Cách sơ chế nấm mèo khô

Ngày nay nhu cầu ăn uống làm cho chúng ta xây dựng được các thực đơn vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi món ăn sẽ có những thành phần cũng như hương vị khác nhau. Nấm mèo cũng có thể xem là nguyên liệu giúp bạn chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Loại nấm này có thể dùng để xào, nấu canh, hay cùng với các nguyên liệu khác làm chả giò,.. những món ăn với hương vị mới lạ. Đặc biệt hơn các món ăn từ nấm mèo sẽ giúp cho ta có cảm giác dai dai và giòn giòn. Vì là nấm nên bạn cần phải sơ chế và chế biến chúng thật kỹ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng theo dõi xem đối với nấm mèo ta cần sơ chế như thế nào nhé.

Hướng dẫn sơ chế nấm mèo

Để sử dụng được nấm khô thì trước tiên cần phải ngâm nước cho nấm nở đều. Chỉ nên ngâm nấm mèo khô khoảng 3-4 tiếng là được, tránh ngâm quá lâu hoặc để qua đêm, sẽ dẫn đến sản sinh nhiều chất độc trong nấm, có hại cho sức khỏe. Khi nấm đã nở mềm, bạn dùng dao cắt bỏ phần chân, phần bọc rồi rửa lại với nước sạch, để cho ráo và chuẩn bị mang đi chế biến.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, nhiều người còn sử dụng nước nóng để ngâm cho nấm mau nở. Đây là việc làm sai lầm vì tuy nấm có nhanh nở hơn khi ngâm với nước lạnh nhưng chất morpholine trong nấm lại không có nhiều thời gian để trung hòa.

Ngâm nấm mèo vào nước đến khi nở thì cắt phần chân nấm

Một số điều lưu ý khi làm sạch nấm mèo

Không nên dùng nước nóng

Thông thường để nấm mèo nhanh nở, người ta thường đem ngâm trong nước nóng. Tuy nhiên cách làm này sẽ khiến nấm mất đi chất dinh dưỡng và sản sinh ra morpholine gây hại cho sức khoẻ.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của bản thân và gia đình, bạn nên ngâm nấm mèo trong nước lạnh hoặc nước ấm và kiên nhẫn đợi đến khi chúng nở ra nhé!

Ngâm nấm một thời gian vừa phải

Nấm mèo ngâm trong nước lạnh phải mất khoảng 2 – 3 tiếng mới có thể nở hoàn toàn và đạt độ giòn lý tưởng.

Do đó, bạn không nên vội vàng đem nấm đi chế biến khi ngâm chưa đủ lâu, vì sẽ làm mất đi độ giòn vốn có.

Ngược lại, bạn cũng không nên ngâm quá 4 tiếng. Vì sẽ khiến nấm sản sinh ra nhiều chất độc hại, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Sử dụng hỗn hợp bột mì và giấm để ngâm nấm

Pha loãng 1 muỗng cà phê 1 bột mì, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê giấm trắng vào 1 tô nước lạnh hoặc nước ấm.

Sau đó cho nấm mèo vào ngâm trong khoảng 1 – 2 tiếng rồi vớt ra, rửa lại với nước sạch. Cách làm này có tác dụng loại bỏ tạp chất, diệt khuẩn và giúp nấm nhanh nở hơn.

Dùng nước ấm và baking soda để làm sạch nấm

Baking soda có tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì thế, người ta cũng thường dùng nguyên liệu này để làm sạch nấm.

Cho 1 muỗng cà phê baking soda vào tô nước ấm. Sau đó khuấy đều lên rồi cho nấm mèo vào ngâm trong khoảng 1 – 2 tiếng. Phương pháp này giúp làm sạch bụi bẩn, tạp chất và rút ngắn thời gian ngâm nấm hiệu quả.

Pha loãng 1 muỗng cà phê muối vào tô nước ấm. Sau đó cho nấm mèo vào ngâm trong khoảng 2 – 3 tiếng.

Nấm sau khi ngâm xong đã được loại bỏ hết vi khuẩn. Lúc này bạn chỉ cần rửa lại với nước sạch và mang đi chế biến thôi!

Dùng nước ấm và baking soda để làm sạch nấm

Hướng dẫn nấu nấm mèo

Nấu nấm mèo ở nhiệt độ cao

Chế biến nấm mèo ở nhiệt độ thấp khiến chúng ra nhiều nước, dễ bị mềm nhũn. Điều này làm ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của món ăn. Vì thế, để nấm nhanh chín và giữ được trọn vẹn hương vị nên nấu ở nhiệt độ cao nhé!

Nấm không được nấu bằng nồi nhôm

Các thành phần của nấm mèo khi tiếp xúc với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả sang màu thâm đen. Vì thế, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho món ăn, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để chế biến nấm mèo.

Sử dụng lượng dầu ăn vừa phải

Cũng giống như các loại nấm khác, nấm mèo có đặc tính hút chất lỏng. Vì thế, nếu bạn dùng quá nhiều dầu ăn trong lúc chế biến, nấm sẽ hút hết lượng dầu mỡ và khiến bạn bị đầy bụng khi tiêu thụ chúng.

Phải nấu chín hoàn toàn trước khi dùng

Nấm mèo chưa chín hoàn toàn có thể còn chứa nhiều loại vi khuẩn và các thành phần gây hại cho sức khoẻ. Vì thế trước khi chế biến, bạn nên đem luộc sơ trong khoảng 5 – 10 phút. Như thế sẽ đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của gia đình.

Phải nấu chín hoàn toàn nấm mèo trước khi dùng tránh gây hại cho sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng từ nấm mèo tươi và nấm mèo khô

Xét về hàm lượng dinh dưỡng, cả nấm mèo tươi và nấm mèo khô đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên, trong nấm mèo tươi có chứa 1 lượng lớn chất nhạy cảm với ánh sáng morpholine. Chất này gây ra tình trạng dị ứng khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì thế, để ngăn ngừa tình trạng trên, chúng ta nên ưu tiên chọn nấm mèo khô nha!

Tham khảo: Các mẹo nhà bếp hay

Bạn nghĩ sơ chế các loại nấm khô đơn giản là ngâm vào nước nóng một lúc là xong? Sai rồi, sai hết rồi!

  • Học ngay cách làm món nấm muối chua mới toanh này đảm bảo sẽ khiến bữa cơm ngày Tết càng thêm hấp dẫn
  • Ngày Rằm muốn ăn chay đơn giản thì thử ngay món mỳ nấm cay ngon hết cỡ này nhé!
  • Những sai lầm khi chế biến nấm, điều số 2 cực nhiều chị em mắc phải khiến món ăn không được ngon
  • Chế biến nấm hải sản theo cách này, hội chị em đang ăn kiêng có thể đá bay cơn thèm cơm mỗi tối nhờ hương vị mới lạ, thơm ngon ngây ngất!

Tết sắp tới gần, nhiều chị em sẽ mua đồ khô về nhà cất giữ vì bảo quản được lâu, hương vị nấm sau khi ngâm không thua kém gì đồ tươi. Các loại nấm khô phổ biến là nấm hương, mộc nhĩ, nấm tuyết được dùng để xào, hầm hay nấu canh chocác món ăn. Nhưng để sơ chế đồ khô đúng cách giúp nguyên liệu được sạch mà vẫn giữ được vị ngon nguyên bản thì không phải ai cũng biết. Vây nên, bạn hãy tham khảo cách sơ chế các loại nấm khô dưới đây nhé.

1. Mộc nhĩ [nấm mèo]

Trước hết ta cần rửa sạch cát bụi bẩn bám trên mộc nhĩ khô sau đó cho mộc nhĩ vào hộp hoặc bát, đổ nước ấm vừa phải [nóng khoảng 30-50 độ C] không dùng nước quá nóng vì sẽ làm nấm mất vị ngon và dinh dưỡng ban đầu. Sau đó thêm 1 thìa đường trắng và một thìa bột mì [hoặc muối nở] vào. Đậy nắp hộp rồi lắc nhẹ, để yên khoảng 3 phút sau đó rửa sạch lại dưới vòi nước rồi dùng chế biến món ăn thôi.

Bạn có thắc mắc tại sao lại thêm đường trắng trong quá trình ngâm mộc nhĩ không, thực tế thì ai cũng biết đường trắng dễ tan trong nước, sau khi đường tan trong nước sẽ thúc đẩy khả năng hút nước của nấm và khiến nấm hút nước và trở nên mềm hơn. Mặt khác, thêm đường cũng làm tăng vị ngon của nấm. Trong khi đó thêm bột mì vào sẽ làm cho các tạp chất, bụi bẩn bám trên nấm kết hợp với bột mì để giải phóng ra bên ngoài, giúp làm sạch nấm triệt để.

2. Nấm hương khô [nấm đông cô]

Cách ngâm nấm hương khô tương tự như ngâm mộc nhĩ. Lượng nước thêm vào nấm hương khô không nên quá nhiều. Sau đó cho 1 thìa bột mì và 1 thìa đường vào trộn đều giúp tăng khả năng hút ẩm của nấm hương. Ngâm nấm với đường trắng, mùi vị của nấm sẽ thơm và tươi ngon hơn, điều này chắc hẳn không nhiều người biết đến. Khi ngâm nấm hương, tốt nhất nên úp phần cuống nấm hương xuống để giúp loại bỏ hết tạp chất khi ngâm.

3. Nấm tuyết

Đầu tiên bạn rửa sạch nấm tuyết bằng nước sạch. Sau đó cho nấm tuyết vào bát nhưng úp cây nấm tuyết vào bát [phần gốc ngược lên trên] đổ lượng nước ấm thích hợp rồi thêm đường, bột mì vào khuấy đều tương tự như nấm hương và mộc nhĩ. Để nấm hút nước và nở ra hết thì rửa sạch rồi chế biến món ăn.

Trên đây là cách sơ chế 3 loại nấm phổ biến, nếu chỉ ngâm nước để cho nấm nở mềm thôi thì chưa đủ. Chỉ cần thêm một chút đường, bột mì và nước ấm sẽ làm cho nấm sạch, nở đều mà còn tăng vị thơm ngon hơn rất nhiều.

Chúc bạn làm được thật nhiều món ngon từ các loại nấm khô này nhé!

Học ngay cách làm món nấm muối chua mới toanh này đảm bảo sẽ khiến bữa cơm ngày Tết càng thêm hấp dẫn

Video liên quan

Chủ Đề