Cách sang chậu cho hoa lan

Thay chậu hay cắt tỉa cho lan sẽ giúp tạo môi trường tốt để lan sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, không nắm được cách thay chậu, cắt tỉa đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sự sống của bạn. Chính vì vậy, hãy tham khảo một số điều sau đây để chăm sóc lan đúng cách nhất.

1. Thay chậu cho lan

Thay chậu cho lan là việc chuyển lan từ chậu này sang chậu khác, thường sẽ là chuyển từ chậu nhỏ sang chậu lớn hơn. Biện pháp này sẽ giúp tạo môi trường sống tốt hơn, rộng rãi hơn cho cây phát triển tốt nhất. Chúng ta nên tiến hành thay chậu cho cây khi các giá thể không còn dưỡng chất nữa, thường sẽ là 2 năm nên thay một lần.

Chúng ta có thể thay chậu cho cây vào bất cứ mùa nào trong năm miễn là đảm bảo sự thích hợp, nhưng những người trồng lan chuyên nghiệp sẽ thay chậu cho lan vào thời điểm cây nghỉ. Chẳng hạn như lan nở vào mùa xuân thì ta sẽ tiến hành thay chậu vào cuối tháng 9 đến hết tháng 11, hoặc là vào thời điểm cây vừa ra chồi mới. Còn nếu những giống lan cho hoa vào mùa hè thì thời điểm thích hợp để thay chậu sẽ là đầu tháng 4.

Khi thực hiện thay chậu chúng ta cần phải làm cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới rễ cây. Giá thể trồng mới, chậu phải được khử độc, diệt khuẩn tốt và không nên để chúng quá khô sẽ không cung cấp được chất dinh dưỡng cho cây.

Khi quyết định thay chậu bạn nên ngừng tưới nước cho cây để tránh hiện tượng hư hại bộ rễ. Tách cây khỏi chậu nhẹ nhàng, sử dụng kéo bén đã khử trùng cắt bỏ những phần rễ già, thối và sử dụng bột than củi hoặc bột lưu huỳnh để bôi lên vết cắt. Khi chuyển cây qua chậu mới cần thêm đất cho cây, tưới nước, thực hiện hãm cây giống như lúc bạn phân nhánh.

2. Cắt tỉa cho lan

Hoa lan sẽ nở trong nhiều năm chính điều này khiến cho lá, giả hành của cây trở nên già và thiếu sức sống. Những nhánh già có thể sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự sống của những nhánh khác, chính vì vậy chúng ta nên cắt tỉa chúng để tạo điều kiện tốt cho những nhánh khác phát triển.

Cắt bỏ những lá, ngọn cây bị khô, quăn hoặc các giả hành có xu hướng mắc bệnh. Cũng nên loại bỏ ngay những lá cây yếu, xấu để tránh cây phải nuôi dưỡng nhiều. Nụ hoa cũng là một trong những yếu tố hút nhiều dinh dưỡng của cây, khi cây ra nụ bạn chỉ nên giữ lại 1 – 2 nụ, không để quá nhiều sẽ làm cây yếu. Nếu bạn không muốn lấy hạt giống thì sau khi cây ra hoa và bắt đầu héo chúng ta nên cắt bỏ ngay. Dụng cụ dùng để cắt tỉa cần phải được khử trùng, hơ qua lửa hoặc luộc trong nước sôi.

Tương tự như nhiều loại cây trồng trong chậu khác, sau một khoảng thời gian khi môi trường dinh dưỡng trở nên nghèo nàn người trồng sẽ cần thay giá thể. Hoa phong lan cũng vậy, để cây có thể phát triển tốt, ra hoa đẹp việc thay giá thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thay giá thể mà cần phải thực hiện đúng thời điểm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách xác định thời điểm cũng như các bước thay giá thể cho hoa lan.

Thay giá thể cho hoa lan có đơn giản không?  

Trên thực tế, mỗi loại giá thể trồng hoa lan đều sẽ có một mức tuổi thọ nhất định, đến lúc đó chúng có thể sẽ bị đóng rêu, mục nát hay không còn dinh dưỡng. Thậm chí, giá thể quá hạn sử dụng còn có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho hoa lan.

