạn sẽ phỏng vấn để họ giữ im lặng và xử lý các tình huống phát sinh như chuông cửa, người tới chơi...

Về không gian cho phỏng vấn video, bạn nên chọn phông nền là tường màu sáng, sạch sẽ và gọn gàng, đừng để đồ vật vứt lung tung lọt vào ống kính hoặc tường quá tối, ánh sáng bị lóa vì sẽ ảnh hưởng đáng kể tới cuộc phỏng vấn.

4. Một số vật dụng khác

Ngoài ra, ứng viên cũng nên chủ động chuẩn bị sẵn một tờ giấy và một cây bút để bạn không phải loay hoay tìm kiếm chúng nếu như có câu hỏi cần đến chúng để tìm ra đáp án. Bên cạnh đó, một bản CV được in ra để bên cạnh cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn nếu nhà tuyển dụng yêu cầu đề cập tới các mốc thời gian, chức danh công việc hay thành tích là số liệu.

Lưu ý gì khi chuẩn bị phỏng vấn qua video?

III. Thực hành phỏng vấn video càng nhiều càng tốt

Không ai có thể làm tốt nhất ngay từ lần đầu tiên phỏng vấn video. Nếu bạn không thực hành, đợi tới khi chính thức bắt đầu buổi trao đổi với nhà tuyển dụng thì sẽ khó có thể xử lý thỏa đáng nếu xảy ra các tình huống bất ngờ. Do đó, tốt nhất là bạn nên thực hành từ trước, nhiều lần để hoàn toàn quen thuộc với hệ thống, âm thanh, mạng và có sẵn kế hoạch dự phòng khi trường hợp xấu xảy ra [bị cúp điện, không vào được nền tảng...].

Hơn nữa, thực hành cũng giúp bạn điều chỉnh góc máy quay sao cho toàn bộ khuôn mặt của bạn [chứ không chỉ lỗ mũi bên trái hoặc đỉnh đầu của bạn] nằm trong khung hình. Bạn sẽ muốn tìm một góc đẹp hơn và thực hành "giao tiếp bằng mắt" với người phỏng vấn qua camera. Người mới có xu hướng nhìn chằm chằm vào phần cửa sổ với hình ảnh video của chính họ thay vì nhìn vào máy ảnh, điều này có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy kỳ quái.

Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói chậm và rõ ràng là một yêu cầu khác mà bạn phải làm được sau những lần thực hành. Hãy luôn sẵn sàng cho cơ hội phỏng vấn video của mình để đạt kết quả tốt nhất, có được công việc mơ ước bạn nhé.

MỤC LỤC:
I. Phỏng vấn video là gì?
II. Cần chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn video?
III. Thực hành phỏng vấn video càng nhiều càng tốt

Đọc thêm: Cách làm video giới thiệu bản thân chinh phục nhà tuyển dụng

Đọc thêm: Cách xây dựng quy trình phỏng vấn video chuẩn cho nhà tuyển dụng

Video liên quan

Chủ Đề