Cách tính điểm đại học thang điểm 30

Trả lời:

Có 2 công thức tính điểm như sau:

a] Đối với tổ hợp môn không có môn chính

ĐX = [Môn1+Môn2 + Môn3] + Điểm ưu tiên Khu vực/Đối tượng [KV/ĐT]

b] Đối với tổ hợp môn  môn chính

 ĐX = [Môn chính x 2 + Môn2 + Môn3] x ¾

[làm tròn đến 2 chữ số thập phân]

 + Điểm ưu tiên KV/ĐT

Sau khi xác định xem mình đăng ký nguyện vọng vào ngành nào? Tổ hợp nào? Bạn áp dụng công thức a hoặc b ở trên vào ngành đó.

Ví dụ: Bạn Nguyễn Văn X đăng ký vào ngành "Kỹ thuật ô tô". Bạn tra cứu trong Phương thức tuyển sinh: //bit.ly/ptts_hust

P/S: Bạn có thể dùng "Ctrl + F" trên trình duyệt gõ từ khóa "ô tô" để tìm cho nhanh

  • Vậy công thức áp dụng là công thức b. Giả dụ bạn đăng ký bằng tổ hợp A00. Điểm thi dự kiến của bạn là: Toán 8, Lý 7, Hóa 6

=> Điểm xét tuyển của bạn = [8x2 + 7 + 6] x 3/4 + Điểm ưu tiên KV/ĐT

[Giả dụ điểm ưu tiên xét tuyển của bạn là 0.5 do bạn đã gửi Chứng chỉ IELTS 6.0 về trường ĐHBKHN trước ngày 14/6/2019] 

Lưu ý QUAN TRỌNG: Phải x3/4 để quy về Thang điểm 30

Vây công thức tính điểm xét tuyển của bạn X = [8x2 + 7 + 6] x3/4 [làm tròn đến 2 chữ số thập phân] + 0.5 = 21,75 + 0,5 = 22,25 điểm

Giả sử vẫn là bạn X ở trên, đăng ký thêm nguyện vọng vào ngành "Quản lý công nghiệp [EM2]"

Điểm xét tuyển của bạn X sẽ tính theo Công thức a. Và sẽ là: 

Điểm xét tuyển = 8 + 7 + 6 + 0.5 = 21,5 điểm

Giả sử vẫn là bạn X ở trên, bạn đăng ký thêm ngành Quản lý công nghiệp-Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - ĐH Northampton [Anh] thì cách tính điểm xét tuyển của bạn X là: 

Điểm xét tuyển = 8 + 7 + 6 + 0.5 = 21,5 điểm

1. Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

a. Đối với ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, các bạn có thể đơn giản tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét tuyển đại học 2021 = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có].

Trong đó:

- Điểm môn 1, môn 2, môn 3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

- Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

b. Đối vớicác ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, ngành thi năng khiếu. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3] x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, chúng ta quy về như sau:

Điểm xét đại học = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

2. Cách tính điểm xét tuyển đại học 2021 dựa trên kết quả học THPT

Để tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ, các bạn cần đọc kỹ thông tin tuyển sinh của từng trường đại học bởimỗi trường sẽ có cách tính điểm xét tuyển khác nhau. Dưới đây là 2 hình thức xét tuyển học bạ phổ biến nhất hiện nay:

- Hình thức 1:Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ [HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12] hoặc 3 học kỳ [HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12] hoặc cả năm lớp 12 [một số trường sẽ có mốc học kỳ xét điểm khác].

- Hình thức 2:Xét kết quả học tập [điểm tổng kết học tập].

Ngoài 2 cách tính điểm trên còn một số phương thức đặc biệt khác và cách tính sẽ dựa trên quy định của từng trường. Các phương thức này bao gồm: Xét điểm thi đánh giá năng lực, xét kết hợp điểm thi và điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế…

3. Một số lưu ý trong cách tính điểm thi đại học 2021

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, thí sinh sẽ được chọn đăng ký cả 2 bài thi tổ hợp. Theo đó, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Chẳng hạn, thí sinh có điểm thi tổ hợp KHTN là 5 điểm còn KHXH là 7 điểm thì sẽ lấy điểm bài thi KHXH để xét tốt nghiệp.

Các thí sinh thuộc hệ GDTX có thể dự thi cả bài thi ngoại ngữ để dùng kết quả bài thi này xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà mình muốn. Điểm thi ngoại ngữ không dùng để xét tốt nghiệp THPT nên sẽ không cần cộng khi áp dụng công thức tính điểm thi THPT quốc gia 2021.