Dưới đây là một số loại giá thể phổ biến và tuổi thọ tương ứng:

  • Vỏ dừa: hạn sử dụng dưới 2 năm
  • Vỏ thông kích thước khoảng 5cm có tuổi thọ 3 – 4 năm
  • Than củi có tuổi thọ khoảng 5 – 6 năm
  • Rêu rừng dùng được 1 – 2 năm
  • Dớn dùng được 2 – 3 năm
  • Đất nung tuổi thọ 2 – 3 năm

Như vậy, tùy vào giá thể bạn chọn trồng lan ban đầu sẽ quyết định thời điểm bạn cần thay giá thể, tối thiểu là 1 năm. Bên cạnh đó, nếu để ý bạn sẽ nhận thấy khi rễ lan bắt đầu đâm ra khỏi chậu, nhánh cây ra khỏi thành chậu hoặc xuất hiện tình trạng thối rễ bất thường cũng là lúc nên thay giá thể và chậu mới.

Tùy từng loại giá thể mà thời điểm cần thay thế khác nhau

Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến mức độ sinh trưởng và phát triển của cây hoa lan, bạn cần tiến hành theo đúng quy trình:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và giá thể mới

  • Chuẩn bị một cái chậu mới có kích cỡ lớn hơn chậu cũ ít nhất là 2 – 3cm [tính đường kính chậu], xung quanh chậu cần có lỗ thoát nước và thoáng khí
  • Tìm giá thể mới thay thế cho giá thể cũ, bước này bạn có thể dùng lại giá thể giống như lần đầu trồng lan hoặc thay loại giá thể mới phù hợp với giống phong lan bạn đang trồng
  • Giá thể có thể tự phối trộn theo tỷ lệ hoặc mua giá thể trồng lan trộn sẵn trên thị trường

Bước 2: Vệ sinh dụng cụ và tiến hành cho giá thể mới vào chậu

  • Cần khử trùng chậu trồng lan mới bằng các dung dịch chuyên dụng có thể mua tại các cửa hàng
  • Ngâm giá thể vào nước vôi hay chế phẩm diệt khuẩn qua đêm trước khi cho vào chậu trồng lan mới
  • Vớt giá thể đã xử lý để ráo bớt nước rồi cho vào chậu, lượng vừa đủ

Bước 3: Nhấc cây lan ra khỏi chậu cũ

  • Khử trùng các dụng cụ dao, kéo chuyên dụng hỗ trợ thực hiện nhấc cây lan ra khỏi chậu cũ
  • Cẩn thận nhấc nhẹ nhàng cây lan ra khỏi chậu, tách từng sợi rễ, các sợi rễ còn bám dính lại vào giá thể cũ hay sợi rễ bị thối, bệnh cần dùng dao, kéo đã khử trùng cắt bỏ
  • Rửa sạch rễ cây lan và nhúng qua dung dịch kích rễ khoảng 30 phút
  • Chuyển cây lan vào chậu mới sao cho cây nằm ngang trên đỉnh giá thể mới, tiếp đến dùng đũa gắp các miếng giá thể lên phía trên rễ lan, đảm bảo cây đứng thẳng và vững
  • Để cây lan ở nơi có bóng mát ít nhất 1 tuần để duy trì độ ẩm thích hợp giúp rễ cây bám vào giá thể mới, phát triển tốt

Giá thể mới cần được xử lý sạch mầm bệnh trước khi thay cho hoa lan

Chuyển hoa lan từ môi trường sống cũ sang môi trường sống mới, người trồng cần chú ý đến cách chăm sóc để giúp cây thích nghi nhanh:

  • Tưới nước: Duy trì tưới nước thường xuyên 1 – 2 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm
  • Vị trí đặt cây: Đặt chậu lan ở nơi bóng mát khoảng 1 tuần đầu sau khi thay giá thể mới
  • Phòng bệnh: Phun thêm các chế phẩm diệt nấm, trừ sâu hạn chế sâu bệnh cho hoa lan

Bạn cần ghi nhớ hoa lan là loại cây rất dễ bị nhiễm nấm, bệnh nên người trồng cần chú ý vấn đề khử trùng sạch sẽ khi thay giá thể bằng các bước:

  • Rửa sạch tay trước khi thực hiện
  • Khử trùng sạch sẽ các dụng cụ dùng trong suốt quá trình thay chậu và giá thể mới
  • Loại bỏ sạch các phần rễ, thân hay nhánh cây bị sâu bệnh, nấm
  • Xử lý giá thể mới bằng chế phẩm diệt khuẩn

Cuối cùng, bạn đừng quên cần phải lựa chọn và thay giá thể mới thích hợp với giống lan bạn đang trồng để đảm bảo mang đến môi trường sống mới thực sự hiệu quả.

Thay giá thể cho lan mang đến môi trường sống mới chất lượng hơn

Hi vọng quy trình thay giá thể cho hoa lan mà chúng tôi chia sẻ, bạn đã có thể tự mình thực hiện được các công đoạn này một cách chuẩn xác nhất. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề