Địa lý du lịch có vai trò gì trong kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch

Ngành Du lịch đang trở thành một trong những ngành “ hot” hiện nay và thu hút sự quan tâm lớn của nhiều thí sinh. Vậy yêu cầu của Ngành Du lịch có khó không? Để tham gia học ngành Du lịch thì bạn cần những yếu tố gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ vấn đề này.

Tại sao ngành du lịch lại phát triển

Kinh tế xã hội ngày càng  phát triển dẫn theo đời sống vật chất của con người không ngừng nâng cao. Do đó, để hưởng thụ cuộc sống thì con người ta thường tìm đến các hoạt động giải trí, thư giãn hay đi tham quan, khám phá những nơi mới lạ trên khắp thế giới mà họ chưa từng đặt chân đến. Du lịch cũng là một hình thức để quảng bá đời sống văn hóa và phát triển cho cho các địa danh cũng như góp phần phát triển kinh tế cho đất nước. 

Chính vì vậy, ngành quản lý dịch vụ du lịch và lữ hành cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực, mở ra cơ hội việc làm lớn cho xã hội. Một số nghề du lịch phổ biến như là: hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour,….hay các dịch vụ đi kèm: kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp,…

Những yêu cầu của ngành Du lịch

Những yêu cầu của ngành Du lịch

Được xem như là một ngành phát triển mạnh mẽ, yêu cầu của ngành du lịch cũng chính là vấn đề quan tâm lớn của nhiều thí sinh muốn ứng tuyển ngành này. Vậy để trở thành một sinh viên ngành du lịch thì bạn cần những kỹ năng cơ bản như:

Có kiến thức và kỹ năng quản lý, tổ chức

Đầu tiên, để có thể làm về ngành du lịch thì bạn phải vốn hiểu biết lớn về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa cũng như ẩm thực của từng vùng miền, từng đất nước bởi những điều này sẽ góp phần quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa của những địa danh đó đến với những du khách.

Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý, tổ chức sắp xếp là kỹ năng không thể thiếu đối với người dẫn đoàn. Thông thường, mỗi chuyến đi sẽ được công ty lên kế hoạch chi tiết về địa điểm, thời gian, hoạt động,… để thể hiện sự chuyên nghiệp của những người làm du lịch. Điều này đòi hỏi người dẫn đoàn phải biết cách sắp xếp và lên kế hoạch thật tốt sao cho du khách có một chuyến trải nghiệm đầy thú vị.

Có kỹ năng giao tiếp tốt, phản ứng linh hoạt

Kỹ năng giao tiếp là một trong những yêu cầu của ngành du lịch mà bất cứ hướng dẫn viên nào cũng cần phải có. Với tính chất công việc là tiếp xúc, hướng dẫn và truyền tải trực tiếp cho du khách về những địa danh mà mình hướng dẫn thì giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với khách du lịch.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ và diễn ra theo đúng kế hoạch, sẽ có những lúc một trục trặc nào đó xảy ra buộc bạn phải ứng biến linh hoạt và thay đổi lịch trình để du khách không phải chờ đợi quá lâu vì người dẫn đoàn của họ không biết phải làm gì tiếp theo.

Phải thành thạo các loại ngôn ngữ

Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch tốt thì điều kiện kiên quyết không thể thiếu đối với bất kỳ hướng dẫn viên nào đó là khả năng ngoại ngữ. Kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập thế giới, du lịch Việt Nam đã và đang phát triển. Khách du lịch biết đến Việt Nam nhiều hơn với nhiều danh lam thắng cảnh cũng như các địa điểm du lịch hấp dẫn. Vì vậy với vốn ngoại ngữ tốt bạn sẽ có nhiều ưu thế hơn so với những hướng dẫn viên không có vốn ngoại ngữ. Biết được càng nhiều ngôn ngữ khác nhau [ Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Hàn, Tiếng Pháp,…..] sẽ càng tạo nên lợi thế cho bạn trong ngành du lịch. 

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng của hướng dẫn viên du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung có vai trò hết sức quan trọng. Bởi nhiệm vụ chính của người hướng dẫn viên là truyền tải thông tin đến du khách. Một hướng dẫn viên du lịch giỏi là người biết nắm bắt tâm lý du khách từ đó dựa vào kỹ năng thuyết trình của mình truyền cảm hứng đến cho khách. Nếu bạn chỉ đơn thuần truyền tải thông tin theo những nội dung có sẵn được chuẩn bị trước thì chỉ đem đến sự nhàm chán cho du khách.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Làm chủ được cảm xúc

Một trong những yêu cầu của ngành Du lịch là làm chủ cảm xúc. Là một người hướng dẫn viên du lịch, mỗi chuyến đi bạn phải tiếp xúc với hàng chục vị khách khác nhau và bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Không phải du khách nào cũng hài lòng với bạn, vì vậy bạn luôn phải giữ cho mình một tâm trạng vui vẻ, thoải mái để phục vụ du khách được tốt nhất.

Trong bất cứ trường hợp nào xảy ra, bạn luôn phải giữ điềm tĩnh và giữ thái độ lịch sự với du khách. Bạn phải tạo cho du khách một sự an tâm và thích thú khi đồng hành cùng bạn. Đây chính là một trong những kỹ năng cần thiết của mỗi hướng dẫn viên.

Biết cách quan sát

Mỗi chuyến tour là mỗi hành trình mới đầy thú vị và tươi mới. Và kỹ năng quan sát là kỹ năng không thể thiếu ở bất kì hướng dẫn viên nào. Nếu bạn là một người giỏi quan sát, bạn sẽ cảm thấy ở mỗi chuyến đi sẽ có hàng chục nét biểu cảm khác nhau. Mỗi du khách với những nét biểu cảm không giống nhau. Việc nắm bắt được những cảm xúc của khách sẽ giúp bạn biết cách làm như thế nào để thay đổi cảm xúc của họ theo hướng tích cực hơn.

Ứng biến trong mọi tình huống

Mọi kế hoạch có hoàn mỹ đến đâu thì trong quá trình trải nghiệm thực tế không thể tránh khỏi những phát sinh không đáng có. Vì vậy, kỹ năng ứng biến trong mọi tình huống sẽ giúp người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế và họ biết cách làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro ít nhất có thể khi có những sự cố ngoài mong đợi.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về những yêu cầu của ngành Du lịch. Nếu bạn là một người năng động, đam mê du lịch thì ngành Du lịch là một gợi ý tốt dành cho bạn. Chúc bạn có thể tìm được hướng đi phù hợp với bản thân. Ngoài ra để biết thêm thông tin về quản trị du lịch và lữ hành ra làm gì để có lựa chọn cho bản thân mình nhé!

Kinh doanh lữ hành [tiếng Anh: Travel Trade] là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch, quảng cáo và bán các chương trình này, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

Hình minh hoạ [Nguồn: bworldonline]

Khái niệm

Kinh doanh lữ hành trong tiếng Anh được gọi là Travel Trade.

Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. 

Kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. 

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ 3 điều kiện. 

Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ 5 điều kiện. 

Vai trò 

- Vai trò đối với cầu du lịch

Tiết kiệm được thời gian lẫn chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức sắp xếp, bố trí các tuyến du lịch cho khách du lịch khi mua chương trình du lich.

Khách du lịch sẽ thừa hưởng được những kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia tổ chức du lịch của các công ty lữ hành, đem lại những chuyến du lịch thú vị và bổ ích.

Hưởng được một mức giá hấp dẫn cho khách du lịch khi mua các chương trình du lịch trọn gói. Du khách chỉ phải trả một khoản chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí mà họ bỏ ra để tự lo liệu

Doanh nghiệp lữ hành giúp du khách phần nào cảm nhận được sản phẩm trước khi đi đến quyết định mua và thực sự tiêu dùng nó. Khách du lịch sẽ phần nào cảm thấy yên tâm và hài lòng khi ra quyết định.

- Vai trò đối với cung du lịch hoặc các đơn vị cung ứng du lịch

Cung cấp những nguồn khách lớn ổn định và có kế hoạch.

Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ các hoạt động quảng cáo, khuếch trương cũng như thăm dò nhu cầu du khách của các hãng lữ hành.

Các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xẩy ra với các công ty lữ hành thông qua các bản hợp đồng đã được kí kết. 

Phân loại kinh doanh lữ hành

- Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra sản phẩm có các loại kinh doanh đại lí lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.

- Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động có các loại kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.

[Theo Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành - Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương]

- Căn cứ vào qui định của Luật du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 14 tháng 6 năm 2005, có các loại:

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài

+ Kinh doanh lữ hành nội địa

[Tài liệu tham khảo: Lí thuyết về phát triển sản phẩm du lịch của công ty kinh doanh lữ hành, ĐH Duy Tân]

Diệu Nhi

Video liên quan

Chủ Đề