Cách thay nước cho bể thủy sinh mới setup

Lắp đặt bể cá thủy sinh trong nhà được coi là thú vui tao nhã của không ít người. tuy nhiên việc chăm sóc bể cá thủy sinh như thế nào cho đúng lại là điều mà không phải ai cũng biết. Để làm rõ vấn đề này, Royallandscape sẽ tư vấn giúp bạn những kỹ thuật sau.

Chăm sóc bể cá thủy sinh mới setup

Tháng đầu tiên sau khi lắp đặt bể cá là thời gian khó khăn nhất vì môi trường nước của bể cá chưa ổn định, cây, cá chưa thích nghi với nước mới, độ dinh dưỡng trong bể cũng chưa được cân bằng… nên đòi hỏi người chơi bể cá phải có sự chăm sóc bể cá cảnh của mình tỉ mỉ, cẩn thận.

Để xóa đi những nỗi lo này, bạn cần làm theo một số điều sau:

- Máy lọc hoạt động liên tục, 24/24 để loại bỏ cặn bẩn và giúp vi sinh phát triển tụ nhiên, tạo nền tảng cho quá trình lọc nước sau này. Dòng nước được tạo ra từ máy lọc cũng giúp cho các loại cây thủy sinh ưa dòng chảy phát triển tốt hơn, thuận lợi hơn.

- Ánh sáng: Tổng thời gian cung cấp ánh sáng cho bể cá thủy sinh tối thiểu từ 8 tiếng và tối đa là 12 tiếng mỗi ngày. Tuần đầu tiên nên giảm ánh sáng còn 50% tổng công suất chiếu sáng của cả bể. Đến tuần thứ 2, bạn cần tăng dần cường độ chiếu sáng cho bể.

Cách làm này giúp cho cây thủy sinh trong bể cá cảnh thích nghi dần với môi trường nước và dễ bám rễ vào nền bể hơn. Bên cạnh đó, bể mới thường có nhiều dinh dưỡng, nếu nếu chiếu sáng mạnh thì rêu có hại sẽ phát triển quá mức làm bể cá thủy sinh nhanh xuống cấp.

- Thay nước: thay nước sẽ giúp loại bỏ bớt lượng dinh dưỡng dư thừa trong bể mới, tạo môi trường tốt cho cá và làm cho nước trong sạch hơn.

Chăm sóc bể cá thủy sinh đang hoạt động ổn định

- Ánh sáng: Khác với bể cá mới setup, bạn nên chia thời gian chiếu sáng thành 2 giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo thời gian tối đa nhằm ngừa tảo hại phát triển. Bạn nên sử dụng ổ cắm hẹn giờ cho hệ thống chiếu sáng của bể để đảm bảo lượng chiếu sáng phù hợp nhất.

- Dinh dưỡng: Không chỉ với bể mới setup mà bể đang hoạt động ổn định cũng cần được bổ sung dinh dưỡng cho cây thủy sinh. Nên thường xuyên theo dõi để phát hiện cây bị bệnh hay những dấu hiệu của việc thiếu dinh dưỡng để có bổ sung kịp thời nhất.

- Thay nước: Cần thực hiện đều đặn để đảm bảo nước trong bể cá thủy sinh luôn trong và sạch. Không nên vượt quá 50% tổng lượng nước trong bể để môi trường của bể cá không bị xáo trộn, dẫn đến ảnh hưởng tới cá và các cây thủy sinh.

- Cắt tỉa cây: Việc làm này sẽ giúp cho cây có hình dáng bắt mắt hơn, tăng thêm phần sinh động cho bể cá thủy sinh nhà bạn.

- Cho cá ăn: Không nên cho cá ăn quá nhiều để tránh dư thừa thức ăn trong bể. Lượng thức ăn thừa này sẽ làm bể bị ô nhiễm, đục nước, lâu ngày sẽ gây bệnh cho cá. Nếu có thức ăn thừa trong bể bạn cần được vớt chúng ra ngay.

Trên đây là một số kỹ thuật để chăm sóc bể cá thủy sinh một cách tốt nhất. Ngoài ra để có những tư vấn cụ thể hay cần dịch vụ chăm sóc bể cá chuyên nghiệp, bạn có thể liên hệ với Royallandscape - Địa chỉ cung cấp và có dịch vụ trọn gói về bể cá cảnhbể cá thủy sinh... Chúng tôi đã làm hài lòng ngay cả với những vị khách khó tính nhất. Còn bạn thì sao?

[tintuc]
Bài viết này nằm trong loạt bài Hướng dẫn làm hồ thủy sinh từ A đến Z của Vinh Aqua. Bể mới làm xong, sẽ có những vấn đề bạn cần nhận biết. Đối với các bạn mới, nếu không được tư vấn kỹ, có thể khiến các bạn lo lắng hoang mang không biết mình có làm gì sai không? Bây giờ, tiếp tục tìm hiểu qua các câu hỏi mà người chơi thường thắc mắc.

Tại sao nước không trong, đục như nước vo gạo?



Không có gì phải lo lắng, đây là chuyện bình thường, ai set hồ cũng thấy hiện tượng như vậy, nước đục là do hệ vi sinh chưa hình thành, bạn duy trì chạy lọc 24/24. Tốc độ trong nước còn phụ thuộc vào loại phân thủy sinh bạn chọn, nếu sử dụng phân thủy sinh loại tốt, vài giờ sau đã thấy nước trong rất nhiều, có thể nhìn rõ cây. Dù bạn dùng phân thủy sinh loại bình dân hay loại tốt thì cứ kiên nhẫn chờ 2-4 ngày, nước sẽ trong thôi. Với những bạn chơi tự làm hồ thủy sinh mà không tìm hiểu kỹ, chọn lọc không phù hợp, chưa đủ công suất thì nước sẽ rất lâu trong, hoặc không thể trong nổi, không có gì phải lo lắng, nếu gặp trường hợp này thì tăng cường thêm lọc.
Nước sẽ đục với bể thủy sinh mới làm xong [ảnh Hoàng Tùng]

Nhớ là ngay ngày hôm sau nên thay nước, và cách 2 ngày thay một lần trong 2 tuần đầu tiên, thậm chí trong tháng đầu tiên. Không có con số cụ thể cho việc thay nước, chỉ biết rằng trong tháng đầu tiên bạn nên chăm thay nước. Có những người chơi thủy sinh có thời gian, họ làm như sau:   * Ngay sau khi làm hồ sau, hồ đầy nước, vệ sinh hồ và thay nước luôn thêm 1-2 lần nữa   * Qua ngày hôm sau tiếp tục thay nước   * Nếu siêng thì ngày nào cũng thay nước, hoặc cách 2 ngày 1 lần, duy trì đến khi nào chất lượng nước tốt hơn

Không có gì phải lo lắng khi hồ thủy sinh mới làm xong nước bị đục [ảnh Trịnh Phú Thái]

Có cách nào làm cho nước mau trong hơn không?

Thậm chí mỗi lần vệ sinh hồ, vệ sinh bộ lọc, người ta châm 1 ít để hệ vi sinh phát triển mạnh mẽ hơn.

Dung dịch bổ sung vi sinh Azoo Plus cho hồ thủy sinh
Như đã đề cập ở trên, nếu bạn không dùng chai bổ sung vi sinh thì cứ chạy lọc 24/24 vài ngày thì chất lượng nước sẽ tốt hơn.

Thay đổi vật liệu lọc để đạt chất lượng nước tốt và nhanh hơn



Nhiều người chơi khi mua lọc thùng đã có sẵn vật liệu lọc cơ bản, nhưng họ loại bỏ hết để thay thế bằng những vật liệu lọc đắt tiền của các hãng nổi tiếng để đạt hiệu quả cao hơn.

Những bạn mới chơi không tìm hiểu kỹ dễ có thể chỉ dùng duy nhất bông gòn cho một hồ tương đối lớn, ví dụ từ 60 cm trở lên, làm nước rất lâu trong, bạn nên tìm mua thêm vật liệu lọc.

Sao có cây cứ cong cong, héo héo, lá úa?

Như hình bên dưới, bạn thấy rằng cây Hồng Điệp khi mới được trồng vào hồ sẽ không mọc thẳng đứng, hơi cong, chưa được sung mãn lắm.

Cây thủy sinh sẽ không mọc thẳng đứng khi mới được trồng vào hồ

Cũng là chuyện bình thường, cứ kiên nhẫn chăm sóc chờ 1-2 tuần, bạn sẽ thấy những cây cong sẽ thẳng lên, những lá mới sẽ mọc ra.

Hãy dùng kéo thủy sinh cắt bỏ những lá quá già yếu, rách rưới.

Hãy dùng kéo thủy sinh chuyên dụng cắt tỉa những lá già úa
Rất nhiều bạn hỏi điều này, bạn nên biết rằng những hồ thủy sinh đẹp trên mạng mà bạn thấy, tất cả đều trải qua quá trình chăm sóc ít nhất là 1 tháng, đến khi hồ phát triển đẹp, người ta mới chụp hình chia sẻ cho bạn xem. Do đó, hãy kiên nhẫn.

Tại sao nên chăm thay nước thời gian đầu?

Lý do vì thời gian đầu khi bạn trồng cây, cây còn yếu, chưa bắt rễ, trong khi phân lại nhả nhiều dinh dưỡng, cây không hấp thụ, và nếu bạn chưa tối ưu CO2 hoặc không dùng CO2, sẽ dễ phát sinh rêu hại.

Bạn nên chăm thay nước bể thủy sinh của mình thời gian đầu khi mới làm xong hồ

Đến khi hồ đã phát triển ổn định, cây cối phát triển xanh tốt, bạn có thể giảm thời gian thay nước lại, mỗi tuần 1 lần chẳng hạn, nếu có thời gian thì 2 lần.

Rêu hại, rêu nâu xuất hiện quá nhiều, phải làm sao?

Một trong những điều làm các bạn mới chơi thủy sinh nản chí, bỏ thủy sinh là vấn đề rêu hại, nếu bạn không đủ kiến thức, rất dễ chán, bỏ và thanh lý bể luôn. Đừng lo lắng, chúng chỉ xuất hiện trong thời gian đầu, hãy bình tĩnh duy trì chế độ chăm sóc như thay nước, cắt tỉa, vệ sinh hồ. Dần dần chúng sẽ hết.

Khi nước trong, sau 1 tuần mới làm xong hồ chẳng hạn, bạn hãy thả những chú cá tép có xu hướng dọn dẹp bể, chúng sẽ phụ bạn dọn rêu hại, ví dụ cá otto, cá bút chì [mua size nhỏ], cá tỳ bà bướm, ốc Nerita. Lưu ý là không thể phó thác việc dọn dẹp bể cho cá, bạn cũng cần vệ sinh hàng tuần.

Có cách nào phòng ngừa rêu hại ngay từ lúc bắt đầu?

Chỉ 1 câu hỏi này nhưng có nhiều điều phải nói:

  * Bạn cần đầu tư linh kiện chuẩn, chuẩn ở đây là nên dùng đèn chuyên dụng cho thủy sinh, phân nền thủy sinh giàu dinh dưỡng, biết sử dụng và tối ưu CO2, lọc có dòng chảy tốt, nước mát

  * Chăm chỉ vệ sinh hồ

  * Bạn có thể trồng nhiều cây lên, những cây hút dinh dưỡng mạnh như các loại cắt cắm, chúng sẽ hút dinh dưỡng dư thừa, sau đó, khi hồ ổn định, bạn có thể nhổ bỏ bớt.

  * Chăm chỉ tìm hiểu các kiến thức về rêu hại, chăm sóc hồ thủy sinh

  * Tất nhiên vẫn duy trì chế độ chăm sóc đều đặn hàng tuần, thậm chí hàng ngày.

Xem thêm: Nhận biết và xử lý rêu hại trong hồ thủy sinh
Ai cũng gặp phải rêu hại khi chơi thủy sinh

Còn điều gì mà người mới chơi nên biết trong giai đoạn đầu mới làm xong hồ thủy sinh?

Trong quá trình chăm sóc bể, những việc người ta thường làm là thay nước, vệ sinh hồ, vệ sinh bộ lọc, cắt tỉa cây, trồng thêm cây. Thậm chí nếu thấy có điểm nào chưa vừa ý, người ta có thể nhổ bỏ cây để trồng cây khác.

[/tintuc]

Video liên quan

Chủ Đề