Hướng dẫn sử dụng flycam Mavic Mini 2

Khi sỡ hữu một chiếc Mavic mini thì việc đầu tiên phải làm trước khi bay đó chính là "Active" Flycam Mavic mini và tay cầm điều khiển của flycam nhằm cập nhật phần mềm và các tính năng mới nhất của nó. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết làm thế nào thì Jola sẽ hướng dẫn bạn cách kích hoạt Mavic mini bằng clip dưới đây.


Return to Home là một tính năng an toàn hữu ích của máy bay không người lái của DJI, tuy nhiên, đôi khi cách hoạt động của nó bị hiểu sai , và một số tai nạn không đáng có xảy ra với các phi công . Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét sâu hơn về nó là gì và nó hoạt động như thế nào. Đây là một tính năng cần được chú ý nhằm giúp Drone của bạn an toàn và giảm thiểu những tai nạn không mong muốn .

Có 3 Loại Return to Home

Pin Yếu RTH
Như tên gọi của nó cho thấy, RTH này được kích hoạt khi pin thông minh của chuyến bay bị cạn kiệt đến mức nó có thể ảnh hưởng đến sự trở lại của máy bay. Khi điều này xảy ra, một lời nhắc sẽ xuất hiện trên màn hình của bạn trong ứng dụng DJI GO / 4 và máy bay không người lái sẽ tự động bắt đầu lên đến độ cao RTH được đặt và quay trở lại nếu không có hành động nào được thực hiện sau khi đếm ngược 10 giây. Nếu pin yếu, máy bay không người lái sẽ tự động hạ cánh và phi công sẽ không thể hủy bỏ điều này. Loại RTH này là loại mà bạn tốt nhất nên tránh, giống như phi công của máy bay không bao giờ muốn rơi vào tình huống nguồn pin bắt đầu cạn kiệt và nhấp nháy.

Failsafe RTH
Failsafe RTH xảy ra khi máy bay không người lái của bạn mất tín hiệu trong 3 giây khi sử dụng bộ điều khiển từ xa hoặc 20 giây nếu sử dụng Wi-Fi. Khi có vấn đề xảy ra thì có 3 lý do phụ thuộc sau đây .

Thứ nhất, nếu bạn đã setup RTH trước đó thì sau khi mất tín hiệu nó sẽ lên đến chiều cao RTH thiết lập và bắt đầu bay trở lại điểm Home , và một khi bạn nhận được tín hiệu trở lại, sau đó bạn có thể hủy bỏ nó.

Thứ hai, nếu bạn đã đặt nó thành Hover thì máy bay của bạn sẽ chỉ chuyển động ở vị trí hiện tại của nó, vì vậy bạn có thể đi về phía nó và thiết lập lại tín hiệu của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thiết lập lại tín hiệu của bạn và pin RTH được kích hoạt thì máy bay không người lái sẽ trở về điểm Home hoặc đáp đất  tùy thuộc vào cài đặt Pin RTH của bạn.

Thứ ba, nó có thể được thiết lập để hạ cánh, do đó, nó sẽ chỉ hạ cánh ở vị trí hiện tại của nó.

RTH Thông Minh
Đây là người dùng đã kích hoạt RTH khi bạn nhấn nút RTH trên điều khiển từ xa hoặc trong ứng dụng. Một khi nút đã được kích hoạt máy bay không người lái sẽ tự động bay ngược trở về điểm Home. Nó có thể được dừng lại bất cứ lúc nào bằng cách nhấn nút Flight Pause Button trên bộ điều khiển từ xa hoặc bằng cách nhấn biểu tượng Pause trong ứng dụng. Nếu bạn đang bay Phantom 4 Pro hoặc Advanced, thì máy bay sẽ quay lại đường bay của nó trong 30 giây trước khi nó bắt đầu bay lên và bay thẳng về phía bạn. Một điều đáng ghi nhớ là nếu máy bay không người lái của bạn cách bạn chưa đến 20 mét khi bạn nhấn nút RTH thì nó sẽ hạ cánh ngay tại đó .Nếu vùng hạ cánh nguy hiểm thì nó sẽ cố gắng tìm nơi an toàn hơn để hạ cánh hoặc chỉ ở chế độ Hover ở gần mặt đất cho đến khi phi công điều khiển và hạ cánh thủ công.

Cài Đặt RTH Trong DJI GO / 4

Bây giờ chúng ta đã xem xét các loại hình khác nhau của Return Home của DJI, hãy xem cách cài đặt RTH trong DJI Go / 4

Tính năng định vị cần được bật để 2 tính năng Landing Protection và Precision Landing hoạt động . Lý do thực sự duy nhất để tắt tính năng này là nếu bạn có kế hoạch bay trên một bề mặt hiểm trở  , môi trường phản chiếu ánh sáng như mặt nước , hoặc nơi làm nhiễu hệ thống định vị .

Landing Protection là một thiết lập hữu ích , máy bay không người lái sẽ quét mặt đất trước khi nó hạ cánh để đảm bảo có an toàn để hạ cánh không . Nếu nó không phù hợp, máy bay sẽ cố gắng tìm một khu vực hạ cánh phù hợp.

Precision Landing là khi máy bay không người lái sau khi cất cánh và chụp ảnh vùng hạ cánh của nó để đảm bảo chính xác vị trí  khi nó quay lại hình ảnh khớp với cảm biến mà nó đã lưu .

RTH Kiểm Tra Chướng Ngại Vật có nghĩa là máy bay không người lái của bạn sẽ kiểm tra chướng ngại vật trong thiết lập RTH của nó và nếu nó phát hiện chướng ngại vật sẽ tự động tránh . Nếu bạn đã bật cài đặt này, điều đó có nghĩa là máy bay của bạn sẽ vẫn kiểm tra ngay cả khi bạn đã vô hiệu hóa Tránh chướng ngại vật máy bay .

Tất cả các cài đặt này được bật theo mặc định và bạn nên luôn bật các cài đặt này. Bạn nên kiểm tra thường xuyên là đã không vô tình tắt bất kỳ thứ gì trong số đó. Tuy nhiên, Spark là một ngoại lệ  vì nó không có các cài đặt này, nhưng thay vào đó chỉ có một thiết lập "Sensor State", có thể chỉ bật hoặc tắt cảm biến.

Làm thế nào để sử dụng tính năng Return Home ?
Trước tiên, bạn cần phải kết nối Điểm Home của bạn với ít nhất 10 liên kết định vị GPS . Điểm Home của bạn có thể là vị trí của máy bay trước khi cất cánh hoặc có thể là nơi điều khiển từ xa của bạn, kiểm tra xem nó có chính xác hay không. Cuối cùng, hãy đảm bảo bạn đặt độ cao RTH của mình cao hơn bất kỳ thứ gì trong khu vực. Thông thường, đặt nó ở 100 mét là đủ, trừ khi bạn đang bay trong thành phố hoặc có công trình cao . Bây giờ RTH của bạn được kích họat để máy bay của bạn hoạt động an toàn nhưng tốt nhất bạn nên điều khiển thủ công cho máy bay trở về nếu máy bay của bạn còn trong tầm kiểm soát .

Một lần nữa đáng chú ý là Spark có một chút khác biệt với cách thức hoạt động của Return to Home của DJI. Khi RTH của Spark được kích hoạt,với RTH ở chế độ " Tuỳ chọn độ cao " bị tắt [cài đặt mặc định trong DJI GO 4]  máy bay không người lái nằm trong khoảng từ 3 mét đến 20 mét tính từ điểm Home của nó thì máy bay không người lái sẽ tự động hạ cánh . Nếu " Tuỳ chọn độ cao " được bật, thì Spark sẽ không bay lên cao nếu đã ở độ cao từ 2,5m trở lên, nhưng nếu dưới 2,5m thì nó sẽ bay lên tới 2,5m trong thời gian RTH của nó. Cuối cùng, nếu Spark cách xa hơn 20m mét, thì nó sẽ lên đến độ cao RTH được thiết lập trước khi trở về nhà.

Một điều cuối cùng bạn cần lưu ý trong RTH của Spark là nếu nó cách xa hơn 100 mét thì máy bay sẽ trở về nhà với tốc độ 10m / s và không thể tránh chướng ngại vật. Nếu RTH được sử dụng cách đó chưa đầy 100 mét thì tính năng "Obstacle Avoidance" sẽ được kích hoạt, và Spark sẽ tránh chướng ngại vật nếu điều kiện ánh sáng đủ.

DJI’s Return to Home là một tính năng hiệu quả có thể cứu máy bay không người lái của bạn trong trường hợp mất tín hiệu hoặc pin yếu, nhưng bạn cần đảm bảo thiết bị được thiết lập đúng để đảm bảo tài sản .

Cám ơn cám bạn đã quan tâm đến bài viết . Theo dõi các bài viết tại link : //flycampro.vn/blogs/all/tagged/support

Hay Fanpage : //www.facebook.com/FLYCAMPRO.vn/

Nếu bạn vừa mới quyết định “xuống” tiền mua cho mình một chiếc flycam thì xin chúc mừng, bạn đã hoàn thành bước đầu tiên trước khi đặt chân khám phá một thế giới hết sức thú vị. Một thế giới tự do thể hiện sự sáng tạo, góc nhìn cá nhân mà không bị tri phối bởi trọng lực, một thế giới cho bạn thỏa sức bay lượn trên bầu trời theo bất kỳ cách nào bạn muốn.

Bạn có thể xem video hướng dẫn bay flycam chi tiết dưới đây.

Hướng dẫn bay Flycam cho người mới bắt đầu

Tôi biết, việc sở hữu flycam có thể sẽ khiến bạn phấn khích và muốn trải nghiệm nó ngay lập tức, nhưng hãy khoan cái sự sung sướng đó lại một chút. Nếu bạn không muốn chiếc máy bay của mình gặp phải sự cố đáng tiếc, trước khi bắt đầu, hãy dành ra một khoảng thời gian tìm hiểu về cách kiểm soát, các quy định an toàn bay, cũng như các chế độ bay có sẵn trong máy.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những điều một người mới bay cần phải để ý và hướng dẫn bay flycam trong trường hợp cụ thể.

Hãy dành vài phút để làm quen với chiếc flycam của bạn. Tìm hiểu về các chế độ điều khiển, các cài đặt và khám phá hiệu suất cũng như thời gian hoạt động. Bạn cũng nên nghiên cứu về một số quy tắc và các giới hạn bay khi điều khiển thiết bị bay hoạt động trong khu vực của mình.

Hiện nay, có khá nhiều flycam cung cấp các chế độ dành cho người mới bắt đầu, nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng làm quen và bay theo cách an toàn nhất.

Mặc dù các bộ điều khiển có thể khác nhau về hình dạng và kích thước nhưng về chức năng cơ bản chúng đều giống nhau. Chúng ta sẽ xem xét các bộ điều khiển của dòng flycam thông dụng như Mavic, Phantom và Spark.

Cần điều khiển bên trái sẽ giúp kiểm soát flycam theo phương thẳng đứng. Nếu bạn đẩy cần lên hoặc xuống, khi đó thiết bị sẽ thay đổi độ cao. Còn nếu bạn đẩy cần sang trái hoặc phải, thiết bị của bạn sẽ xoay quanh vị trí theo chiều tương ứng.

Ngược lại, cần điều khiển bên phải sẽ giúp kiểm soát flycam theo phương nằm ngang [hướng chuyển động]. Các thao tác đẩy cần điều khiển lên, xuống, trái và phải sẽ tương ứng với việc flycam di chuyển về phía trước, phía sau, sang trái và sang phải.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có một số nút điều chỉnh hệ thống camera gimbal. Các nút này cho phép bạn quay video, chụp ảnh, nghiêng hoặc xoay máy ảnh. Bạn cũng nên tìm hiểu các phím này trước khi bay.

Về cơ bản, thiết kế bộ điều khiển khá trực quan và dễ vận hành. Chỉ cần nhớ vị trí và hướng nào là hướng phía trước của máy bay để không bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Hơn hết, hãy giữ thiết bị của bạn ở chế độ GPS trong khi bay để nó có thể di chuyển và duy trì vị trí nếu chẳng may gặp sự cố về việc kết nối với bộ điều khiển.

Khi đã thành thạo các thao tác điều khiển và sẵn sàng để bay, bước quan trọng tiếp theo là nghiên cứu môi trường xung quanh. Khi đến một địa điểm mới, hãy luôn dành một phút để quan sát địa hình xung quanh. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo quá trình cất cánh và bay trên không sẽ không gặp những tình huống bất ngờ xảy ra.

Ghi nhớ vị trí của các tòa nhà, cây cối và đường dây điện để bạn có thể bay một cách an toàn. Vì một số lý do an toàn, hãy luôn kiểm tra các quy tắc, quy định bay và vùng cấm bay của địa phương nếu bạn không muốn gặp rắc rối.

Trước mỗi chuyến bay, hãy chú ý đến địa hình và chuẩn bị thật kĩ cho các điều kiện thời tiết có thể xảy ra. Mưa, gió và nhiệt độ đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động bay.

Nếu có vẻ như trời sẽ mưa, tốt nhất bạn nên hoãn chuyến bay của mình. Nước mưa không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử mà còn có thể cản trở tầm nhìn và tín hiệu truyền dẫn. Giống như mưa, gió và nhiệt độ cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của flycam. Ngoài ra, luôn theo dõi mức dung lượng pin để bạn có đủ thời gian quay lại và hạ cánh an toàn.

Dưới đây là danh sách các công việc cần thiết trước khi bắt đầu một trải nghiệm mới.

  • Kiểm tra tình trạng vật lý của flycam. Tìm các dấu hiệu mòn hoặc vết nứt trên cánh quạt.
  • Kiểm tra các quy tắc và quy định cho khu vực bạn định bay đến.
  • Đảm bảo rằng pin đã được sạc và có đủ năng lượng cho chuyến bay.
  • Kiểm tra xem bộ điều khiển và flycam có được kết nối đúng cách. Các tín hiệu GPS luôn được đảm bảo.
  • Chú ý đến các điều kiện thời tiết.
  • Kiểm tra xem khu vực xung quanh flycam của bạn có đủ điều kiện thoáng đãng để cất cánh và hạ cánh hay không? Chú ý tránh những nơi có nhiều vật cản.
  • Kiểm tra tín hiệu kết nối giữa camera với bộ điều khiển. Nếu tín hiệu ổn định và bạn thấy được những gì camera có thể nhìn thấy thì chuyến bay của bạn sẽ an toàn hơn.
  • Đảm bảo luôn gắn thẻ nhớ trong flycam nếu bạn có ý định chụp ảnh hoặc quay video.
  • Thông báo cho bất kỳ ai đang ở gần rằng bạn sắp cất cánh.
  • Giám sát, cài đặt các chế độ ngay cả khi bạn đang bay.

Sau khi đã nắm vững được tất cả những điều cần thiết để có một chuyến bay an toàn. Tôi xin hướng dẫn các bạn cách điều khiển một chiếc flycam thực tế một các đơn giản nhất. Thiết bị được sử dụng trong bài viết là chiếc DJI Mavic Air 2, đồng thời sử dụng ứng dụng DJI Fly để kết nối và điều khiển chiếc flycam này.

Ứng dụng DJI Fly còn được dùng để điều khiển các dòng sản phẩm như DJI Mavic Mini và DJI Mini 2. Đối với những flycam như Mavic 2 Pro, Mavic 2 Zoom, Mavic Air, Spark, Phantom 4, Inspire 2, Mavic Pro, Matrice 200 hoặc 210 chúng ta sử dụng ứng dụng DJI Go 4. Với những chiếc flycam cũ hơn, chúng ta sẽ dùng DJI GO. Cách kết nối cũng tương tự nhau.

Thông thường, một bộ điều khiển sẽ được trang bị hai cần điều khiển tháo rời. Bạn hãy lắp các thanh này vào đúng vị trí của nó trước khi sử dụng. Khởi động bộ điều khiển bằng cách nhấn một lần nút nguồn để hiển thị tình trạng pin. Nhấn và giữ tiếp nút nguồn cho đến khi bốn vạch đèn chạy hết và bộ điều khiển phát ra một tiếng kêu.

Chuẩn bị trước dây kết nối để kết nối giữa điện thoại với bộ điều khiển. Dây mặc định trên tay cầm sẽ là dây Lightning cho iPhone/iPad, trong bộ phụ kiện kèm theo sẽ có một dây USB-C cho những máy Android đời mới, và một dây Micro-USB cho máy Android đời cũ. Sau đó, gắn điện thoại lên giá đỡ và cắm dây kết nối giữa hai thiết bị.

Việc đầu tiên cần làm trước khi bay là các bạn phải tháo bỏ lớp vỏ bảo vệ gimbal camera. Tiếp đến, chúng ta sẽ tiến hành lắp cánh máy bay vào trục động cơ. Đối với một số dòng phổ thông, chân cánh có khả năng gấp gọn, hãy mở rộng nó trước khi lắp cánh.

Thao tác lắp cánh cũng cần phải được thực hiện đúng. Với những chiếc DJI Mavic Mini, Mini 2 cánh sẽ được lắp sẵn. Còn với chiếc Mavic Air 2 và các flycam khác, trước khi lắp chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

  • Mỗi bộ cánh sẽ được phân biệt theo kí hiệu [A, B] hoặc theo màu [Trắng, Đen]. Các kí hiệu này sẽ tương ứng với kí hiệu có trên trục động cơ. Dựa vào đó, chúng ta cần ráp nối theo đúng kí hiệu này.
  • Khi lắp cánh, chúng ta cần ấn xuống và giữ, sau đó xoay trục động cơ sang bên phải để khóa cánh, rồi bỏ tay ra. Thực hiện tương tự với các cánh còn lại

Sau khi tiến hành lắp cánh, chúng ta cần bật nguồn máy bay. Việc bật nguồn máy bay cũng tương tự như tay cầm. Bạn nhấn một lần để hiển thị dung lượng pin, nhấn và giữ để khởi động. Sau một tiếng kêu phát ra, flycam của bạn đã sẵn sàng hoạt động.

Bước tiếp theo đó chính là kết nối. Lúc này trên điện thoại, các bạn hãy vào ứng dụng tương thích như đã nói ở phía trên. Chọn “Connect Aircraft”. Sau đó tiếp tục chọn dòng flycam của bạn.

Trong lần sử dụng đầu tiên, bạn cần thực hiện liên kết [PAIR] giữa bộ điều khiển với máy bay. Lúc này, trên màn hình xuất hiện một đoạn hướng dẫn, sau đó một dòng chữ “Unable to connect aircraft” sẽ hiện ra. Các bạn chọn vào đó, tiếp đến nhấn chữ “PAIR”, đồng thời trên máy bay chúng ta cũng nhấn giữ nút nguồn đến khi máy bay phát ra tiếng kêu báo hiệu việc kết nối thành công.

Chọn Connect Aircraft để kết nối
Chọn dòng flycam mà bạn đang sử dụng
Dòng chữ “Unable to connect aircraft” sẽ xuất hiện sau một vài giây
Tiếp tục nhấn PAIR để kết nôi

*Lưu ý: Khi sử dụng ứng dụng DJI FLY, các bạn cần đăng ký tài khoản, và cho phép ứng dụng sử dụng vị trí, cũng như quyền truy cập ảnh và video. Nếu không có tài khoản, các bạn sẽ chỉ được phép bay ở độ cao tối đa là 50m.

Trước khi bắt đầu bay, các bạn cần chọn một nơi có không gian mở, rộng rãi, ít vật cản. Đặt máy bay tại vị trí bằng phẳng và hướng đuôi máy bay về phía bạn.

Nói sơ qua về bộ điều khiển, chúng ta sẽ có các nút bấm cơ bản như sau:

  • Hai cần joystick để điều hướng máy bay.
  • Nút Return To Home [RTH], nhấn giữ để máy bay quay về điểm xuất phát.
  • Nút Function [Fn] cho phép gán những chức năng khác, mặc định nhấn một lần là đặt gimbal về trung tâm, hai lần liên tiếp là bật đèn led hạ cánh.
  • Nút quay phim, chụp ảnh
  • Bánh xe điều chỉnh góc lên/xuống của camera

Với các bộ điều khiển cao cấp còn có thêm một vài phím chức năng mở rộng.

Bạn cũng cần lưu ý đến một số điều trước khi bay, đó là phải kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị. Hãng luôn đưa ra cảnh báo cho người dùng trên màn hình điện thoại. Ví dụ như: “GPS chưa đủ, máy bay sẽ không giữ được vị trí. Hãy bay cẩn thận”.

Khi cất cánh tín hiệu GPS nên được ổn định, điểm Homepoint phải đúng, tránh trường hợp nhận sai Homepoint sẽ khiến flycam quay về sai vị trí. Bạn có thể tham khảo lại “Checklist trước khi bay” trong phần đầu tiên của bài viết.

Để cất cánh, các bạn có hai cách. Một là trên màn hình, chúng ta sẽ nhấn và giữ nút take off, máy bay sẽ tự động bay lên. Hai là các bạn gạt 2 cần Joystick về góc 45 độ vào phía trong, khi đó động cơ máy bay sẽ hoạt động. Sau khi cất cánh, chúng ta bắt đầu nâng dần độ cao bằng cách đẩy cần bên trái về phía trước. Lúc này, hệ thống sẽ tự động update lại vị trí độ cao của điểm Homepoint và thông báo trên màn hình.

Cất cánh bằng nút bấm trên màn hình
Cất cánh bằng bộ điều khiển

Sau khi cất cánh, bạn hãy làm quen với các chuyển động của flycam thông qua bộ điều khiển. Cần bên trái sẽ điều khiển máy bay theo phương dọc, và cần bên phải sẽ điều khiển hướng đi của máy bay theo phương ngang. Ngoài ra, bạn cũng tập làm quen với bánh xe điều chỉnh góc quay của camera.

Để hạ cánh, các bạn điều khiển flycam đến khu vực muốn hạ cánh và giảm độ cao, đến khi máy bay xuống đến độ cao nhất định, nó sẽ trở về trạng thái hạ cánh. Hoặc các bạn cũng có thể nhấn nút hạ trên màn hình, sau đó nhấn và giữ đến khi hệ thống nhận lệnh, máy bay sẽ tự động hạ cánh.

Ngoài ra, khi bay quá xa, các bạn không thấy được máy bay đang ở đâu để hạ cánh, hãy nhấn giữ nút RTH để may bay quay về điểm cất cánh. Lưu ý, bạn phải đảm bảo tín hiệu GPS trong tình trạng tốt nhé.

Với một chút kế hoạch và sự chuẩn bị kĩ lưỡng, việc điều khiển một chiếc flycam có thể được thực hiện một cách an toàn. Khi đã thành thạo, các thao tác kiểm soát cũng trở nên thoải mái hơn, việc bay cũng sẽ tự nhiên hơn. Chiếc flycam của bạn cũng từ đó mà truyền cảm hứng cho các dự án sáng tạo, mang đến góc nhìn mới và mở ra những khả năng vô hạn mà con người khó mà đạt được.

Video liên quan

Chủ Đề