Đối với các thí sinh đã đăng ký dự thi cả 2 bài thi tổ hợp thì bắt buộc phải thi cả 2 bài này. Nếu thí sinh bỏ một trong hai bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài thi và không được xét công nhận tốt nghiệp.

Để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì các thí sinh đã tốt nghiệp phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường đó.

Cuối cùng, về điểm liệt trong cách tính điểm thi THPT quốc gia 2021 điểm liệt của mỗi bài thi độc lập theo thang điểm 10,0 là 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn thành phần theo thang điểm 10,0 của các bài thi tổ hợp là 1,0 điểm.

Cách tính tổng điểm thi đại học có môn thi chính [quy định mới của Bộ], công thức tính điểm ưu tiên

Bộ Giáo dục vừa ban hành quyết định số: 2961/QĐ-BGDĐT ngày 14/8/2014, trong đó có Điều 2 về việc tính tổng điểm thi đại học 2014 đối với các ngành có quy định có môn thi chính. Cụ thể như sau:

Trích ý 1 của điều 2:
a] Xác định điểm xét tuyển của thí sinh có tính đến hệ số của môn thi chính [bằng tổng điểm của ba môn thi trong đó môn thi chính được nhân hệ số 2] và làm tròn theo quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;
b] Quy đổi điểm xét tuyển của thí sinh về hệ 30 điểm bằng cách lấy điểm xét tuyển của thí sinh được tính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhân với 3, chia cho 4 và làm tròn đến 02 chữ số thập phân;
c] Điểm xét tuyển của thí sinh là tổng điểm xét tuyển quy đổi về hệ 30 điểm [theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này] và điểm ưu tiên [khu vực, đối tượng nếu có] được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
Theo quy định này, điểm xét tuyển của thí sinh thi ngành có môn thi chính được quy về thang điểm 30 chứ không phải 40 như cách tính trước. Cụ thể tổng điểm thi đại học có môn thi chính như sau:

$\frac{3}{4}$.$[$Điểm-Môn-1 + Điểm-Môn-2 + Điểm-Môn-Chính x$2]$ + Điểm-Ưu-tiên

Ví dụ, một thí sinh ở KV2-NT [điểm ưu tiên là 1,0 điểm] thi khối D ngành ngôn ngữ Anh có quy định môn tiếng Anh là môn thi chính với số điểm lần lượt là: Văn: 6,5 ; Toán: 4,0; Tiếng Anh: 7,0 thì có tổng điểm như sau:

Tổng điểm $= \frac{3}{4}[6,5+4,0+7,0.2]+1=19,375$ và được làm tròn thành $19,38$ [đến 2 chữ số thập phân].Trước đó [ngày 8/8], Bộ GD đã đưa ra cách tính tổng điểm với điểm ưu tiên nhân 4 chia 3. Hầu hết các trường đã áp dụng cách này và đã xác định được danh sách thí sinh trúng tuyển. Nhiều trường đã gửi giấy báo đến tay các thí sinh. Cách tính này như sau:

$[$Điểm-Môn-1 + Điểm-Môn-2 + Điểm-Môn-Chính x$2]$ + $\frac{4}{3}$.[Điểm-Ưu-tiên]

Ví dụ, cũng với thí sinh trên thì tổng điểm của thí sinh này như sau:

Tổng điểm $= 6,5+4,0+7,0.2+\frac{4}{3}.1=25,83333333...$ và được làm tròn thành $25,83$ [đến 2 chữ số thập phân]. --- P/S: Theo cách tính mới, không biết Bộ sẽ lấy điểm sàn như thế nào? Chẳng hạn, khối D năm nay có điểm sàn ở mức thấp nhất là 13 điểm [các môn hệ số 1]. Vậy điểm sàn khối D có quy định môn thi chính là bao nhiêu? Ở đây, giả sử điểm sàn vẫn là 13 [trong thang điểm 30 theo cách tính mới của Bộ]. Có trường hợp xảy ra như sau: Thí sinh A ở KV2-NT [có điểm ưu tiên là 1,0] có điểm thi môn Văn là 1,0; môn Toán là 1,0 và môn Tiếng Anh là 9,0. Tổng điểm của thí sinh này là 12,0 điểm và nhỏ hơn điểm sàn. Như vậy là rớt. Nếu thí sinh này thi ngành có môn thi chính là tiếng Anh thì tổng điểm như sau:

$\frac{3}{4}[1,0+1,0+9,0.2]+1=16$

Như vậy là theo cách tính mới thì thí sinh này có tổng điểm vượt xa điểm sàn!

Video liên quan

Chủ Đề