Cách thức nhận quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi: Người việt nam định cư ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất?

Xin chào luật sư. Luật sư cho em hỏi một vấn đề như sau: ông em mất, ông có để lại thừa kế cho em một miếng đất tại Việt Nam [miếng đất này đứng tên ông em trong sổ đỏ]. Hiện tại em đang định cư ở nước ngoài thì liệu em có được nhận thừa kế mảnh đất đấy không? Em không nắm rõ pháp luật nước mình quy định như thế nào về vấn đề này nên rất mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: Lê Hoàng Hậu

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho công ty Luật Phạm Law. Đối với câu hỏi của chị công ty Luật Phạm Law xin được tư vấn như sau:

– Luật Đất đai năm 2013;

  1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế là đất ở Việt Nam không?

Tại điểm d khoản 1 điều 179 Luật đất đai năm 2013 quy định:

“Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”

Theo đó, khoản 1 điều 186 Luật đất đai năm 2013 có nội dung như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Như vậy, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nếu có đủ điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam, bao gồm các điều kiện:

– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.

Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;

– Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh sau đây: Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; Vì lý do thiên tai; Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trong trường hợp không được nhập cảnh vào Việt Nam thì cá nhận người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ được hưởng phần giá trị của phần thừa kế đó thông qua việc mua bán hoặc tặng cho. Việc chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 186 Luật đất đai năm 2013:

Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

  1. a] Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  2. b] Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;
  3. c] Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.”

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Phạm Law về câu hỏi “Người việt nam định cư ở nước ngoài có được nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất?“. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Phạm Law để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

  • thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
  • chia thừa kế theo pháp luật

Tóm tắt câu hỏi: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam

[gửi từ chị Vũ Thị Nhung]

Xin chào Luật sư Phạm Law! Tôi có câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn từ Luật sư như sau: Năm 2008, tôi lấy chồng là người Nga, sau đó, tôi cùng chồng sang Nga sinh sống nhập quốc tịch Nga nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Hiện nay tôi muốn về Việt Nam mua đất, và nhà ở trên đất để có chỗ ở mỗi khi về Việt Nam. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi muốn mua nhà đất ở Việt Nam có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến hòm thư tư vấn của công ty Luật Phạm Law. Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Luật Đất đai năm 2013

Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014

Luật Nhà ở năm 2014

Nghị định số 43/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

2. Nội dung tư vấn

Đất đai – nhà ở không chỉ có ý nghĩa là một tài sản đối với hộ gia đình, cá nhân, mà còn là nơi sinh sống, nơi diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. Mỗi hộ gia đình, cá nhân đều mong muốn hướng đến có một thửa đất, một ngôi nhà thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình.

Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện quản lý đất bằng cách quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất… phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội từng thời kỳ. Để đảm bảo quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, Nhà nước thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đủ điều kiện. Vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam không? Là câu hỏi nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài băn khoăn khi muốn trở về Việt Nam mua đất.

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt nam và người gốc Việt nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” [khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch], và nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/07/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày 01/07/2009 người này phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được giữ quốc tịch Việt Nam.

Như vậy, theo như thông tin chị cung cấp, chị thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua đất, nhà ở tại Việt Nam.

Do đó, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai, người sử dụng đất được công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Và điểm d Khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: “đ] Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”

Theo đó, luật Nhà ở quy định nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán.

Như vậy, pháp luật quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với đất ở, và không được nhận chuyển quyền đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở.

Đối chiếu trường hợp của chị với những quy định của pháp luật nêu trên, chị có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Do đó, chúng tôi xin lưu ý với chị, khi làm hồ sơ công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hồ sơ sang tên quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, chị cần mang theo hộ chiếu Việt Nam [còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam] hoặc hộ chiếu nước ngoài, kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tich Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận thông tin chị là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trên đây là tư vấn của công ty TNHH tư vấn PhamLaw về Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất ở tại Việt Nam. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với bộ phận tư vấn thủ tục hành chính 1900 của công ty TNHH tư vấn PhamLaw. Để được tư vấn các dịch vụ quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Hãy đến với Công ty Luật Phạm Law để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

Rất mong nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề